Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 33)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ngoại rất phát triển. Một số lợn ngoại như Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain... được nhập vào Việt Nam để cải tiến giống lợn nội, thông qua việc lai giữa hai giống với nhau tạo con lai F1 có ưu thế lai cao góp phần đẩy mạnh phong trào nạc hóa đàn lợn trên toàn quốc. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp, nhiều công trình tập trung vào nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống. Trong đó, giống lợn Landrace, Yorkshire và con lai của 2 giống này đã có những ưu điểm vượt trội so với các giống ngoại nhập khác. Nhiều đề tài nghiên cứu về hai giống này đã được tiến hành và công bố kết quả.

Nguyễn Thiện và cs. (1992), khi nghiên cứu năng suất sinh sản của hai giống Landrace và Yorkshire đã cho biết: số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire tương ứng là 9,57 và 8,4 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 11,89 và 11,3 kg; khối lượng 21 ngày/ổ là 31,3 và 33,67 kg.

Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1995), trên nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây cho kết quả như sau: tuổi phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 254,11 và 282 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,1 và 396,3 ngày; số con sơ sinh sống/ổ là 8,2 và 8,3 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày/ổ là 40,7 và 42,1 kg; khối lượng 21 ngày/con là 5,1 và 5,2 kg.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998), về khả năng sinh sản của giống lợn Landrace cho biết: trên 140 ổ đẻ có số con sơ sinh sống/ổ đạt 8,66 con với khối lượng trung bình 1,42 kg/con. Số con sơ sinh/ổ đạt cao nhất ở dòng lợn Landrace của Nhật (9,02 con), nhưng khối lượng sơ sinh/con thấp nhất (1,29 kg). Số con sơ sinh sống/ổ của dòng Landrace Bỉ là 8,04 con, khối lượng sơ sinh/con lại đạt khá cao (1,54 kg). Khả năng tiết sữa bình quân đạt 31,5 kg và không có sai khác giữa 3 dòng Landrace. Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối lượng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg.

Tác giả Đặng Vũ Bình và cs. (2001), cho biết năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại được nuôi ở các tỉnh miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1996-2001 như

sau: Số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire là 10,41 và 10,12 con; số con sơ sinh sống/ổ là 9,11 và 9,7 con; số con cai sữa/ổ là 8,29 và 8,25 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 12,96 và 12,41 kg; khối lượng sơ sinh/con là 1,31 và 1,28 kg; tuổi đẻ lứa đầu là 401,15 và 395,33 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 179,62 và 183,85 ngày. Các tác giả cũng cho biết trại giống, lứa đẻ và năm là ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire.

Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), nghiên cứu tại Xí nghiệp Giống vật nuôi Mỹ Văn cho thấy năng suất sinh sản của đàn lợn giống Landrace và Yorkshire đạt được như sau: số lợn sơ sinh sống/ổ là 10,01 và 9,76 con; số lợn cai sữa/nái/năm là 16,5 và 17,2 con.

Phan Xuân Hảo và cs. (2001), cho biết lợn Landrace và Yorkshire có tuổi động dục lần đầu là 197,36 và 203,39 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 264,71 và 251,74 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,91 và 374,49 ngày; lứa đầu có số con sơ sinh/ổ là 10,05 và 9,6 con; số con 21 ngày/ổ là 8,95 và 8,44 con; khối lượng cai sữa/con là 5,38 và 5,35 kg.

Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn ngoại ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã thông báo: số con sơ sinh/ổ của Landrace, Yorkshire và F1 (Yorkshire x Landrace) lần lượt là 10; 10,3 và 9,67 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,38; 1,44; 1,41; số con cai sữa/ổ là 9,33; 9,5; 9,0 con; thời gian cai sữa là 27,1; 26,1 và 27,1 ngày; tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa là 6,5; 6,3 và 6,8 kg.

Lê Đình Phùng và cs. (2011), thông báo lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có tuổi phối lần đầu tườn ứng là 269,6; 269 và 275,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 385,2; 384,2 và 391,6 ngày; số con sơ sinh/ổ là 10,9; 11,2; 11.3 con; số con cai sữa/ổ là 9,8; 9,8 và 10,3 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,44; 1,41; 1,38 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,25; 6,14; 6,03 kg; thời gian cai sữa là 24,7; 24,4 và 23,8 ngày; tỷ lệ sống đến cai sữa đạt 89,8; 86,3; 89,3%.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Lợn Landrace, Yorkshire,... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và được nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm như khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt. Ở Liên Xô (cũ), lợn Yorkshire chiếm 85%, còn ở châu Âu

chiếm khoảng 54%. Năm 1960, tỷ lệ Landrace trong cơ cấu đàn lợn của Cộng hoà dân chủ Đức là 56,5%. Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace.

