Năng suất sinh sản chung củalợn nái ông bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 51 - 60)

Chỉ tiêu Landrace VCN11 Yorkshire n Mean SE Cv (%) n Mean SE Cv (%) n Mean SE Cv (%) Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 41 238,90b 3,21 8,60 102 250,30a 1,33 5,35 54 241,30b 2,88 8,77 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 41 353,70b 3,16 5,73 102 364,40a 1,34 3,73 54 356,10b 2,88 5,94 Số con sơ sinh/ổ (con) 234 11,51a 0,13 17,64 476 11,54a 0,08 15,03 296 11,54a 0,11 15,97 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 234 11,07a 0,12 16,71 476 10,98a 0,06 12,64 296 11,16a 0,10 15,35 Số con để nuôi/ổ (con) 234 10,34a 0,08 12,55 476 10,52a 0,06 11,56 296 10,11b 0,08 13,07 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 234 96,61ab 0,48 7,54 476 95,70b 0,32 7,21 296 97,03a 0,33 5,80 Số con cai sữa/ổ (con) 234 9,80a 0,09 13,65 476 9,92a 0,06 12,60 296 9,50b 0,08 15,16 Tỷ lệ nuôi sống (%) 234 94,95a 0,50 8,08 476 94,41a 0,30 6,94 296 94,13a 0,54 9,87 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 234 1,38a 0,01 11,12 476 1,32c 0,01 9,93 296 1,35b 0,01 11,31 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 234 14,27b 0,17 17,72 476 14,29b 0,10 14,79 296 15,04a 0,19 21,17 Khối lượng cai sữa/con (kg) 234 6,41a 0,04 9,54 476 6,08b 0,02 8,57 296 6,43a 0,04 9,94 Khối lượng cai sữa/ổ(kg) 234 62,68a 0,62 15,09 476 60,18b 0,41 14,71 296 60,68b 0,65 18,34 Số ngày cai sữa(ngày) 234 25,58b 0,17 10,05 476 26,04a 0,05 4,27 296 25,04c 0,13 8,75 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 192 153,28a 1,20 10,8 374 154,05a 1,12 14,07 234 153,76a 1,49 14,86

Biểu đồ 4.1. Số lợn con/ổ - Khối lượng sơ sinh/con - Khối lượng sơ sinh/con

Chỉ tiêu này liên quan đến số con sơ sinh/ổ và ảnh hưởng đến độ tăng khối lượng của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Hệ số di truyền của chỉ tiêu này (h2 = 0,2). Kết quả Bảng 4.5 cho thấy khối lượng sơ sinh/con ở nái Landrace, VCN11 và Yorkshire trong theo dõi này lần lượt 1,38, 1,32 và 1,35 kg. Khối lượng sơ sinh/con ở nái Landrace lớn hơn Yorkshire và thấp nhất ở VCN11. Sự sai khác là rõ ràng và có ý nghĩa (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), đối với lợn nái Landrace và Yorkshire 1,36 và 1,35 kg/con, thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Quang (2010), ở lợn nái VCN11 là 1,41 kg; cao hơn so với nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs. (2001), là 1,31 và 1,30 kg, thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005), 1,5 kg ở lợn Landrace và 1,48 kg ở lợn Yorkshire.

- Số con để ni/ổ

Đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền rất thấp (h2 = 0,065). Số con để nuôi/ổ chịu ảnh hưởng của số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều của đàn lợn lúc sinh, đồng thời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân lợn con, khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ cũng như trình độ chăm sóc, ni dưỡng của người chăn nuôi. Số con để nuôi/ổ càng nhiều càng có khả năng nâng cao số lượng lợn con cai sữa. Kết quả nghiên cứu trên 234 ổ đẻ của lợn nái Landrace, 476 ổ đẻ lợn nái VCN11 và 296 ổ đẻ của lợn nái Yorkshire cho thấy số con để nuôi của lợn

Landrace (10,34 con) tương đương với lợn nái VCN11(10,52 con) và cao hơn của lợn nái Yorkshire (10,11con). Sự sai khác này là có ý nghĩa với P<0,05. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn so với thông báo của Đặng Vũ Bình (2003), trên lợn Landrace (9,23 con) và lợn Yorkshire (9,12 con) và tương đương với nghiên cứu của Vũ Văn Quang (2010), trên lợn nái VCN11; thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), với số con để lại nuôi/ổ của lợn Landrace và Yorkshire là 10,84 và 11,26 con.

