Mối liên quan giữa kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 33 - 41)

Bảng 3.10. Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm vi sinh vật.

Xét nghiệm Khám lâm sàng Dương tính Âm tính Tổng P Có viêm 50 0 50 Không viêm 10 2 12 < 0,05 Tổng 60 2 62 Nhận xét:

Trong tổng số 62 thai phụ khám lâm sàng và xét nghiệm vi sinh vật, có 60 thai phụ mắc ít nhất một tác nhân gây viêm đường sinh dục dưới và 50 thai phụ có biểu hiện viêm trên lâm sàng.

Có 50 thai phụ mắc viêm đường sinh dục dưới cả trên lâm sàng và xét nghiệm đều dương tính.Trong 12 thai phụ không có biểu hiện viêm đường sinh dục trên lâm sàng có 10 trường hợp xét nghiệm thấy có tác nhân gây

bệnh.Những thai phụ có viêm đường sinh dục dưới thì có nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh cao hơn nhóm thai phụ không có biểu hiện viêm trên lâm sàng.Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.11.Mối liên quan giữa triệu chứng ra khí hư và biểu hiện viêm trên lâm sàng

Khám lâm sàng Triệu chứng

Viêm Không viêm Tổng p

Ra khí hư 30 5 35

Khác (ngứa rát, không rõ ràng) 20 7 27 >0,05

Tổng 50 12 62

Nhận xét:

Trong 35 thai phụ nói về triệu chứng ra khí hư nhiều có 30 thai phụ khám thấy viêm, trong khi chỉ có 20/27 thai phụ có các triệu chứng khác khám thấy viêm. Sự khác biệt này không có nghĩa thống kê với p >0,05.

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa triệu chứng ra khí hư và xét nghiệm

Xét nghiệm

Triệu chứng Dương tính Âm tính Tổng p

Ra khí hư 34 1 35

Khác (ngứa rát, không rõ ràng) 26 1 27 >0,05

Tổng 60 2 62

Nhận xét:

Trong nhóm phụ nữ có triệu chứng ra khí hư có 34/35 thai phụ có xét nghiệm nhiễm ít nhất một loại tác nhân, tỷ lệ này là 26/27 ở nhóm thai phụ có triệu chứng cơ năng khác. Tuy vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa rát âm hộ và nhiễm Candida

Triệu chứng Ngứa rát âm hộ 6 6 12 Khác (khí hư nhiều, không rõ ràng) 3 47 50 <0,05 Tổng 9 53 62 Nhận xét:

Nhóm thai phụ có triệu chứng ngứa rát âm hộ là 12 có xét nghiệm nhiễm nấm Candida (50%) trong khi nhóm 50 thai phụ có triệu chứng cơ năng khác chỉ ghi nhận 3 trường hợp nhiễm nấm Candida (6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.14.Mối liên quan giữa tính chất khí hư và nhiễm Candida Candida Khí hư Dương tính Âm tính Tổng p Trắng bột 8 0 8 Khác 1 53 54 <0,05 Tổng 9 53 62 Nhận xét:

Nhóm thai phụ khám lâm sàng có khí hư trắng bột là 8 đều có xét nghiệm nhiễm nấm Candida (100%) trong khi nhóm 54 thai phụ có tính chất khí hư khác chỉ ghi nhận 1 trường hợp nhiễm nấm Candida (1,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI

Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm tuổi và NKĐSDD

NKĐSDD Không Tổng P SL % SL % Dưới 20 5 8,1 0 0 5 > 0,05 21-25 24 38,7 1 1,6 25 26-30 17 27,4 0 0 17 31-35 11 17,8 1 1,6 12 Trên 35 3 4,8 0 0 3 Tổng 60 96,8 2 3,2 62 Nhận xét:

Thai phụ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 21-25 (38,7%); tiếp đến là nhóm tuổi 26-30 (27,4%); thấp nhất là nhóm tuổi trên 35 (4,8%). Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ giữa các nhóm tuổi là như nhau, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuổi của thai phụ không liên quan đến tình trạng mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới.

