Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 26)

9.1. Phương pháp phân tích tài liệu

9.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua các tài liệu thứ cấp. Đó là các nghiên cứu về vai trò của VXH, MLXH đối với việc làm của SVTN, cụ thể là các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước về vấn đề, các bài báo trên các tạp chí chun ngành XHH. Ngồi ra tác giả cịn thu thập các thơng tin từ tài liệu thứ cấp, các bài báo học thuật trên các trang mạng trong và ngoài nước.

9.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát thông tin sinh viên tốt nghiệp của trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 2013 - 2015 do tác giả làm đội phó phụ trách đội điều tra; sử dụng kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2014 do Khoa XHH chủ trì thực hiện, bản thân tác giả là một thành viên của nhóm khảo sát. Ngồi ra, tác giả còn sử dụng kết quả khảo sát từ cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả chủ trì vào 2013:“Vốn xã hội của sinh viên thông qua các

hoạt động Đoàn - Hội”.

9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn với 12 trường hợp. Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 60 đến 120 phút), với cơ cấu mẫu như sau:

- SVTN năm 2015: 05 người (01 nam, 04 nữ) - SVTN năm 2016: 05 người (01 nam, 04 nữ)

- Đơn vị đào tạo, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động: 02 người

Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, qua internet (Message Facebook, Hangout gmail, Skype, Viber, Zalo)

9.3. Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi và cách thức kiểm định giả thuyết

Tác giả sử dụng dữ liệu từ phiếu khảo sát: “Vai trò của mạng lưới xã hội đối với việc làm của Sinh viên tốt nghiệp Khoa Xã hội học Trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016”. Số phiếu phát ra 150

phiếu/150 SVTN, số phiếu hợp lệ thu về là 144 phiếu, số phiếu không hợp lệ là: 06 phiếu. Cơ cấu mẫu như sau:

21

- SVTN năm 2016: 86 sinh viên (78 nữ, 08 nam)

Quá trình trình xử lý số liệu được thao tác trên phần mềm xử lý số liệu SPSS phiên bản 20.0, nghiên cứu chứng minh giả thuyết được thực hiện như sau:

Đặt cặp giả thuyết thống kê:

- Giả thuyết không H0: hai biến độc lập với nhau - Giả thuyết đối H1: hai biến có liên hệ với nhau.

Vận dụng trong các trường hợp cụ thể trong nghiên cứu như sau: - H0: Các MLXH và việc làm của SVTN không phụ thuộc lẫn nhau. - H1: Các MLXH và việc làm của SVTN có phụ thuộc lẫn nhau. + Nếu hệ số P < 0.05 => bác bỏ H0, thừa nhận H1

+ Nếu hệ số P > 0.05 => bác bỏ H1, thừa nhận H0

Mặt khác để thấy được mức độ tương quan của các biến tronghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số Cramer’V. Hệ số Cramer’V đi từ 0 - 1 (0 < V < 1) Nếu hệ số V càng gần 1 thì chứng tỏ hai biến có mối quan hệ càng mạnh với nhau. Dựa vào hệ số Cramer’V sẽ thấy được sự xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau giữ 2 biến H1 và H0 trong nghiên cứu, cụ thể như sau:

1/ Nếu hệ số 0,0 < Cramer’V < 0,2: hai biến có mối liên hệ lỏng lẻo 2/ Nếu hệ số 0,2 ≤ Cramer’V < 0,4: hai biến có mối liên hệ bình thường 3/ Nếu hệ số 0,4 ≤ Cramer’V < 0,6: hai biến có mối liên hệ khá mạnh. 4/ Nếu hệ số 0,6 ≤ Cramer’V < 0,8: hai biến có mối liên mạnh.

22

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm Mạng lưới xã hội

Khái niệm MLXH dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội [16].

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khái niệm “mạng lưới xã hội” bao hàm các nhân tố: gia đình/họ hàng, hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp, thầy/cô giáo, các kênh mạng xã hội v.v. ảnh hưởng đến việc làm của SVTN.