- Số con cai sữa/ổ

Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, tính ni con khéo của lợn mẹ và điều kiện quản lý chăm sóc ni dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Số con cai sữa/ổ tương quan thuận và chặt (r = 0,81) với số con sơ sinh sống/ổ (Blasco et al., 1995). Số con cai sữa/ổ của lợn Landrace,

VCN11 và Yorkshire nuôi tại Trung tâm là 9,80; 9,92 và 9,50 con. Sự sai khác này là có ý nghĩa (P<0,05) giữa hai dòng Landrace và VCN11 so với Yorkshire. Đặng Vũ Bình (2003), nghiên cứu trên nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc cho biết số con cai sữa/ổ của hai giống trên tương ứng là 8,29 và 8,25 con. Vũ Văn Quang (2010), cho biết nái VCN11 đạt 9,63 con. Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), thông báo nái Landrace và Yorkshire ni tại Xí nghiệp giống vật ni Mỹ Văn đạt tương ứng số con cai sữa/ổ là 9,01-9,51 con và 9,13-9,57 con. Như vậy, số con cai sữa/ổ thu được trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của tác giả trên, nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Đoàn Phương Thúy và cs. (2015), trên lợn nái Landrace và Yorkshire (10,35 và 10,31 con).

- Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống đánh giá tính khéo ni con của lợn mẹ và sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ. Ngồi ra, chỉ tiêu này cịn phụ thuộc vào sự quản lý chăm sóc ni dưỡng và các điều kiện vệ sinh phịng bệnh của các cơ sở chăn ni. Tỷ lệ ni sống đến cai sữa có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,5). Tỷ lệ nuôi sống của nái Landrace (94,95%) cao hơn so với VCN11 (94,41%) và Yorkshire (94,13%) với P>0,05. Kết quả này nằm trong phạm vi nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tỷ lệ nuôi sống của lợn ngoại. Phùng Thị Vân và cs. (2001), cho biết: tỷ lệ này là 84,65-90,93% ở lợn nái Landrace và 89,58-94,22% ở lợn Yorkshire; còn theo Phan Xuân Hảo và cs. (2001), chỉ tiêu này đạt 93,25% ở Landrace và 95,42% ở Yorkshire.

- Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn nái. Khối lượng cai sữa/ổ đánh giá chất lượng sữa mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, giống và lứa đẻ. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ ở lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire là 62,68 kg, 60,18 kg và 60,68 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa nái Landrace so với VCN11 và Yorkshire. Khối lượng cai sữa/ổ trong theo dõi này là phù hợp so với công bố của các tác giả trong và ngoài nước (Trịnh Hồng Sơn, 2009; Tan et al. (2000); Walkiewicz et al. (2000); Vũ Văn Quang (2010); Hoàng Thị Thủy, 2011)).

- Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn con lúc sơ sinh, tỷ lệ nuôi sống, độ đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ. Khối lượng cai sữa/con ở lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire thu được trong nghiên cứu là 6,41 kg; 6,08 kg và 6,43 kg. Như vậy, khối lượng cai sữa/con của lợn Landrace và Yorkshire cao hơn so với lợn VCN11. Sự sai khác là rõ ràng và có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả thu được trong nghiên cứu này ở lợn nái Landrace và Yorkshire cao hơn so với 6,25 và 6,14 kg (Lê Đình Phùng và cs., 2011); 5,5 và 5,6 kg (Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008); 5,38 và 5,35 kg (Phan Xuân Hảo và cs., 2001). Tuy nhiên, khối lượng cai sữa/con ở nái Landrace và Yorkshire của chúng tôi lại thấp hơn so với 7,01 và 6,61 kg trong kết quả nghiên cứu của Đoàn Phương Thúy và cs. (2015); Ở lợn nái VCN11 thấp hơn so với 7,07 kg trong kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Quang (2010).

- Thời gian cai sữa

Thời gian cai sữa phụ thuộc vào thức ăn, điều kiện chăn nuôi và khả năng áp dụng khoa học vào chăn nuôi. Thời gian cai sữa ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Muốn rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ thì phải rút ngắn số ngày cai sữa và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ sẽ tăng được số lứa đẻ/nái/năm. Bảng 3.5 cho thấy số ngày cai sữa của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire nuôi tại Trung tâm là 25,58

ngày, 26,04 ngày và 25,04 ngày(P<0,05). Số ngày cai sữa thu được trong nghiên cứu này phù hợp so với các nghiên cứu của một số tác giả khác trên lợn nái Landrace, Yorkshire và VCN11. Cụ thể: số ngày cai sữa là 24,7 ngày và 24,4 ngày (Lê Đình Phùng và cs., 2011), 27,1 ngày và 26,1 ngày (Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008), 23,61 ngày và 23,54 ngày (Đoàn Phương Thúy và cs., 2015), 24,47 ngày ở lợn nái VCN11 (Vũ Văn Quang 2010).

- Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm. Muốn tăng số lứa đẻ/nái/năm cần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp, h2 = 0,08 (Rydhmer, 1995). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn nái Landrace (153,28 ngày) thấp hơn lợn nái VCN11(154,05 ngày) và Yorkshire (153,76 ngày) với P>0,05. Kết quả này thấp hơn so với thơng báo của Đặng Vũ Bình (1999), với nái Landrace là 178,39 và nái Yorkshire là 179,04 ngày; của Đoàn Xuân Trúc và cs (2001), tương ứng là 163,3 – 167,3 ngày và 163,4 – 167,3 ngày; của Đinh Văn Chỉnh và cs. (2001), là 169,93 ngày và 171,31 ngày, và của Tammuruk và cs. (2000), là 167,9 ngày và 168,3 ngày. Tuy nhiên, kết quả ở nái VCN11 lại cao hơn so với 149,10 ngày trong công bố của Vũ Văn Quang (2010). Điều này cho thấy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuồng trại, thức ăn, quy trình chăm sóc ni dưỡng ở Trung tâm là phù hợp.

4.2.2. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ

Việc theo dõi khả năng sinh sản qua các lứa giúp người chăn nuôi thấy được sự biến động về năng suất, thấy được mức độ sinh sản tốt xấu của từng nái, có biện pháp chọn lọc hay loại thải hợp lý và kịp thời. Năng suất sinh sản của các dòng nái qua các lứa đẻ được thể hiện ở bảng 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11; biểu đồ 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 và 4.6. Nhân tố lứa đẻ ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đàn nái của trại. Trong nghiên cứu này, phân tích năng suất sinh sản của từng dòng nái qua các lứa đẻ.

Kết quả bảng 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10, và 4.11 cho thấy số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để ni/ổ ở lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire có xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5, đạt cao nhất ở lứa 5 và bắt đầu giảm ở lứa 6. Điều này phù hợp với quy luật sinh sản của lợn. Lợn nái đạt sự hoàn hảo nhất về khối lượng cũng như khả năng sinh sản từ lứa đẻ 3 đến lứa đẻ 6.

+ Số con sơ sinh/ổ

Số con sơ sinh/ổ của nái Landrace từ lứa 1 đến lứa 6 là: 10,73; 10,33; 11,45; 11,69; 13,10; 11,97 con. Ở lợn nái VCN11 từ lứa 1 đến lứa 6 là: 11,06; 11,21; 11,91; 11,63; 12,24; 11,41 con. Ở lợn nái Yorkshire từ lứa 1 đến lứa 6 là:11,24; 10,83; 11,08; 11,54; 12,35; 12,40 con. Như vậy, chỉ tiêu này tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5, đạt cao nhất ở lứa đẻ 5 lần lượt theo dòng nái là 13,10; 12,24; 12,35 con. Tương ứng với mỗi dịng nái nói trên, ở từng lứa đẻ hầu hết sự sai khác về số con đẻ ra/ổ giưã các dịng nái có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

+ Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ thu được trong nghiên cứu này từ lứa 1 đến lứa 6 của nái Landrace là 10,44; 10,05; 11,10; 11,54; 12,36 và 11,03 con; của nái VCN11 là: 10,38; 10,88; 11,14; 11,05; 11,67 và 11,45 con; và ở Yorkshire là 10,98; 10,51; 10,86; 11,29; 11,84; 11,64 con. Như vậy, chỉ tiêu này đạt giá trị cao nhất là 11,67 con ở lứa 5 của lợn nái VCN11. Hầu hết khơng có sự sai khác về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ giữa ba dòng nái ở từng lứa đẻ. Ở lứa 2 và lứa 5 có sự sai khác, sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009), Phùng Thị Vân và cs. (2001), trên đối tượng lợn Landrace và Yorkshire đã đưa ra kết luận số con sơ sinh sống tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5, sau đó giảm ở lứa đẻ 6; Vũ Văn Quang (2010), nghiên cứu ở lợn nái VCN11 cũng đưa ra kết luận tương tự. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

