Tình trạng nhiễm Bacterial vaginosis

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 48 - 49)

Nghiên cứu này ghi nhận 4 trường hợp nhiễm Bacterial vaginosis trong 62 thai phụ chiếm 5,1% (bảng 3.8) trong đó có 2 trường hợp nhiễm phối hợp cầu khuẩn Gram dương.

Nghiên cứu trên phụ nữ có thai của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh, tỷ lệ này là 7,8%; của tác giả Đinh Thị Hồng là 3,9%; của tác giả Phạm Bá Nha ở nhóm không đẻ non là 3,6%. Nghiên cứu trên phụ nữ không có thai của Đinh Thị Tiến Dung là 30,7%; của Nguyễn Thị Hồng Yến là 15,38% [32] [28] [38] [58] [1]. Theo Simhan (2005), tỷ lệ mắc bệnh này ở thai phụ là 8,8%. Theo Carey (2005), tỷ lệ này là 16,2%.[10] [48].

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm Bacterial vaginosis STT Tác giả Tỷ lệ (%) 1 Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) 7,8 2 Đinh Thị Hồng (2004) 3,9 3 Simhan N.H (2005) 8,8 4 Carey (2005) 16,2

5 Phạm Bá Nha (2006) Nhóm không đẻ non 3,6

Nhóm đẻ non 20,4

6 Nguyễn Thị Hông Yến (2010) 15,38

7 Đỗ Thị Tiến Dung (2011) 30,7

8 Thạch Thùy Linh 5,1

Khoảng cách tương đối rộng về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nghiên cứu cho thấy sự lưu hành của bệnh thay đổi nhiều ở các quần thể nghiên cứu. Có thể tỷ lệ này còn phụ thuộc vào cách nhận định kết quả của từng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 3 triệu chứng: khí hư trắng xám đồng nhất dính, có Cluecells trong dịch âm đạo và test sniff dương tính trong 4 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới ( thêm tiêu chuẩn pH > 4,5) để chẩn đoán. Gần đây người ta đã chứng minh tiêu chuẩn Clucells và test sniff có gía trị chẩn đoán cao. Khí hư âm đạo đồng nhất dính không nhạy và độ pH không đặc hiệu. Tuy nhiên việc nhận định kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm xét nghiệm. Test sniff cần phải được thực hiện ngay và đánh giá kết quả ngay trong 5 giây đầu, bệnh phẩm để lâu sẽ làm sai lệch kết quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai ba tháng đầu tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 48 - 49)