Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 53 - 73)

4.3.3.1. Về triệu chứng ra khí hư

Nghiên cứu này nhận thấy không có sự liên quan giữa triệu chúng ra khí hư và biểu hiện viêm trên lâm sàng cũng như giữa triệu chúng ra khí hư và xét nghiệm tìm thấy tác nhân gây bệnh (bảng 3.11, 3.12). So với các tác giả Đỗ Thị Thu Thủy, Phan Thị Thu Nga, Đỗ Thị Tiến dung không bàn vấn đề này. Theo Nguyễn Thị lan Hương, Đinh Thị Hồng thấy có sự liên quan giữa triệu chứng ra khí hư và viêm trên lâm sàng [30] [28]. Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Phạm Bá Nha không thấy sự liên quan này.

Như vậy triệu chứng ra khí hư chỉ là một triệu chứng có tính chất gợi ý trong viêm và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. Khi không có khí hư không chắc chắn là không có viêm đường sinh dục dưới, nhưng khi có khí hư thì cần đặt ra việc thăm khám chẩn đoán và điều trị để tránh các nguy cơ xảy ra cho mẹ và thai nhi.

Tại bảng 3.10, nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan giữa biểu hiện viêm trên lâm sàng và xét nghiệm có tác nhân nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác như Phan Thị Thu Nga, Đỗ Thị Tiến Dung nghiên cứu trên phụ nữ đến khám phụ khoa hay Đỗ Thị Thu Thủy, Đinh Thị Hồng, Phạm Bá Nha nghiên cứu trên phụ nữ có thai dều thấy sự liên quan này.

Như vậy, có sự liên quan giữa tổn thương viêm trên lâm sàng và xét nghiệm vi sinh vật. điều này có giá trị thực tiễn cao khi mà một số cơ sở, vùng sâu vùng xa không có điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán thì việc khám, đánh giá lâm sàng từ đó có định hướng điều trị là rất cần thiết. Khi khám lâm sàng các trường hợp có biểu hiện nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới thì cần điều trị cho dù có xét nghiệm được tác nhân hay không.

4.3.3.3. Về khám lâm sàng và nhiễm nấm Candida

Qua bảng , nghiên cứu thấy sự liên quan giữa tính chất khí hư trắng bột và xét nghiệm soi tươi thấy nấm, giữa triệu chứng cơ năng ngứa rát âm hộ và xét nghiệm soi tươi thấy nấm. So sánh với nghiên cứu trên phụ nữ đến khám phụ khoa của Nguyễn Thị Hồng Yến và Đỗ Thị Tiến Dung, cũng thấy sự liên quan này.

Điều này chứng minh cho tính chất viêm âm đạo do nấm : ngứa rát âm hộ các mức độ, khí hư nhiều trắng bột [4] [7] [17] [18] [43]. Và có giá trị lâm sàng định hướng đến nấm khi thai phụ đến khám với triệu chứng cơ năng và thực thể như vậy cũng như định hướng điều trị với những cơ sở không có điều kiện xét nghiệm. Phát hiện và điều trị sớm làm giảm những ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu nhận thấy không có sự liên quan giữa tuổi thai và tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cũng như với tác nhân Candida và Bacterial vaginosis. Mọi tuổi thai trong 3 tháng đầu đều có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới với các tác nhân là như nhau.

Tuy nhiên, so sánh với các nghiên cứu trên phụ nữ có thai 3 tháng cuối của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Đinh Thị Hồng, Phạm Bá Nha tỷ lệ nhiễm nấm Candida và Bacterial vaginosis đều thấp hơn (Bảng 4.3,4.4). Điều này có thể do sự khác biệt về tuổi thai của nghiên cứu này với các nghiên cứu trên cũng như cách chọn đối tượng,lấy bệnh phẩm và thời gian nghiên cứu, yếu tố dịch tễ theo mùa. Tuy nhiên sự khác biệt này không đủ khẳng định sự liên quan giữa tuổi thai và nguy cơ nhiễm nấm Candida và Bacterial vaginosis.