1.1.2. Khái niệm Vai trò của mạng lưới xã hội

Vai trò thường được biểu hiện ở tính chất của sự vật, sự việc, hiện tường, dùng để nói về chức năng, nhiệm vụ, mục đích của sự vật, sự việc, hiện trượng trong một bối cảnh hoặc mối quan hệ nào đó. Trong cuộc sống, MLXH có vai trị đối với cả đời sống vật chất, tinh thần, mọi khía cạnh của mỗi chủ thể.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, khái niệm “vai trò của mạng lưới xã hội” thể hiện mục đích, chức năng, biểu hiện, mối liên hệ tương quan của nó đó đối với q trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của SVTN.

1.1.3. Khái niệm Vốn xã hội

Khái niệm vốn xã hội đã được nhiều nhà xã hội học quan tâm và đưa ra định nghĩa như: Lyda Judson Hanifan, Pierre Bourdieu, James Coleman, Putnam, Fukuyama v.v. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu trung vốn xã hội thường

được định nghĩa xoay quanh 3 yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc

chung với nhau, sự tin cậy giữa con người với nhau, các mạng lưới xã hội [25].

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả tập trung phân tích 3 yếu tố nội hàm trên để làm rõ vốn xã hội của SVTN.

1.1.4. Khái niệm Việc làm

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [26]. Trong phạm vi đề tài, khái niệm “việc làm” được hiểu theo tiến trình sinh viên tốt nghiệp đi tìm kiếm và có được hoặc chưa có được việc làm đến thời điểm hiện tại.

23

1.1.5. Khái niệm Sinh viên tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp thường được hiểu là những người đã tốt nghiệp chương trình cao đẳng, đại học. Trong phạm vi nghiên cứu này sinh viên tốt nghiệp được hiểu là: Sinh viên QH - 2011 X, QH - 2012 X, tốt nghiệp các năm 2015, 2026 chuyên ngành XHH, Khoa XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã hồn thành chương trình học tập đang hoặc có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động.

1.2. Các lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết Mạng lưới xã hội

Lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết “Mạng lưới xã hội”

Vào năm 1934, J. L. Moreno cho ra đời tác phẩm “Who Shall Survive?” ông

đưa ra các nguyên tắc và công cụ của phương pháp trắc lượng xã hội. Theo đánh giá của S. Wasserman và K. Faust (1994) thì phương pháp phân tích MLXH chỉ thực sự ra đời cùng với sự ra đời của phương pháp "trắc lượng xã hội"7. Phương pháp này gồm có hai cơng cụ cơ bản là "kiểm tra xã hội học"8 và "lược đồ xã hội"9. Công cụ "kiểm tra xã hội học" sẽ khám phá được các cấu trúc xã hội trong nhóm, tổ chức thông qua việc làm sáng tỏ các “lực hút”10 và các “lực đẩy”11 giữa các thành viên trong một nhóm. Sau đó nhà nghiên cứu sẽ dùng đến công cụ "lược đồ xã hội" để thể hiện trên mặt phẳng những lực hút và lực đẩy giữa các thành viên trong nhóm/tổ chức đó.

Tuy nhiên nếu kể đến những ý tưởng về phân tích MLXH từ đầu thế kỷ XX thì phải nhắc đến tên tuổi của nhà xã hội học lừng danh người Đức Georg Simmel (1858 - 1918), ông là người có cơng đầu trong việc đưa khái niệm "tính liên hệ xã hội"12. Sau

đó, các nhà xã hội học thuộc trường phái Chicago đã thao tác hóa khái niệm này của

G. Simmel thành các chủ đề nghiên cứu như các mối quan hệ láng giềng, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè trong đời sống đơ thị [40].

