Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua phát triển đào tạo nghề ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 59 - 64)

nghề ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh hiện nay

2.2.2.1. Thành tựu

Trường ĐHSPKT Vinh mà tiền thân là trường công nhân kỹ thuật Vinh thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập từ năm 1960 tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trải qua gần 50 năm hoạt động với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên, được Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ Trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong gần 50 năm qua, trường đã đào tạo được hơn 9000 giáo viên dạy nghề, 5000 kỹ thuật viên cao đẳng và trung cấp, trên 11.000 công nhân kỹ thuật lành nghề. Bồi dường nghiệp vụ sư phạm cho hơn 5000 lượt người, bồi dường kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật công nghệ cao... cho hơn 2000 lượt người. Liên kết với các trường đại học, Cao đẳng đào tạo trên 1000 lượt người. Với những thành tích đã đạt được, trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba, được Chính phủ tặng cờ tiên tiến xuất sắc, Đảng bộ nhà trường liên tục nhiều năm liền được công nhân là đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Với sự cố gắng nỗ lực khơng ngừng trường đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao như kỹ sư, kỹ thuật viên, cơng nhân kỹ thuật trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề cho khu vực miền Trung và cả nước. Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu học tập cho con em trong khu vực, góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước với việc lao động được đào tạo cơ bản, có tay nghề có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên tồn trường khơng ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên, phát huy nội lực,

khắc phục những khó khăn, phấn đấu xây dựng nhà trường ngày càng lớn mnạh, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Phấn đấu để trường thực sự trở thành một trường đại học sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học, đào tạo kỹ sư cơng nghệ, cơng nhân kỹ thuật 3 cấp trình độ, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực và phát triển KT - XH của khu vực và cả nước.

Với kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng gần 50 năm qua, với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, với sự đồn kết, gắn bó, sự cố gắng nỗ lực khơng ngừng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, được sự ủng hộ rất lớn của các Bộ, ngành, Tổng cục Dạy nghề, và chính quyền địa phương, tin rằng trường ĐHSPKT Vinh sẽ không ngừng lớn mạnh và phát triển thành một trường đại học có quy mơ và chất lượng, góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước.

2.2.2.2. Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi sẵn có, trong quá trình phát triển hiện nay trường còn đang gặp một số khó khăn thách thức lớn cần phải vượt qua. Trong đó, thách thức hàng đầu đối với trường hiện nay và cũng là thách thức với tất cả các trường đại học cả nước nói chung là sản phẩm đào tạo của nhà trường, đó là vấn đề chất lượng sản phẩm đào tạo. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay thì vấn đề chất lượng và giá thành của sản phẩm đào tạo là yếu tố quyết định sự thành bại của các trung tâm đào tạo, các cơ sở giáo dục. Làm thế nào để sản phẩm đào tạo của nhà trường được thị trường lao động trong cũng như ngoài nước chấp nhận là vấn đề cần được quan tâm đặt lên hàng đầu và giải quyết bài toán về chất lượng là mấu chốt quyết định để đưa trường ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Để giải quyết vấn đề trên cần không chỉ sự cố gắn nỗ lực từ phía nhà trường mà cịn cần đến sự quan tâm giúp đỡ của các cấp từ Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền đại phương. Hiện nay trường vẫn còn gặp những

vấn đề khó khăn từ chính nội lực của nhà trường đó là: Trường ĐHSP KT Vinh vốn đi lên từ một trường công nhân kỹ thuật từ những năm 60 nên cơ sở vật chất, trang thiết bị đến nay cơ bản đã lạc hậu. Đặc biệt, chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay là vến đề cần được quan tâm hàng đầu. Hiện tại trường còn thiếu đội ngũ giáo viên đầu ngành, và số giáo viên có học hàm, học vị. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cịn thiếu và yếu về trình độ. Chính điều này sẽ làm cho trường gặp khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch mở rộng trường trong đó có quy hoạch về tăng quy mơ đào tạo của trường và cũng làm giảm tính cạnh tranh của trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

2.2.2.3. Vấn đề đặt ra

Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy những vấn đề đặt ra hiện nay đối với trường ĐHSPKT Vinh là:

- Một là, đang tồn tại khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng, giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là hạn chế lớn làm đối với các cơ sở đào tạo nghề nói chung và của trường ĐHSPKT Vinh nói riêng. Chính tình trạng “mạnh ai nấy làm” đã gây nên sự lãng phí trong việc đào tạo đối với các cơ sở đào tạo và lãng phí lớn đối với nguồn kinh phí đào tạo của Nhà nước. Đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, với sử dụng nên một tỉ lệ không nhỏ HS, SV sau khi tốt nghiệp ra trường khơng tìm được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng ngành nghề đào tạo.