Có lẽ điều quan trọng hơn cả là trong vòng 1-2 thập kỷ qua, Đảng, Chính phủ, ngành y tế và xã hội đã chú ý hơn đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong điều kiện kinh tế xã hội đã có những thành tựu từ khi nước ta mở cửa hội nhập với thế giới.

KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu

là 96,8% trong đó:

• Lứa tuổi thai phụ mắc cao nhất là 21-25 tuổi (38,7%).

• Tuổi thai mắc nhiều nhất là 5-8 tuần tính theo siêu âm (51,7%).

• Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là nấm Candida albicans (11,6%), tiếp đến là Bacterial vaginosis (5,1%), Trichomonas vaginalis 0%.

• Theo vị trí tổn thương: viêm âm hộ 14,5%; viêm âm đạo 71%; viêm lộ tuyến cổ tử cung 25,8%.

2. Các yếu tố ảnh hưởng chính và đề xuất một số biện pháp phòng bệnh. • Mọi tuổi thai trong 12 tuần đầu đều có nguy cơ mắc NKĐSDD như nhau. • Mùa đông tháng 11-12 làm tăng nguy cơ mắc NKĐSDD so với mùa

thu đông tháng 9-10.

• Tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống và tiền sử sản khoa của thai phụ không ảnh hưởng đến tình trạng NKĐSDD.

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu, tôi đề xuất một số biện pháp phòng bệnh như sau:

• Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ, nhất là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, hướng dẫn họ các biện pháp, kỹ năng vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp, vệ sinh lao động.

• Phụ nữ có thai ngoài việc khám quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế cần được tuyên truyền nhận thức được tầm quan trọng của khám phụ khoa trong thai kỳ nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhiễm khuẩn đường sinh dục tránh các tai biến có thể xảy ra cho mẹ và con như sảy thai, thai chết lưu trong ba tháng đầu, đẻ non trong ba tháng cuối, nhiễm khuẩn hậu sản và nhiễm khuẩn sơ sinh sau đẻ.

• Các cơ sở y tế, bên cạnh việc khám và quản lý thai nghén cho phụ nữ có thai, cần chú ý đến khám phụ khoa cho phụ nữ có thai ba tháng đầu nhất là những phụ nữ có triệu chứng cơ năng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới nhằm giảm thiểu những tai biến có thể xảy ra cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

1. Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội từ 18-49 tuổi đã có chồng, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Arechavala AI, Bianchi MH, Robles AM, et al (2007), “Identification and susceptibility Ginst fluconazole and albaconazole of 100 yeasts’ strains isolated from vaginal discharge”, Rev Iberoam Micol. 31;24(4) : pp.305-308.

3. Barbone F, Austin H, Louv W et al (1990), A follow-up study of methods of contraception, sexual activity, and rates of trichomonasis, candidasis and bacterial vaginosis, Am J Obstet Gynecol 163, pp.510-514.

4. Bộ môn sản (2007), “Viêm sinh dục”, Bài giảng phụ khoa tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr268-277. 5. Bộ môn giải phẫu (2005). “Hệ sinh dục nữ”, Giải phẫu người, Trường

Đại học Y Hà nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 309. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Bộ Y tế (2007). “Sinh lý sinh dục và sinh sản”, Sinh lý học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2007). “Hội chứng tiết dịch âm đạo”. Tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hà Nội, tr.489-496.

8. Bộ Y tế. Viện Da liễu. Hướng dẫn điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

9. Buscemi L, Arechavala A, Negroni R (2004), “Study of acute vulvovaginitis in sexually active adult women, with special reference to candidosis, in patients of the Francisco J. Muniz Infectious Diseases Hospital”. Rev Iberoam Micol. 21(4) : pp. 177-181.

1341-1347.

11. Catheryn BH, John MH (1995), Chlamydia trachomatis infection update, American Family physician, pp.1455-1459.

12. Citch MF, NuGENT rp, ET AL (1997), “ Trichomonas vaginalis associated with low birth weight and preterm delivery. The Vaginal Infections and Prematurity Study Group”. Sex Transm Dis..24(6): pp.353-360.

