Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 44 - 51)

Chỉ tiêu Yếu tố ảnh hưởng

Lứa Mùa vụ

Tuổi phối lần đầu (ngày) - ***

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) - ***

Số con sơ sinh/ổ (con) *** NS

Số con sơ sinh sống/ổ (con) *** *

Số con để nuôi/ổ (con) *** *

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) * NS

Số con cai sữa/ổ (con) * NS

Tỷ lệ nuôi sống (%) ** NS

Khối lượng sơ sinh/con (kg) *** NS

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** **

Khối lượng cai sữa/con (kg) * NS

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) ** NS

Số ngày cai sữa (ngày) NS NS

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS NS

Ghi chú: NS: P>0,05 ; *: P<0,05 ** ;P<0,01 ; ***: P<0,001

- Mùa vụ: yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu với mức ý nghĩa P<0,05 – P<0,001. Các tính trạng cịn lại khơng bị ảnh hưởng với P>0,05. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với ý kiến của Nguyễn Văn Dũng (2008), mùa vụ ảnh hưởng đến tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà VCN11 của lợn nái ông bà VCN11

Ảnh hưởng của các yếu tố lứa đẻ và mùa vụ đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái VCN11 tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty cổ phần giống chăn ni Thái Bình được trình bày ở bảng 4.3. Kết quả Bảng 4.3 cho thấy:

Bảng 4.3. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái VCN 11 năng suất sinh sản của lợn nái VCN 11

Chỉ tiêu Yếu tố ảnh hưởng

Lứa Mùa vụ

Tuổi phối lần đầu (ngày) - ***

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) - ***

Số con sơ sinh/ổ (con) *** ***

Số con sơ sinh sống/ổ (con) *** ***

Số con để nuôi/ổ (con) *** *

Tỷ lệ SS sống (%) * *

Số con cai sữa/ổ (con) *** NS

Tỷ lệ nuôi sống (%) NS NS

Khối lượng sơ sinh/con (kg) NS NS

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** ***

Khối lượng cai sữa/con (kg) *** *

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) *** NS

Số ngày cai sữa (ngày) NS NS

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS NS

- Lứa đẻ có ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng sinh sản với mức có ý nghĩa thống kê (P<0,05 hay P<0,001). Các tính trạng: tỷ lệ ni sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/ con, số ngày cai sữa, khoảng cách lứa đẻ không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ với mức có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010); Đặng Vũ Bình (1999), đều cho rằng lứa đẻ có ảnh hưởng đến đa số các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.

- Mùa vụ cũng có ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng sinh sản của lợn nái ơng bà dịng VCN11 như tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra/ ổ, số con đẻ ra còn sống trên/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ với mức có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Các tính trạng số con để ni/ổ, tỷ lệ sống tới 24h, khối lượng cai sữa/con chịu ảnh hưởng của mùa vụ với mức có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Một số tính trạng khác như số con cai sữa/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, khoảng cách lứa đẻ không chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ với mức có ý nghĩa thống kê(P>0,05). Nguyễn Công Hoan (2010), cũng đưa ra kết luận mùa vụ có ảnh hưởng đến đa số các tính trạng sinh sản của lợn nái VCN11.

4.1.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà Yorkshire của lợn nái ông bà Yorkshire

Khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố lứa đẻ, mùa vụ có ảnh hưởng đến đa số các tính trạng sinh sản. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đối với dòng lợn nái Yorkshire được thể hiện ở bảng 4.4.

- Lứa đẻ có ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng sinh sản với mức có ý nghĩa thống kê (P<0,01 – P<0,001). Các tính trạng: Khối lượng cai sữa/con, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ chịu ảnh hưởng của lứa đẻ với mức có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), Hồng Thị Thủy (2011), đều cho rằng lứa đẻ có ảnh hưởng đến đa số các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn náiYorkshire .

