3.2. Những giải pháp cơ bản
3.2.4. Tăng thời lượng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề
Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bởi vậy, đối với dạy nghề việc tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề là cần thiết để giúp người học nắm vững các thao tác thực hành trên cơ sở lý thuyết đã được trang bị.
Theo quy định, học sinh học nghề có 70% thời gian thực hành nghề nghiệp, nhưng hiện nay hầu hết chương trình đào tạo của chúng ta cịn nặng về lý thuyết, yếu về thực hành. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản nào quan tâm đến nội dung các vấn đề về thực hành nghề nghiệp bao gồm: chương trình, giáo trình hướng dẫn thực hành, các tiêu chuẩn thiết bị, tiêu chuẩn, tiêu chí nâng cao kỹ năng nghề, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn về kỹ năng nghề… Chính điều này dẫn đến tình trạng người học sau khi tốt nghiệp dù xin được việc làm nhưng khó thích nghi được với công việc hay là doanh nghiệp phải đào tạo lại. Đánh giá về lao động Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều có chung nhận xét: về mặt kiến thức chuyên môn, sinh viên hiện nay được trang bị khá tốt, tốt hơn trước nhiều. Với vốn kiến thức đó, họ có được nền tảng ban đầu để phát triển khi ra làm việc. Đã có khơng ít sinh viên tìm được chỗ đứng vững chắc trong các cơng ty nước ngồi. Tuy nhiên, theo các nhà tuyển dụng, những khuyết điểm của nhiều sinh viên khiến cho doanh nghiệp ngại khi tuyển dụng. Đó là tâm lý hay thay đổi cơng việc theo ý thích, khơng có tầm nhìn dài hạn, chỉ nghĩ đến việc làm để kiếm sống hôm nay, dễ nản lịng khi kết quả khơng như ý muốn và chưa biết cách tự thể hiện. Ngồi các điểm yếu có liên quan đến tâm lý nêu trên, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế mà một
trong các nguyên nhân chính là do chương trình đào tạo ở trường thường nặng về lý thuyết, ít thực hành; khơng quen làm việc theo nhóm hoặc chưa biết cách diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình trước tập thể… [44].
Do đó, giáo dục Việt Nam cần đổi mới căn bản phương pháp dạy học theo hướng không chỉ trang bị cho người học kiến thức suông mà phải làm sao rèn luyện ở người học kỹ năng nghề nghiệp để có thể đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm của người học trong tương lai. Trường ĐHSPKT Vinh cũng khơng thể khơng quan tâm tới vấn đề đó bởi trường nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học, cao đẳng, kỹ sư và kỹ thuật viên có chất lượng, cơng nhân lành nghề trình độ cao.
Để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học thì trọng tâm phải hướng vào đổi mới phương pháp giảng dạy thực hành. Thực hiện việc tăng thời gian thực hành, thực tập, giảm thời gian học lý thuyết để không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người học. Và vấn đề quan trọng là đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy, thực hành theo phương pháp tiên tiến của các nước trong khu vực.