Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 6 củalợn nái ông bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 65 - 69)

Chỉ tiêu Landrace VCN11 Yorkshire

n Mean SE Cv (%) n Mean SE Cv (%) n Mean SE Cv (%) Số con sơ sinh/ổ (con) 33 11,97ab 0,52 24,76 70 11,41b 0,16 11,50 42 12,40a 0,27 13,91 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 33 11,03a 0,41 21,56 70 11,03a 0,15 11,45 42 11,64a 0,24 13,12 Số con để nuôi/ổ (con) 33 10,15a 0,27 15,00 70 10,67a 0,13 10,30 42 10,17a 0,27 16,96 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 33 93,72a 2,04 12,48 70 96,78a 0,61 5,28 42 94,26a 1,16 7,94 Khối lượng sơ sinh/con(kg) 33 1,35a 0,03 12,45 70 1,32a 0,01 9,20 42 1,31a 0,02 12,07 Khối lượng sơ sinh/ổ(kg) 33 13,75b 0,49 20,54 70 14,50ab 0,25 14,61 42 14,98a 0,44 18,83 Tỷ lệ nuôi sống (%) 33 93,42a 1,51 9,26 70 93,61a 0,86 7,68 42 90,09a 1,67 12,02 Số con cai sữa/ổ(con) 33 9,48ab 0,29 17,31 70 10,00a 0,15 12,51 42 9,17b 0,31 21,67 Khối lượng cai sữa/con(kg) 33 6,35a 0,11 10,12 70 6,11a 0,06 8,15 42 6,30a 0,10 10,51 Khối lượng cai sữa/ổ(kg) 33 59,73a 1,61 15,45 70 61,11a 1,09 14,94 42 56,73a 2,17 24,77 Số ngày cai sữa(ngày) 33 25,21b 0,41 9,24 70 26,06a 0,11 3,69 42 24,02c 0,33 8,84 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 33 150,09a 2,00 7,65 70 154,01a 2,83 15,39 41 153,61a 3,46 14,44

Các lứa cịn lại sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Trong cùng một lứa đẻ, chỉ tiêu này thường tỷ lệ nghịch với số con sơ sinh/ổ. Điều này có thể giải thích do tính trạng khối lượng có tương quan âm với số con. Hà Thị Tuế (2005) nghiên cứu trên đối tượng lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trại chăn nuôi Nam Mỹ, Nam Định cho kết quả, khối lượng sơ sinh/con từ lứa 1 đến lứa 5 ở lợn Landrace phối với đực Yorkshire lần lượt là 1,40; 1,48; 1,46; 1,42; 1,48 kg; ở nái Yorkshire phối với đực Landrace là 1,36; 1,42; 1,39; 1,36; 1,39 kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Hoan (2010), trên lợn nái VCN11 thông báo, khối lượng sơ sinh/ con tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 lần lượt là 1,39; 1,45; 1,50;1,45; 1,40 kg. Như vậy kết quả nghiên cứu trên lợn Landrace, Yorkshire, VCN 11 của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu trên. Điều này có thể giải thích do số lượng con đẻ ra/ổ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

- Khối lượng cai sữa/ổ

Kết quả theo dõi thu được ở lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire cho thấy khối lượng cai sữa/ổ tăng dần qua các lứa đẻ, đạt giá trị cao nhất ở lứa đẻ 5 (67,98 kg) ở lợn nái Landrace. Trong cùng một lứa đẻ khối lượng cai sữa/ổ ở ba dịng lợn nái đều có sự khác nhau, tuy nhiên sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) là ở lứa 1, lứa3 và đặc biệt là lứa 5. Cụ thể như sau: khối lượng cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 ở lợn nái Landrace là 60,55; 59,90; 63,67; 63,99; 67,98; 59,73 kg; ở lợn nái VCN11 là 55,08; 60,01; 60,10; 62,85; 64,10; 61,11 kg; ở lợn nái Yorkshire là: 60,67; 61,28; 62,52; 63,11; 59,21; 56,73 kg. Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) về khả năng sản xuất của một số cơng thức lai của đàn lợn ni tại Xí nghiệp chăn ni Đồng Hiệp, Hải Phịng trong đó có nghiên cứu năng suất sinh sản của Landrace, Yorkshire nhân thuần và phối chéo cho kết quả giá trị trung bình của khối lượng cai sữa/ổ của các đối tượng nêu trên tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 lần lượt là 49,99; 56,22; 56,39; 56,86 kg. Nghiên cứu của Vũ Văn Quang (2010), trên lợn nái VCN11 về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ cho kết quả tương tự, cụ thể là: 62,54; 67,44; 71,44; 71,67; 69,56; 70,49 kg. Như vậy, kết quả thu được về chỉ tiêu này của chúng tôi cao hơn so với kết quả nêu trên ở 2 dòng Landrace, Yorkshire nhưng lại thấp hơn ở dịng nái VCN11. Điều đó chứng tỏ đàn nái giống của đơn vị có chất lượng tốt hơn ở hai dòng Landrace, Yorkshire và đã có quy trình chăm sóc ni dưỡng lợn mẹ và lợn con hợp lý.

