Kết quả khám lâm sàng viêm đường sinh dục dưới

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 29 - 33)

Tính chất khí hư Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Trong 18 29 Trắng đục 36 58,1 Trắng bột 8 12,9 Vàng xanh , có bọt 0 0 Tổng 62 100 Nhận xét:

Qua khám lâm sàng cho 62 thai phụ có viêm đường sinh dục, thấy tính chất khí hư của thai phụ như sau:

Khí hư trắng đục chiếm tỷ lệ cao nhất 58,1%; tiếp đến là khí hư trong chiếm 29%; khí hư trắng bột có 8 trường hợp chiếm 12,9%; không có trường hợp nào có khí hư vàng, xanh, có bọt.

Bảng 3.6. Tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới theo vị trí tổn thương

Vị trí tổn thương Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Viêm âm hộ 9 14,5

Viêm âm đạo 44 71

Viêm lộ tuyến cổ tử cung 16 25,8

Tổng 69 111,3

Nhận xét:

Viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất 71%. Viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm tỷ lệ 25,8%. Viêm âm hộ chỉ chiếm 14,5%.

Bảng 3.7. Các hình thái kết hợp của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

Hình thái lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Viêm âm hộ +viêm âm đạo 6 9,7

Viêm âm đạo + viêm lộ tuyến cổ tử cung 10 16,1

Viêm âm hộ+viêm âm đạo+viêm LTCTC 3 4,8

Không viêm 12 19,4

Tổng 31 50

Nhận xét:

Trong các hình thái viêm kết hợp, viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 16,1%; viêm âm hộ và viêm âm đạo chiếm tỷ lệ 9,7%; chỉ 3 trường hợp viêm âm hộ, âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung kết hợp chiếm 4,8%. 19,4% thai phụ không có biểu hiện viêm trên lâm sàng.

Bảng 3.8. Tỷ lệ tác nhân gây nhiểm khuẩn đường sinh dục dưới

Nấm Candida 9 11,6

Trichomonas vaginalis 0 0

Bacterial vaginosis 4 5,1

Cầu khuẩn Gram (+) 10 12,8

Trực khuẩn Gram (-) 55 70,5

Tổng 78 100

Nhận xét:

Nấm Candida chiếm tỷ lệ cao nhất 11,6%; tiếp đến là Bacterial vaginosis chiếm 5,1%; không trường hợp nào nhiễm Trichomonas vaginalis. Ngoài ra nhiễm các cầu khuẩn Gram (+) chiếm 12,8%; trực khuẩn Gram (-) chiếm 70,5%.

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm phối hợp các tác nhân

Nhóm thai phụ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới do một loại tác nhân đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 69,4%; tiếp theo là nhiễm phối hợp 2 loại tác nhân 27,4%; có 2 trường hợp không nhiễm tác nhân nào theo kết quả xét nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9. Tuổi thai

Tuổi thai (tính theo siêu âm) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Từ dưới 4 tuần 1 1,6

5-8 tuần 31 50

9-12 tuần 30 48,4

Tổng 62 100

Nhận xét:

Dựa trên khám lâm sàng và kết quả siêu âm đầu dò âm đạo ở 62 thai phụ tham gia nghiên cứu cho kết quả: 50% thai phụ mang thai từ 5-8 tuần, tiếp đến là 48,4% thai phụ mang thai từ 9-12 tuần, chỉ có 1 thai phụ mang thai 4 tuần chiếm 1,6%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 29 - 33)