Vào đầu những năm 1950, nhà nhân học người Anh J.A.Barnes đã đến đảo Bremnes thuộc Na Uy, để nghiên cứu đời sống của 4600 dân của cư dân nơi đây trong thời gian hai năm. Sau đó vào năm 1954, ơng cho cơng bố trên tạp chí Quan hệ con

7 Sociométrie/sociometry 8 Sociometric test 9 Le sociogramme/sociogram 10 Attractions 11 Répulsions 12 Geselligkeit/sociability/sociabilité

24

người13 một bài viết14 chính thức khởi xướng ra khái niệm "mạng lưới xã hội"15

Vào năm 1977 Barry Wellman thành lập “Mạng lưới phân tích MLXH quốc tế”16 tại Toronto, Canada thì trường phái tiếp cận về khái niệm, phương pháp nghiên cứu của MLXH chính thức được ra đời.

Nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter đã góp phần cho sự phát triển của lý thuyết “Mạng lưới quan hệ xã hội” khi đưa ra lý thuyết "Sức mạnh của các mối quan hệ yếu"17 triển khai lần đầu vào năm 1973 và được điều chỉnh lại vào năm 1983.

Đến năm 1992 lý thuyết "Các lỗ trống cấu trúc"18 cũng được nhà xã hội học Ronald S. Burt định hình [42].

Một số quan điểm chính về “Mạng lưới xã hội”

Georg Simmel (1858 - 1918) cho rằng khái niệm tính liên hệ xã hội được hiểu như là một tập hợp các mối quan hệ giữa một cá nhân/một nhóm với những cá nhân khác/nhóm khác.

Thơng qua nghiên cứu tại Đảo Bremnes, Na Uy, J.A.Barnes đã cho rằng cư dân tại Bremnes gắn chặt với nhau trong một mạng lưới19 quan hệ bạn bè, thân tộc từ đấy ông nhận thức được rằng các mối quan hệ xã hội cũng mang tính "chuyển tiếp"20 theo nghĩa là một cá nhân A nào đó có quan hệ với hai cá nhân B và C, do đó có nhiều khả năng B và C cũng sẽ có quan hệ với nhau.

Tonnies lập luận rằng các nhóm xã hội có thể tồn tại như các mối quan hệ xã hội cá nhân và trực tiếp hoặc cá nhân liên kết những người chia sẻ các giá trị và niềm tin21 cộng đồng hoặc liên kết xã hội khách quan, chính thức, và cơng cụ22 xã hội [52].

Theo M. Granovetter khi nói đến mật độ và cường độ của MLXH cần nhấn mạnh sự tác động đến từ các mối liên hệ yếu thông qua nghiên cứu một mẫu gồm 266 người đã thay đổi công việc tại vùng Newton, thuộc thành phố Boston, Hoa Kỳ vào năm 1973. Trong nghiên cứu này Granovetter đã đi đến kết luận rằng trong vấn đề tìm kiếm việc làm, các mối quan hệ yếu sẽ hiệu quả hơn các mối quan hệ mạnh.

13 Human Relations

14 Class and Committees in a Norvegian Island Parish

15 Social network

16 International Network for Social Networks Analysis -INSNA

17 The Strength of Weak ties

18 Structural Holes

19 Enmeshed in a close web

20 Transitive

21 Gemeinschaft

25

Trong khi đó Ronald S. Burt lại dành sự quan tâm đến lỗ trống cấu trúc trong mạng lưới quan hệ xã hội. Ông cho rằng, lỗ hổng xảy ra khi hai “tác nhân”23 nào đó trong mạng lưới chỉ có thể truyền thơng với nhau/quan hệ với nhau thông qua một tác nhân thứ ba, hoặc hai tác nhân đó khơng thể liên kết với nhau để chống lại một tác nhân thứ ba nào đó. Khi đó tác nhân thứ ba sẽ lợi dụng các lỗ thủng cấu trúc này để trục lợi cho mình. Và người thứ ba đóng vai trị là người trung gian24 để tạo dựng nên cái gọi là quan hệ xã hội. Với lý thuyết này chúng ta nhận thấy rằng: VXH của tác nhân sẽ phụ thuộc vào mức độ tự chủ của tác nhân, mà mức độ tự chủ sẽ tăng khi sự phụ thuộc của tác nhân vào các tác nhân khác giảm, tức là khi tác nhân là người làm chủ được nhiều lỗ trống cấu trúc trong mạng lưới.