13. Darce Bello M, Gonzalez A, Barnabe C, et al (2002), “First characterization of Candida albicans by random amplified polymorphic DNA method in Nicaragua and compararison of the diagnosis methods for vaginal candidiasis in Nicaraguan women”, Mem Inst Oswaldo Cruz.97 (7): pp. 985-989.

14. Diana Curran, MD, FACOG (2010), “Bacterial Vaginosis” Assistant Professor, Residency Program Director, Department of Obstetrics and Gynecology, University of Michigan Health Systems. Sep 22, 2010. 15. Donders G.G, et al (1993), lactobacilli in papanicolaou smears, genital

infection and pregnancy, Am J Perinatol 1993: 10: 358-361.

16. Dương Thị Cương (1993), “Viêm đường sinh dục nữ”, Bách khoa thư bệnh học, tập II, 452-455.

17. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1999), “Khí hư”, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành. Nhà xuất bản Y học, tr.216-226.

18. Phạm Ngọc Cường (2007), Nghiên cứu ngăn nguyên và các yếu tố liên quan đến nhiễm đường sinh dục nữ của một số xã tại 2 huyện đồng bằng Thanh Hóa năm 2006, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội

Thái Bình năm 2011, Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Thái Bình.

20. Franklin TL, Monif GR (2000), “Trichomonas vaginalis and bacterial vaginosis. Coexistence in vaginal wet mount preparations from pregnant women”, J Reprod Med.45 (2): pp. 131-134.

21. Garcia P.J, Chavez S, Feringa B, et al (2004), “ reproductive tract infections in rural women from the highlands, jungle and coastal regions of Peru”, Bull, World Health Organ, 82 (7), pp.483-492.

22. Georgijevié A, Cjukié – Ivancevié S, Bujko M (2000), “Bacterial vaginosis. Epidemiology and risk factors”, Srp Arh Celok Lek. 128 (1- 2): pp. 29-33.

23. Goffinet F, Maillsd F et al (2003), “Bacterial vaginosis prevalence and predictive value for prenature delivery and neonatal infection with preterm labor and intact membranes”, European J Obstet & Gynecol and Reprod Biol, Vol 108, Issue 2, 1, pp. 146-151.

24. Guise JM, Mahon S, Aickin M, M Helfand (2001), “Screening for Bacterial Vaginosis in Pregnancy”, Agency for Heathcare Research and Quality (US), Report No: 01-S001.

25. Hay PE, Robinson T (1992), Diagnosis of bacterial vaginosis in a gynecology clinic, British J Obstet Gynecol 99, pp.63-66.

26. Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 12-2005 đến 04-2006, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y hà Nội.

28. Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.

29. Lê Lam Hương, Cao Ngọc Thành (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai tại Thành phố Huế, Nội san sản phụ khoa, tr 115-122.

30. Nguyễn Thị Lan Hương (1996), Góp phần nghiên cứu các nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ và đề ra phương hướng điều trị. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

31. Jonathan S.Berek (2002), Genitourinary Infections and Sexually Transmitted Diseases, Novak’s Gynecology Lippincott William and Wilkins, pp. 453-470.

32. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001), Nghiên cứu một số nguy cơ của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 1998-2000 và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

33. Landers DV, Wiesenfeld HC, Heine RP, et al (2004), “Predictive value of the clinical diagnosis of lower gential tract infection in women”, Am J Obstet Gynecol.190 (4): pp.1004-1010.

34. Links (1998), Obstet Gynecol, 1998 Feb, 91 (2): 165-168.

35. McGregor JA and al (1995), Prevention of premature birth by screening and treatment for common genital tract infections: results of a prospective controlled evaluation”. Am J Obstet Gynecol. 173 (1): pp. 157-167.