Bảng 3.16. Liên quan giữa nghề nghiệp và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới NKĐSDD Không Tổng P SL % SL % Tri thức 10 16,2 0 0 10 > 0,05 Công nhân 16 25,8 0 0 16 Nông dân 9 14,5 0 0 9 Tự do 25 40,3 2 3,2 27 Tổng 60 96,8 2 3,2 62 Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm thai phụ làm các nghề tự do (buôn bán, nội trợ,…) mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chiếm tỷ lệ cao nhất (40,3%); tiếp đến là nhóm thai phụ làm công nhân (25,8%); thấp nhất là nhóm thai phụ là nông dân (14,5%). Nghề nghiệp của thai phụ nghiên cứu không liên quan đến tình trạng mắc NKĐSDD. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.17. Liên quan giữa nơi ở hiện tại và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

NKĐSDD

Nơi ở hiện tại

Không Tổng P

Thành thị 14 0 14 >

0,05

Nông thôn miền núi 46 2 48

Tổng 60 2 62

Nhận xét:

Thai phụ sống ở vùng thành thị hay nông thôn không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian theo tháng nghiên cứu và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

NKĐSDD Có 8 11 24 17 60 > 0,05 Không 0 0 2 0 2 Tổng 8 11 26 17 62 Nhận xét:

Có một sự khác biệt nhỏ về tỷ lệ NKĐSDD trong các tháng nghiên cứu từ tháng 9 đến tháng 12. Tháng 9, 10, 12, tỷ lệ NKĐSDD là 100%. Tháng 11, tỷ lệ NKĐSDD có thấp hơn đôi chút 92,3%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 có nghĩa là không có sự liên quan giữa thời gian (theo mùa) và tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (có hoặc không).

Nhưng ở đây tìm thấy sự khác biệt giữa các tỷ lệ phân bố thời gian theo mùa (tháng) trong số có nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới có ý nghĩa thống kê với p < 0,02. Tỷ lệ thai phụ mắc viêm đường sinh dục dưới trong những tháng mùa đông (tháng 11, 12) 66,1% cao hơn những tháng mùa thu (tháng 9, 10) 33,9%; cao nhất là tháng 11: 40%.

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

NKĐSDD Không P

SL % SL %

Sinh con Chưa 33 53,2 1 1,6 >0,05

Đã từng 27 43,6 1 1,6 Nạo hút thai Không 39 62,9 1 1,6 >0,05 Có 21 33,9 1 1,6 Nhận xét:

Tiền sử sinh con của đối tượng không liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. Sự khác nhau về tỷ lệ viêm giữa hai nhóm thai phụ chưa sinh con và đã từng sinh con không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Thai phụ có tiền sử nạo hút thai có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới khác với nhóm chưa từng nạo hút thai, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuổi thai và kết quả xét nghiệm

Tuổi thai Xét nghiệm

Dưới 5

tuần 5-8 tuần 9-12 tuần Tổng P

Dương tính 1 31 28 60

Âm tính 0 0 2 2 > 0,05

Tổng 1 31 30 62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Nghiên cứu cho thấy 100% phụ nữ mang thai dưới 5 tuần và từ 5-8 tuần có xét nghiệm dương tính với ít nhất 1 tác nhân cao hơn nhóm phụ nữ mang thai từ 9-12 tuần, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê p >0,05.

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuổi thai và tình trạng nhiễm nấm Candida

Tuổi thai Nhiễm Candida

Dưới 5

Dương tính 0 4 5 9

Âm tính 1 27 25 53 > 0,05

Tổng 1 31 30 62

Nhận xét:

Thai phụ mang thai từ tuần 9-12 có tỉ lệ nhiễm nấm Candida (1/6) cao hơn nhóm thai phụ mang thai từ tuần 4-8 (1/8), không trường hợp thai phụ mang thai dưới 5 tuần nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi thai và tình trạng nhiễm Bacterial vaginosis

Tuổi thai

B.vaginosis

Dưới 5

tuần 5-8 tuần 9-12 tuần Tổng P

Dương tính 0 3 1 4

Âm tính 1 28 29 58 > 0,05

Tổng 1 31 30 62

Nhận xét:

Nhóm thai phụ mang thai từ 4-8 tuần có tỉ lệ nhiễm Bacterial vaginosis

cao hơn nhóm thai phụ mang thai từ 9-12 tuần (9,4% và 3,3%) và thai phụ mang thai dưới 5 tuần không bị nhiễm tác nhân này, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 33 - 41)