Biểu đồ 4.5. Khối lượng cai sữa /ổ theo lứa đẻ

- Khối lượng cai sữa/con

Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con có sự sai khác giữa các lứa trong cùng dòng nái. Chỉ tiêu này ở lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire trong từng lứa đẻ đều có sự sai khác nhau, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) rõ nét nhất từ lứa 1 đến lứa 5. Cụ thể như sau: khối lượng cai sữa/con ở lợn Landrace là 6,27; 6,40; 6,47; 6,31; 6,68; 6,35 kg; ở nái VCN11 là 5,88; 6,05; 6,01; 6,28; 6,22; 6,11 kg; ở lợn nái Yorkshire là 6,30; 6,57; 6,55; 6,54; 6,28; 6,30 kg. Như vậy, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ ràng đến tính trạng khối lượng và số con/ổ.

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt giá trị cao nhất (97,33%) ở lứa đẻ 2 của nái Landrace và thấp nhất (90,09 %) ở nái Yorkshire lứa thứ 6. Chỉ tiêu này ở từng lứa đẻ giữa ba giống đều có sự sai khác nhau, tuy nhiên sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) là ở lứa 2. Cụ thể như sau: tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Landrace là 97,01; 97,33; 95,36; 95,03; 91,04; 93,42 %; ở lợn nái VCN11 là 95,10; 95,17; 94,17; 94,47; 93,51; 93,61%; ở lợn nái Yorkshire là 95,57; 95,08; 95,36; 95,29; 92,57; 90,09%. Theo thơng báo của Lê Đình Phùng và cs. (2011), tỷ lệ ni sống đến cai sữa trung bình của Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) từ lứa 1-3 là 88,8%; từ lứa 4-6 là 88,9%. Nghiên cứu của Vũ Văn Quang (2010), trên lợn nái VCN11 tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 93,34; 93,50; 93,47; 91,25; 90,19; 90,59 %. Như vậy, kết quả trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

- Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ qua các lứa đẻ ít có sự biến động ở lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire. Cụ thể, chỉ tiêu này từ lứa 2 đến lứa 6 ở lợn Landrace là: 156,50; 155,50; 152,70; 150,90; 150,09 ngày; ở lợn nái VCN11 là 158,10; 152,71; 153,30; 151,80; 154,01 ngày; ở lợn nái Yorkshire là 155,40; 155,48; 151,40; 152,60; 153,61ngày. Nhìn chung, khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire qua các lứa đẻ 2 - 6 là tương đối đồng đều, khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả về khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở lợn Landrace và Yorkshire thu được trong theo dõi này có thể so sánh với thông báo của Hà Thị Tuế (2005) trên lợn Landrace, Yorkshire nhân thuần và phối chéo qua các lứa đẻ từ lứa đẻ 2 đến lứa 5 với khoảng cách lứa đẻ dao động từ 151 - 156 ngày;

Biểu đồ 4.6. Khoảng cách lứa đẻ

4.2.3. Năng suất sinh sản của nái Landrace, VCN11 và Yorkshire theo mùa vụ

4.2.3.1. Năng suất sinh sản của nái Landrace theo mùa vụ

Đối với lợn ngoại, điều kiện khí hậu thời tiết mùa vụ (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,…) ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản là 18-200C. Nhiệt độ lớn hơn 300 C thường làm giảm tỷ lệ thụ thai và tăng tỷ lệ chết phơi. Do đó, vào mùa hè tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra/lứa thường thấp hơn các mùa khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 65 - 69)