- Hai là, khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. So với nhu cầu về nguồn nhân lực đã qua đào tạo hiện nay thì lực lượng lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề mới chỉ đáp ứng được một phần cả về số lượng cũng như chất lượng. Như đã trình bày ở trên, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước hiện nay nền kinh tế nước ta đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất hình thành ngày càng nhiều địi hỏi nhu cầu về lao động càng lớn (lao động đã qua đào tạo) nhưng hiện tại công suất đào

tạo nghề của chúng ta vận hành còn chậm, hiệu quả chưa cao nên số lượng lao động được đào tạo còn thấp so với nhu cầu thực tế. Chất lượng đào tạo cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng Cục dạy nghề thì tình trạng chung là khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng. Điều quan trọng nhất là chất lượng đào tạo của trường

còn khoảng cách rất xa với nhu cầu xây dựng đội ngũ công nhân tri thức để góp

phần đẩy mạng CNH, HĐH và “từng bước hướng tới kinh tế tri thức”.

Việc lấp đầy những khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng là cần thiết song cũng nên lường trước những hệ quả. Một trong những vấn đề cần tránh là xu hướng “thị trường hóa” đang xuất hiện (chẳng hạn có thể ẩn dấu dười hiện tượng “đa ngành hóa” mà thực ra là chạy theo thị trường, rời bỏ những lĩnh vực chun mơn, có kinh nghiệm trong đào tạo). Phân định rõ tính chất đào tạo toàn diện đa ngành như một chiến lược với xu hướng chạy theo thị trường là điều cần thiết. Điều này rất quan trọng với một trường ĐHSPKT có trách nhiệm với cả khu vực miền Trung như ĐHSPKT Vinh.

- Ba là, vấn đề khoảng cách giữa công nghệ đào tạo và công nghệ thực tế. Đây là ngun nhân chính gây nên tình trạng người lao động không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp khi được tuyển dụng khiến doanh nghiệp

phải đào tạo lại cho người lao động. Thực tế hiện nay các cơ sở đào tạo ở nước ta ln chịu tình cảnh này bởi khơng thể có đủ kinh phí để thay đổi công nghệ thường xuyên nên không thể theo kịp sự ln thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ. Trường ĐHSPKT vinh cũng khơng tránh khỏi tình trạng đó. Có thể thấy so với cơng nghệ thực tế hiện nay thì có những thiết bị máy móc phục vụ cho thực hành của trường đã lạc hậu hơn 40 năm, vậy sự lạc hậu là không thể tránh khỏi.

Khắc phục được khoảng cách này là vấn đề khơng chỉ của nhà trường mà cịn là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Nếu chủ động liên kết với các

cơ sở đào tạo thì doanh nghiệp sẽ tránh được sự lãng phí về kinh phí để đào tạo lại cho lao động.

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh với kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng gần 50 năm qua, với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, với sự đồn kết, gắn bó, sự cố gắng nỗ lực khơng ngừng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, được sự ủng hộ rất lớn của các Bộ, ngành, Tổng cục Dạy nghề, và chính quyền địa phương, trường đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao như kỹ sư, kỹ thuật viên, cơng nhân kỹ thuật trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề cho khu vực miền Trung và cả nước.

Tuy nhiên, thực trạng đào tạo của trường hiện nay đang bộc lộ một số bất cập đó là: đang tồn tại khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng; khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng; khoảng cách giữa công nghệ đào tạo và công nghệ thực tế. Hạn chế nêu trên làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường và đặc biệt là với trách nhiệm góp phần đào tạo cơng nhân để “từng bước hướng tới kinh tế tri thức”.

Những vấn đề tồn tại của nhà trường đặt ra nhu cầu giải quyết để xây dựng trường không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, chính những vấn đề đặt ra với trường là nhu cầu và cũng là hướng để tác giả đề ra phương hướng, giải pháp nhằm góp phần phát triển trường trong bối cảnh hiện nay.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUA PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH, NGHỆ AN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)