+ Số con để nuôi/ổ

Số con để nuôi/ổ thu được trong theo dõi này từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 6 của lợn nái Landrace là 9,98; 9,69; 10,38; 10,69; 11,21; 10,15 con; của lợn VCN11 là: 9,87;10,48;10,65; 10,67; 11,06; 10,67; của lợn nái Yorkshire là: 10,02; 10,02; 10,02; 10,13; 10,33; 10,17 con. Như vậy, số con để nuôi/ổ đạt giá trị cao nhất 11,21 con ở lứa đẻ 5 của lợn nái Landrace. Chỉ tiêu này khơng có sự sai khác giữa ba giống ở lứa 1 và lứa 6; ở các lứa cịn lại có sự sai khác và hầu hết sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Biểu đồ 4.2. Số con để nuôi/ổ theo lứa đẻ

+ Số con cai sữa/ổ

Kết quả nghiên cứu cho thấy số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ 1-6 ở lợn Landrace là 9,68; 9,40; 9,90; 10,13; 10,21 ; 9,48 con. Ở lợn VCN11 là :9,39 ; 9,96 ; 10,03; 10,05 ; 10,33 ; 10,00. Ở lợn nái Yorkshire là 9,57; 9,53; 9,56; 9,65; 9,47; 9,17 con. Như vậy, số con cai sữa/ổ đạt giá trị cao nhất (10,21 con) ở lứa 5 của lợn Landrace. Ở lứa 1 và lứa 4 khơng có sự sai khác về chỉ tiêu này giữa ba giống. Các lứa cịn lại đều có sự sai khác về chỉ tiêu này là rõ ràng và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Riêng ở lứa 5 chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 2 dòng nái Landrace, VCN11 với dòng nái Yorkshire (P<0,05), ở dòng nái Landrace và VCN11 khơng có sự sai khác về chỉ tiêu này (P>0,05). Đặng Vũ Bình (1999), thơng báo số con sơ sinh sống/ổ ở lợn Landrace và Yorkshire lứa 1 là 8,86 con, sau đó ổn định từ lứa 4 đến lứa 6 đạt từ 9,98 – 10,75 con. Cũng theo Nguyễn Công Hoan ( 2010), khi nghiên cứu trên lợn nái VCN11 thông báo số con sơ sinh sống/ổ lứa 1 là 8,53 con, sau đó ổn định ở lứa 4 và 5 là 10,05 và 10,66 con. Nghiên cứu của Tummaruk et al. (2000), trên lợn Landrace và

Yorkshire Thụy Điển cho kết quả tổng số con sơ sinh và sơ sinh sống/ổ tăng lên, ổn định và đạt giá trị lớn nhất ở lứa đẻ 5 và 6 sau đó mới có chiều hướng giảm

xuống ở các lứa đẻ sau. Còn theo kết quả nghiên cứu của Serenius và cs. (2002), trên hai giống lợn Large White và Landrace qua các lứa đẻ 1 đến lứa 5 cho thấy số con sơ sinh/ổ ở hai giống trên tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5. Cụ thể là 10,8; 11,6; 12,5; 12,9 con ở lợn Large White và 10,4; 11,5; 12,4; 12,7; 12,8 con ở lợn Landrace. Như vậy, lợn nái Landrace và Yorkshire trong theo dõi này có chỉ tiêu số con/ổ phù hợp với thông báo của các tác giả trên.

Biểu đồ 4.3. Số con cai sữa/ổ theo lứa đẻ

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

Khối lượng sơ sinh/ổ có xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5, ổn định và đạt đỉnh cao ở lứa 4, lứa 5 và bắt đầu giảm ở lứa 6. Ở lứa 3 và 4 của ba dịng lợn nái khơng có sự sai khác về chỉ tiêu này. Ở các lứa cịn lại có sự sai khác là rõ ràng và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể, khối lượng sơ sinh/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 ở lợn Landrace là 13,34; 12,75; 14,23; 14,89; 16,72; 13,75 kg; ở lợn nái VCN11 là 13,47; 14,16; 14,16; 14,79; 15,04; 14,50; ở lợn nái Yorkshire là 14,41; 13,82; 14,87; 15,55; 16,78; 14,98 kg. Như vậy, khối lượng sơ sinh/ổ đạt giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 51 - 60)