Tình trạng nhiếm nấm Candida

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 45 - 47)

Tỷ lệ nhiễm nấm Candida trong nghiên cứu là 11,6% (bảng 3.8).Tỷ lệ này đều thấp hơn các nghiên cứu trên phụ nữ không có thai và phụ nữ có thai 3

tháng cuối của các tác giả. Nhưng so với các nghiên cứu trong cộng đồng của Lê Thị Oanh và cộng sự tỷ lệ nhiễm nấm Candida ở phụ nữ ngoại thành Hà Nội là 8,7%. Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiếm nấm Candida STT Tác giả Tỷ lệ (%) 1 Đinh Thị Hồng (2004) [28] 39,7 2 Phạm Bá Nha (2006) [38] Nhóm không đẻ non 43,4 Nhóm đẻ non 37,8

3 Nguyễn Thị Hông Yến (2010) [58] 23,08

4 Đỗ Thị Tiến Dung (2011) [19] 25

5 Thạch Thùy Linh 11,6

Bình thường pH của âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Doderlein có sẵn trong âm đạo sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo sinh ra acid lactic. Khi có thai, do tác dụng của estrogen và progesterone, sự tổng hợp glycogen tăng lên nhiều. Các trực khuẩn Doderlein tăng sản xuất acid lactic làm giảm độ pH âm đạo. Điều này có lợi trong việc chống viêm nhiễm nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển. Thêm vào đó là sự tăng tiết dịch âm đạo trong thời kì mang thai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida. Do đó khi có thai tỷ lệ nhiễm nấm Candida cao hơn nhóm đi khám phụ khoa.

Ở nghiên cứu này tỉ lệ nhiễm nấm Candida ở phụ nữ có thai ba tháng đầu cao hơn tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng. Nhưng tỷ lệ này thấp hơn nhiều tỷ lệ nhiễm ở những thai phụ ba tháng cuối. Sự khác biệt này là do 3 tháng đầu thai kỳ tuy có những thay đổi giải phẫu sinh lý thuận lợi cho sự phát triển của nấm song chưa sâu sắc như những tháng cuối thai kỳ. Hơn nữa lí do chính khiến những thai phụ này đi khám là khám thai hay chậm kinh khác với phụ nữ mang thai ba tháng cuối có dấu hiệu viêm nên bắt buộc phải đi khám phụ khoa. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh có thể do phương pháp xét nghiệm xác định nấm khác nhau. Nghiên cứu này xác định nấm bằng phương pháp soi tươi khí hư lấy ở cùng đồ sau âm đạo. Có tác giả kết hợp phương pháp soi

tươi và nhuộm hay nuôi cấy tìm nấm. Cũng có tác giả kết hợp cả 3 phương pháp chấn đoán này [28] [30] [32] [40] [50].

Trong số nhiễm nấm Candida, có sự liên quan với tính chất khí hư âm đạo trắng bột. Tại bảng 3.14 nhóm thai phụ có khí hư trắng bột có kết quả nhiễm nấm Candida cao nhất (100%), cao hơn ở nhóm thai phụ có tính chất khí hư khác (1,9%). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Tiến Dung , Phan Thị Thu Nga, Đinh Thị Hồng [19] [28] [40] và phù hợp với kết luận về tính chất khí hư của nhiễm nấm Candida trong nhiều tài liệu [4] [7] [18] [43] [54]. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để hướng tới chẩn đoán nhiễm nấm Candida đặc biệt ở những nơi không có điều kiện xét nghiệm vi sinh vật.

Nghiên cứu không thấy sự liên quan giữa tình trạng nhiễm nấm và tuổi thai với p> 0,05(Bảng 3.15). Như vậy bất kỳ tuổi thai nào trong 3 tháng đầu đều có thể nhiễm nấm Candida.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 45 - 47)