Tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 49 - 52)

Nhiễm khuẩn đường sinh dục là một vấn đề cần được cộng đồng quan tâm.Qua những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục trên phụ nữ có thai còn cao. Theo tác giả Phạm Bá Nha, tỷ lệ này là 70,1% ở nhóm không đẻ non và 98% trong nhóm đẻ non [38]. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu trên phụ nữ có thai 3 tháng cuối.

Nghiên cứu này được thực hiện trên những phụ nữ có thai 3 tháng đầu nhưng cũng cho kết quả tương đương, khẳng định thêm lần nữa tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục khá phổ biến của phụ nữ nói chung và phụ nữ có thai nói riêng. Trên lâm sàng có tới 80,6% số thai phụ có biểu hiện viêm đường sinh dục dưới. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật (soi tươi) cho thấy có 96,8% số thai phụ tìm thấy tác nhân gây bệnh. (bảng 3.10).

Bảng 4.5. Tỷ lệ NKĐSDD so với các nghiên cứu khác

Tác giả Địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ (%)

Phan Thị Thu Nga (2004) [20] BV Phụ sản Trung ương 88,4

Garcia P.J (2004) [42] Peru 70,4

Landers DV và cs (2004) [50] Mỹ 79

Nguyễn Thị Thu Hằng (2006) [11] BV Phụ sản Trung ương 90,4 Phạm Bá Nha

(2006) [38]

Nhóm không đẻ non BV Phụ sản Trung ương 70,1

Nhóm đẻ non 98

Nguyễn Duy Ánh (2010) [1] Cầu Giấy, Đông Anh Hà Nội 78,4 Đỗ Thị Tiến Dung (2011) [10] Bv Đại học Y Thái Bình 90

Thạch Thùy Linh BV Phụ sản Trung ương 96,8

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, cho thấy tỷ lệ NKĐSDD ở phụ nữ chiếm tỷ lệ cao tùy theo từng nghiên cứu. Và cũng hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Theo tác giả Phạm Bá Nha tỷ lệ mắc viêm trong nhóm không đẻ non là 70,1%; trong nhóm đẻ non là 98%. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh và Đinh Thị Hồng, tỷ lệ của nghiên cứu cũng tương ứng với nghiên cứu của các tác giả này[32] [28].

Một số nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc NKĐSDD rất cao. Tại Mỹ, theo Landers DV và cs (2004), khi nghiên cứu 598 phụ nữ tại phòng khám sản phụ khoa thuộc 1 trường đại học y ở Mỹ cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc viêm đường sinh dục là 79% [21]. Một nghiên cứu khác của Garcia P.J tại Peru (2004) trên 754 phụ nữ tại vùng nông thôn ven biển và

cao nguyên cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm ít nhất một tác nhân gây NKĐSDD là 70,4% [33].

Về hình thái viêm kết hợp, tại bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 trong nghiên cứu cho thấy hình thái viêm âm đạo kết hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 16,1%; viêm âm hộ kết hợp viêm âm đạo là 9,7% và kết hợp cả 3 hình thái viêm chiếm 4,8%.Như vậy, từ kết quả này cho thấy tổn thương viêm chủ yếu là viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung; tương đương với một báo cáo cho rằng trong nhiễm trùng đường sinh dục dưới viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm hàng đầu và dao động trong khoảng 34% đến 98%. Kết quả về hình thái viêm âm đạo kết hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga tại bệnh viện phụ sản trung ương (2004) là 33,75%; của Đỗ Thị Tiến Dung tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình (2011) là 25%.Đó có thể là do cách chọn đối tượng của nghiên cứu là mẫu thuận tiện trên những phụ nữ có thai ba tháng đầu đến khám thai trong mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 12 và cũng có thể do đối tượng đã điều trị viêm từ trước để chuẩn bị cho lần mang thai này.

Tuy nhiên qua những số liệu trên vẫn thấy các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới khá phổ biến. Cần thiết phải phát hiện sớm và điều trị cho thai phụ trước khi mang thai và trong những tháng đầu thai kỳ tránh các tai biến sản khoa không đáng có, những ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Thực tế, việc khám để phát hiện các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong thời kỳ có thai chưa được quan tâm đúng mức và chưa là một bước trong quy trình quản lý thai nghén. Hơn nữa, do thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục đến thai nghén và tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều thai phụ từ chối khám phụ khoa trong 3 tháng đầu và từ chối điều trị thuốc.

Nước ta hiện nay không khám phụ khoa trong khám thai kỳ, do quá tải trong bệnh viên và bản thân thầy thuốc cũng mất dần thói quen này. Theo nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy việc khám phụ khoa phát hiện sớm viêm nhiễm đường sinh dục từ ba tháng đầu là điều cần thiết khi tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ 3 tháng đầu còn ở mức cao. Từ đó, phòng tránh và giảm thiểu những tai biến với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 49 - 52)