ảnh và cách điều trị, tập 1, tr. 129. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38. Phạm Bá Nha (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

39. Phạm Bá Nha (2010). Viêm nhiễm đường sinh dục. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.54-60, 67-96

40. Phan Thi Thu Nga (2004), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2004 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.

41. Norman F.Gant, F.Gary Cunningham (1993), Benign Diseases of the Vulva, Vagina and Cervix. Basic Gynecology and Obstetrics.

Appleton and Lange 1993, pp.43-53.

42. Lê Thi Oanh, Nguyễn Văn Dịp (2000), Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và kí sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tính kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, kết quả bước đầu điều trị bằng viên CTK, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Y tế

43. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2009). “Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung”.

Báo cáo chuyên đề khoa học về phụ khoa, Hội Nội tiết – Sinh sản và Vô sinh thanh phố Hồ Chí Minh.

44. Trương Thị Kim Phượng (2007), “trùng roi”, Ký sinh trùng, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 47-58.

University of Texas Medical Branch at Galveston, Chapter 97.

46. Saporiti AM, Gomez D (2001), “Vaginal candidasis: etilogy and sensitivity profile to antifungal argents inclinical use”. Rev argent microbiol, 33 (4): pp. 217-222.

47. Sharon LH, Carolyn L, Marie B, Eschenbach Da (1993), Efficacy of intravaginal 0,75% metronidazol gel for the treatment of bacterial vaginosis, Am J Obstet Gynecol 81, pp.963-967.

48. Simhan N.H (2005), “The inflammatory milieu and the risk of early premature preterm rupture of membranes”, Am J Obstet Gynecol, 192: 213-218.

49. Cung Thị Thu Thủy (2011), “Lộ tuyến tử cung”, Soi cổ tử cung và một số tổn thương cổ tử cung, Nhà xuất bản Yhọc, Hà Nội. tr.79-89 50. Đỗ Thị Thu Thủy (2001), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường

sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.

51. Thorpe EM, Stamm WE, Hook EW, Gall SA, Jones RB, Henry K (1996), Chlamydia cervicitis and urethritis: single dose treatment compared with doxycycline for seven days in community based practises, Genitourin Med 72, pp. 93-97.

52. Nguyễn Viết Tiến (2011), “Giải phẫu sinh lý và cơ quan sinh dục nữ”,

Điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 24-34

53. Lê Thị Kim Trâm (2005), Xác đinh căn nguyên vi khuẩn và kí sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2005, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

bản Y học, Hà Nội. tr.290-311.

55. Đoàn Tố Uyên (2001), Nghiên cứu sự thay đổi pH âm đạo trong các viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

56. Vaginitis (1996), Inter J Obstet Gynecol 53, pp. 271-280

57. Vụ Khoa học và Đào tạo (2005), “Giải phẫu sinh lý bộ phận sinh dục nữ và khung chậu”. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Bộ Y tế, Nhà Xuất bản y học, Hà Nội. tr.7-27.

58. Nguyễn Thị Hồng Yến (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo và hiệu quả của fluomizin trong điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

59. WHO (1999), Chlamydiosis. STD/HIV. Laboratory tests for the detection of reproductive tract infections, pp. 8-9.

60. www.impe_qn.org.vn

61. www.phongkhamphukhoa.net

Ở PHỤ NỮ CÓ THAI 3 THÁNG ĐẦU PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN VÀ KHÁM LÂM SÀNG Ngày…..tháng….năm 2012 Số phiếu:……… Mã bệnh nhân:……… I. HÀNH CHÍNH 1. Họ tên:……… 2. Năm sinh:……… Tuổi:………. 3. Nghề nghiệp: 1= trí thức 2= công nhân 3= nông dân 4= khác 4. Địa chỉ:………ĐT:……… 1= thành thị 2= nông thôn, miền núi

II. CHUYÊN MÔN

1. Tiền sử sản khoa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Số lần đẻ: 1= chưa có con 2= có 1 con 3= trên 1 con * Nạo hút thai: 1= không 2= đã từng

2. Tiền sử phụ khoa:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 53 - 73)