White et al. (1991), nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: tuổi động dục lần đầu là 201 ngày (số mẫu nghiên cứu là 444), số con sơ sinh sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ.

Stoikov et al. (1996), đã nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi lở Bungari. Các tác giả cho biết số con sơ sinh/ổ ở các giống là khác nhau: ở lợn Yorkshire Anh là 9,7 con, ở Yorkshire Thụy Điển là 10,6 con, Yorkshire Ba Lan 10,5 đạt con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari là 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.

Nghiên cứu của Koketsu et al. (1997), cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace và Yorkshire là 237 và 249 ngày; số con sơ sinh/ổ là 12 và 12,22 con; số con sơ sinh sống/ổ ở cả hai giống Landrace và Yorkshire là 11,3 con.

Orzechowska and Mucha (1999), nghiên cứu trên lợn Large White, Landrace Hà Lan, Landrace Bỉ cho biết số con sơ sinh sống/ổ tương ứng ở ba giống trên lần lượt là 11,3; 11,4 và 10 con; số con cai sữa/ổ là 10,6; 10,7 và 9,1 con; tuổi đẻ lứa đầu là 355; 341 và 374 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 188; 188 và 181 ngày.

Tummaruk et al. (2000), cho biết năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire Thụy Điển từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ của 6989 nái thuần từ giai đoạn 1994-1997 như sau: số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,61 và 11,54 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 và 10,58 con; thời gian từ cai sữa/phối giống là 5,6 và 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8 và 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 và 368 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 167,9 và 168,3 ngày.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên

+ 197 lợn nái ông bà (gồm 102 nái VCN11 được phối với đực L19, 41 nái Landrace được phối với đực Yorkshire và 54 nái Yorkshire được phối với đực Landrace).

+ Lợn con của các tổ hợp lai trên từ cai sữa đến 60 ngày tuổi. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ thuộc Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, trong thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản - Tuổi đẻ lứa đầu - Tuổi đẻ lứa đầu

- Thời gian mang thai - Số con sơ sinh/ổ - Số con sơ sinh sống/ổ - Số con để nuôi/ổ - Số con cai sữa/ổ - Khối lượng sơ sinh/ổ - Khối lượng sơ sinh/con - Khối lượng cai sữa/ổ - Khối lượng cai sữa/con - Tỷ lệ sơ sinh sống - Tỷ lệ nuôi sống - Thời gian cai sữa

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ - Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa.

3.2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản 3.2.3. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ sau CS-60 ngày tuổi 3.2.3. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ sau CS-60 ngày tuổi 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc

+ Vệ sinh thú y: Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho lợn hậu bị, lợn nái sinh sản, lợn đực, lợn con theo quy trình phòng bệnh như sau.

*Lợn hậu bị:

Sử dụng các loại chất sát trùng như vôi bột, Biocid để phun chuồng trại 2 lần/tuần. Dùng đèn khò đốt khung lồng chuồng, sàn chuồng, sử dụng sút để ngâm xử lý sàn chuồng…

+ Nuôi dưỡng:Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp (cho lợn nái sinh sản, nái nuôi con, thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sũa, thức ăn cho lợn con từ cai sữa-60 ngày tuổi), chế độ ăn được trinh bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp

Thức ăn CP (%) ME (kcal/kg) Xơ thô (%) L ys (%) Met (%) Ca (%) P tổng số (%) Nái chờ phối 15 3000 6 0,9 0,45 0,8-1,2 0,6-1,0 Nái chửa 13 2800 9 0,6 0,45 0,8-1,2 0,6-1,0

Nái nuôi con 15 3000 6 0,9 0,45 0,8-1,2 0,6-1,0

Lợn con theo mẹ 21 3400 5 1,5 0,75 0,7-1,2 0,5-1,2

Lợn CS - 60 ngày tuổi 21 3350 5 1,4 0,70 0,7-1,2 0,5-1,2

Bảng 3.2. Khẩu phần cho từng giai đoạn của lợn

Đối tượng Giai đoạn Định mức (kg/con/ngày)

Lợn nái chờ phối Sau ngày cai sữa đến 7 ngày

Sau 7 ngày chưa động dục

3,0 2,2

Lợn nái chửa

1 đến 84 ngày 2,0 – 2,2 tùy theo thể trạng

85 – 110 ngày 2,5 – 3,0 tùy theo thể trạng

111 - 113 ngày Giảm dần từ 2,0 đến 1,5 kg

Ngày cắn ổ đẻ 0,5 kg hoặc không cho ăn

Lợn nái nuôi con

Ngày thứ nhất sau đẻ đến trước ngày cai sữa

Theo thể trạng và nhu cầu thực tế của lợn nái

Ngày cai sữa Không cho ăn

Lợn con theo mẹ

Tập ăn (7 ngày tuổi) đến cai sữa Ngày cai sữa

Cho ăn tự do

Giảm ½ lượng thức ăn Lợn cai sữa đến

60 ngày tuổi

3 - 4 ngày đầu sau cai sữa Ăn hạn chế và tăng dần

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu + Năng suất sinh sản: + Năng suất sinh sản:

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trong sổ theo dõi giống, sổ theo dõi sinh sản và sổ phối giống của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ- Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Tỉnh Thái Bình trong các năm 2012, 2013, 2014, 2015.