- Mùa vụ: Kết quả từ Bảng 4.4 cho thấy ảnh hưởng của mùa vụ đến các tính trạng sinh sản tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con với mức có ý nghĩa thống kê (P<0,001); Các tính trạng: Số con đẻ ra cịn sống, số con để ni, tỷ lệ sống tới 24h, số con cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ, có mức ảnh hưởng của mùa vụ khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.4. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire

Chỉ tiêu

Yếu tố ảnh hưởng

Lứa Mùa vụ

Tuổi phối lần đầu (ngày) - ***

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) - ***

Số con sơ sinh/ổ (con) *** *

Số con sơ sinh sống/ổ (con) *** NS

Số con để nuôi/ổ (con) NS NS

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) * NS

Số con cai sữa/ổ (con) NS NS

Tỷ lệ nuôi sống (%) * ***

Khối lượng sơ sinh/con (kg) ** ***

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** **

Khối lượng cai sữa/con (kg) NS **

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) *** **

Số ngày cai sữa (ngày) ** *

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS NS

4.2. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI “ÔNG BÀ” VCN 11, LANDRACE VÀ YORKSHIRE

4.2.1. Năng suất sinh sản chung

Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty cổ phần giống chăn ni Thái Bình được trình bày ở Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.1. Kết quả bảng 4.5 cho thấy, đa số các chỉ tiêu năng suất sinh sản của ba dịng nái là có sự sai khác nhau, sự sai khác có ý nghĩa (P< 0,05), chỉ có số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, khoảng cách lứa đẻ là tương đương nhau.

- Tuổi phối giống lần đầu

Đối với cái hậu bị, việc xác định tuổi phối giống lần đầu rất quan trọng trong việc lập kế hoạch đưa gia súc vào làm giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire tương ứng là 238,90 ngày, 250,30 ngày và 241,30 ngày. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của lợn VCN11 cao hơn lợn Yorkshire và lợn Landrace, sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Tuổi phối giống lần của lợn Yorkshire cao hơn Landrace; tuy nhiên, sự sai khác khơng rõ ràng và khơng có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với thông báo của một số tác giả trong và ngoài nước: tuổi phối giống lần là 254,11 và 282 ngày ở Landrace và Yorkshire (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001); 253,10 ngày và 255,0 ngày ở nái VCN11 (Nguyễn Công Hoan, 2010; Triệu Thị Lan Anh, 2012). Ở các tài liệu tham khảo khác cũng cho thấy giá trị về chỉ tiêu này có phần cao hơn so với kết quả đạt được trong nghiên cứu này. Tuổi phối lần đầu của lợn Landrace và Yorkshire tương ứng là 253,7- 262,74 ngày và 251,6-260,7 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs., 2001); 237 ngày và 249 ngày (Koketsu et al., 1997).

- Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu có mối quan hệ mật thiết với tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ phối giống có chửa lần đầu và thời gian mang thai thường ổn định. Do vậy, tuổi đẻ lứa đầu được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lứa đầu thường có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,27). Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire tương ứng là 353,70 ngày, 364,40 ngày và 356,10 ngày, sự sai khác không rõ ràng ở dòng lợn Landrace, Yorkshire và khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả thu được phù hợp so với

nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Cụ thể: Đoàn Phương Thúy và cs. (2015), cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 357,55 ngày, của Yorkshire là 358,17 ngày; Đinh Văn Chỉnh và cs. (1995), cho biết chỉ tiêu này của 2 giống lần lượt 367 và 396,3 ngày; Nguyễn Công Hoan (2010) và Triệu Thị Lan Anh (2012), nghiên cứu ở dòng nái VCN11 là 367,58 ngày và 370,9 ngày; Có được kết quả trên là do Trung tâm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc thích hợp đối với lợn nái hậu bị, nhất là việc sử dụng thức ăn cho từng giai đoạn hợp lý và sử dụng biện pháp kích thích động dục đã làm giảm tuổi phối giống lần đầu mà vẫn đảm bảo điều kiện cần và đủ về tuổi và khối lượng phối giống. Trên cơ sở đó rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu, giảm chi phí trong giai đoạn ni hậu bị, qua đó sẽ góp phần tăng hiệu quả trong chăn ni lợn nái sinh sản.

