Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 67 - 69)

3.2. Những giải pháp cơ bản

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Bộ máy cái - yếu tố quyết định chất lượng đào tạo luôn luôn phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo. Với

một trường đại học thì yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên càng cần phải được sự quan tâm đầu tư để phát triển.

Với sự phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường ĐHSPKT Vinh hiện nay thì chúng ta thấy chất lượng đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt trường còn thiếu rất nhiều giáo viên có trình độ tiến sĩ và giáo viên đầu ngành có trình độ tay nghề cao để đảm nhận những công việc quan trọng của nhà trường.

Nếu căn cứ vào quy định: 20 sinh viên chính quy/ 01 giảng viên, đến năm 2010: 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ. Đến 2015: 60% có trình độ thạc sĩ, 35% có trình độ tiến sĩ thì ta thấy vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên của trường là một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với trường trong giai đoạn hiện nay.

Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo tác giả nêu ra bao gồm:

- Có kế hoạch đào tạo bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ, trong đó việc xây dựng quy chế ưu đãi đối với giáo viên có trình độ, người đi học là động lực để các giáo viên không ngừng phấn đấu vươn lên.

- Nêu cao tinh thần tự học để nâng cao trình độ trong cán bộ, giáo viên toàn trường.

- Trước mắt, cần tập trung ưu tiên cho việc đào tạo tiến sĩ, đặc biệt là ở những chuyên ngành còn thiếu, chuyên ngành mũi nhọn của trường. Tuyển dụng và có chế độ ưu đãi thoả đáng đối với tiến sĩ.

- Có quy chế bắt buộc và khuyến khích việc nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên nhà trường, xem việc nghiên cứu khoa học là yêu cầu

thường xuyên và có thể lấy đó là tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực và xếp loại giáo viên.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề bởi giáo viên dạy nghề (thực hành) là nhân tố rất quan trọng của một trường sư phạm kỹ thuật. Ngoài việc cử đi dào tạo ở các trình độ có thể tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy nghề thông qua thực hành, sản xuất, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp. Nếu có thể, tổ chức định kỳ việc thi nâng bậc nghề cho giáo viên thực hành và cử giáo viên tham gia các khoá bồi dưỡng nâng cao tay nghề ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về năng lực sư phạm, sư phạm kỹ thuật, trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá kết quả.

- Bồi dưỡng, giáo dục thường xuyên về đạo đức, nhân cách, phẩm chất nhà giáo đối với đội ngũ giáo viên toàn trường xứng đáng là “người thầy” mẫu mực để góp phần giáo dục nhân cách cho các thế hệ HS, SV, xứng đáng với niềm tin yêu của họ.

- Nhà trường có thể thu gọn đội ngũ giảng viên biên chế, tăng cường đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những người giỏi nghề đang trực tiếp làm việc tại cơ sở.

Nhóm các giải pháp trên cần được tiến hành đồng bộ với sự quan tâm và tạo điều kiện một các thoả đáng của lãnh đạo nhà trường. Bởi vậy, tính cấp thiết của vấn đề cần được nhìn nhận từ góc độ của những nhà quản lý và việc đề ra định hướng, chiến lược rõ ràng, có tính khả thi trở thành vấn đề có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Nghệ An hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)