Với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lợn con sơ sinh sống, để lại nuôi và số con nuôi sống. Với các chỉ tiêu khối lượng: cân xác định khối lượng bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg.

- Tuổi đẻ lứa đầu: là tuổi lợn nái từ khi sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai: được tính từ khi phối giống có chửa đến khi đẻ.

- Số con sơ sinh/ổ bao gồm cả con sống và chết: đếm số con đẻ cho đến khi đẻ con cuối cùng

- Số con sơ sinh sống/ổ là tổng số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó.

- Số con để nuôi/ổ là số lợn con sơ sinh sống do chính lợn nái đẻ ra để lại nuôi/lứa (không tính con ghép).

- Số con cai sữa/ổ là tổng số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuôi riêng của từng lứa đẻ.

- Khối lượng sơ sinh/ổ là tổng khối lượng của lợn con sơ sinh còn sống theo dõi trong 24 giờ sau khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng.

- Khối lượng SS/con: cân khối lượng toàn ổ sau khi lợn nái đẻ xong, bằng cân đồng hồ sau đó chia cho số con đẻ ra trong ổ.

- Khối lượng cai sữa/ổ là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa. - Khối lượng cai sữa/con bằng khối lượng toàn ổ lúc cai sữa chia cho số con cai sữa/ổ.

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

Tỷ lệ SSS (%) = Số sơ sinh sống  100 Số con đẻ ra

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con sống đến cai sữa  100 Số con để nuôi

- Thời gian cai sữa (ngày tuổi): là thời gian nuôi từ khi sinh ra cho đến khi tách mẹ.

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): thời gian chửa + thời nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa.

+ Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa (TTTA/kg LCCS)

Tiến hành theo dõi thức ăn của đàn nái từ khi chờ phối giống đến khi cai sữa lợn con. Mỗi công thức theo dõi 10 ổ. Các loại thức ăn theo dõi gồm:

- Thức ăn cho lợn nái mang thai (kỳ I và II); - Thức ăn cho lợn nái nuôi con;

- Thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn. TTTA/kg LCCS (kg) =

Lượng TĂ sử dụng (lợn nái + lợn con đến cai sữa) Số kg lợn con cai sữa

+ Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái - Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo dòng nái;

- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ;

- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo mùa vụ: Đông - Xuân (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và Hè - Thu (từ tháng 4 đến tháng 9).

+ Sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của đàn con lai từ cai sữa – 60 ngày tuổi

Bố trí thí nghiệm: Phân lô nuôi theo dõi, mỗi công thức 3 ổ, mỗi ổ 10 con (lặp lại 3 lần). Lần1, mỗi công thức 1 ổ, mỗi ổ 10 con, thời gian cai sữa cách nhau 2-3 ngày. Lần 2, lần 3 lặp lại như lần 1.

Cân thức ăn cho lợn hàng ngày. Cân lợn trong các ô thí nghiệm ở các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm (sau cai sữa) và 60 ngày tuổi.

Tăng khối lượng (KL) từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) = KL 60 ngày tuổi - KL cai sữa.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) = (TA sử dụng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)/ (Tăng KL từ cai sữa đến 60 ngày tuổi).

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Sử dụng mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng như sau: Yijk = μ + Bi + Lj + Sk + εịjk

Trong đó :

- Yijk: năng suất sinh sản của lợn nái; - μ: giá trị trung bình quần thể;

- Bi: ảnh hưởng của giống, dòng lợn nái (3 mức : là 3 dòng VCN11, Landrace và dòng Yorkshire);

- Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ (6 mức : 6 lứa 1, 2, 3, 4, 5,6);

- Sk: ảnh hưởng của mùa vụ (2 mức: vụ Đông xuân (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 4 đến tháng 9);

- εijk: sai số ngẫu nhiên. * Các tham số thống kê:

- n số lượng mẫu (số con, số ổ đẻ); - Mean, là số trung bình;

- SE, sai số tiêu chuẩn; - Cv, hệ số biến động (%);

- P sai khác theo giá trị (T test) và Duncan.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN LỢN NÁI LỢN NÁI

4.1.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 33)