Như vậy, MLXH là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các tác nhân các quy luật hình thành và biến chuyển của những mối quan hệ

đó, và nhất là làm sáng tỏ những ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội hay cấu trúc

của mạng lưới đối với hành vi của các tác nhân [35].

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lý thuyết MLXH để đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trang MLXH của SVTN hiện nay và vai trò của những mạng lưới đó đến q trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của SVTN.

1.2.2. Lý thuyết vốn xã hội

“Vốn xã hội”25 là một lý thuyết cận đại, xuất hiện sau này, do sự phát triển và biến đổi của thời cuộc mới.

Khái niệm VXH khởi thuỷ từ Tây Phương. Người đầu tiên nói đến VXH là Lyda Judson Hanifan - một nhà giáo dục của Hoa Kỳ. Vào năm 1916, Lyda bàn đến vấn đề quan hệ trong các trường ốc ở vùng thôn dã tại Bắc Hoa Kỳ. Khi bàn về vốn xã hội, ông đã đưa ra nhận định rằng: “những giá trị hiện thực đó có tác dụng lên hầu hết cuộc sống hàng ngày của con người”26. Lyda Judson Hanifan dùng từ VXH để chỉ tình thân hữu, sự cảm thơng lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình.

Từ sự nghiên cứu kĩ lưỡng, cẩn thận và sự ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lý v.v. tại Hoa Kỳ, các nước phương Tây và các quốc gia đang phát triển khác trên tồn thế giới. Năm 1961, Jane Jacob phân tích và

23 Actor

24 Tertius gaudens

25 Social capital

26

thảo luận về vốn xã hội trong mối tương quan của đời sống ở thành phố. Mark Granovetter là một trong những người đã khởi điểm cho việc đào sâu khái niệm VXH khi ông soạn hẳn ra một lý thuyết riêng và đưa VXH ứng dụng trong cuộc sống. Tác phẩm “Sức mạnh đến từ các mối liên hệ yếu” của ông được xem là một trong những

sản phẩm tiên phong cho sự phát triển của dịng lý thuyết mới là lý thuyết VXH. Ơng cũng là ngọn cờ dẫn đường trong việc đưa lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực XHH để phân tích q trình lưu thơng của các loại tài sản khác nhau trong khơng gian xã hội.

Trong khi đó nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu, nhấn mạnh tới VXH với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân có thể. Có bốn loại vốn chính: vốn kinh tế27, vốn văn hóa28, vốn xã hội29, và vốn biểu tượng30. Theo ơng, VXH là tồn bộ nguồn lực từ thực tế hoặc tiềm ẩn được xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ nó mà các cá nhân, gia đình, tập thể có thể móc nối được nhiều ưu thế. Và ông khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể thu thập một VXH nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy [11].

Tiếp đó đến năm 1988, James S. Coleman phát triển lý thuyết giáo dục về nguồn VXH. Các ý tưởng tinh hoa này đã lọt vào tư duy, tầm ngắm của tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh là Ngân hàng Thế giới. Họ sử dụng như một ý kiến rất hữu ích về mặt tổ chức. Ngân hàng Thế giới xác định rằng: “Bằng chứng mỗi ngày một nhiều chỉ rõ rằng, sự liên kết xã hội là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát triển tiến lên khơng ngừng”31 [34]. Theo Coleman thì VXH là một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó, được tồn tại với các đặc tính chính: mức độ tin cậy nhau của con người trong xã hội, sự gói gém các liên hệ xã hội mang đặc tính của “kênh truyền thơng” và thơng qua các quy tắc32 có kèm theo sự trừng phạt33 [11].

Năm 1995, Robert D. Putnam, nhà khoa học chính trị, giáo sư ngành chính sách cơng, đại học Harvard, Hoa Kỳ là người đầu tiên đưa khái niệm VXH làm nó trở thành

tâm điểm của các nghiên cứu khoa học và tranh luận. Ông thể hiện lập trường và sự

đồng tình của mình với Coleman hơn là Pierre Bourdieu. Trong một cơng trình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 26)