- Số con sơ sinh/ổ

Kết quả nghiên cứu về số con sơ sinh/ổ của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire được trình bày ở bảng 4.5 và được minh họa qua Biểu đồ 4.1. Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire thu được trong theo dõi này lần lượt 11,51 con, 11,54 con và 11,54 con. Như vậy, số con sơ sinh/ổ ở ba dòng lợn nái trên là tương đương. Theo Đặng Vũ Bình và cs. (2001), số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace là 10,41 con, lợn Yorkshire là 10,12 con; Theo Vũ Văn Quang (2010), ở lợn nái VCN11 là 10,99 con. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2001), số con sơ sinh/ổ ở lợn Landrace và Yorkshire tương ứng 9,38-9,9 con, 10,52-11 con. Đoàn Phương Thúy và cs. (2015), tương ứng là 11,47 và 11,91 con. So với các kết quả trên, kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn ở lợnLandrace và VCN11, nhưng thấp hơn ở lợn Yorkshire.

- Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt với số con cai sữa, r = 0,81 (Rothschild and Bidanel, 1998). Mặt khác, chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ có hệ số di truyền thấp h2

= 0,13 và có tương quan di truyền cao với số con sơ sinh còn sống ở lứa thứ 2, r = 0,67 (Rydhmer et al., 1995). Do đó, việc chọn lọc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng số con cai sữa/ổ và số con sơ sinh sống ở lứa thứ 2. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire nuôi tại

Trung tâm lần lượt 11,07 con, 10,98 con và 11,16 con. Tuy nhiên, sự sai khác khơng rõ ràng và khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn với thông báo của các tác giả trong nước nhưng lại thấp hơn so với các nghiên cứu nước ngoài. Cụ thể: kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2001), là 9,91 con ở lợn Landrace và 9,7 con ở lợn Yorkshire; Phùng Thị Vân và cs. (2001) và Vũ Văn Quang (2010), tương ứng ở lợn Landrace là 9,25 - 9,85 con, lợn Yorkshire là 10,1 -10,91 con và VCN11 là 10,54 con; của Phan Xuân Hảo và cs. (2001), tương ứng 10,3 con và 9,97 con.

- Tỷ lệ sơ sinh sống

Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và chất lượng đàn con khi mới sinh, đồng thời cịn đánh giá trình độ kỹ thuật, điều kiện nuôi dưỡng của từng cơ sở. Bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ sơ sinh sống của lợn Landrace, VCN11 và Yorkshire lần lượt 96,61%, 95,70% và 97,03%. Như vậy, chỉ tiêu này của Landrace, VCN11 và Yorkshire có sự sai khác nhau, sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Nguyễn Khắc Tích (1995), nghiên cứu trên nái Landrace và Yorkshire ni tại Xí nghiệp giống Mỹ Văn đã thơng báo kết quả tương ứng 94,83; 93,27%. Vũ Văn Quang (2010), cho biết: chỉ tiêu này ở nái VCN11 là 96,24%. Như vậy, kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn ở lợn nái dòng Landrace, Yorkshire và tương đương ở dòng lợn nái VCN11.

- Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh/con. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp và có tương quan di truyền thuận và chặt với số con sơ sinh/ổ: r = 0,65 (Rosthchild and Bidanel, 1998). Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire tương ứng 14,27 kg, 14,29 kg và 15,04 kg. Như vậy, chỉ tiêu này của lợn nái Yorkshire cao hơn lợn nái Landrace và VCN11. Sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05) giữa lợn nái Yorkshire so với hai dòng lợn Landrace và VCN11. Kết quả thu được trong nghiên cứu này phù hợp với thông báo của một số tác giả trong nước. Cụ thể, khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn Landrace, Yorkshire lần lượt 13,32 và 13,14 kg (Đinh Văn Chỉnh và cs., 2001) là 14,42- 14,54 và 12,95-13,96 kg (Phùng Thị Vân và cs., 2001); ở nái VCN11 là 14,89 kg (Vũ Văn Quang, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 44 - 51)