MLXH với thu nhập của SVTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 65 - 67)

Chương 3 MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM

3.2.3.MLXH với thu nhập của SVTN

Nền giáo dục đại học có thể mở rộng và làm giàu tri thức cho con người, sinh viên tốt nghiệp mong đợi thu nhập cao hơn với những người không có bằng cấp, theo thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi dưới 35 đã tăng lên 8,0% đối với những người có bằng cấp, thu nhập chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố khác nhau. 05 quốc gia dẫn đầu về thu nhập của người có trình độ Đại học là: Ireland, Hoa Kỳ, Ba Lan, Vương Quốc Anh, Hàn Quốc [64].

Trong số sinh viên tốt nghiệp năm 2015, 2016 ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhận được sự trợ giúp công việc từ gia đình/họ hàng thì có 58,8% SVTN có mức lương dưới 3.000.000 đồng/tháng, 41,2% SVTN có mức lương từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng/tháng và 0,0% SVTN có mức lương trên 6.000.000 đồng/tháng. Đối với những SVTN không nhận được sự hỗ cho công việc hiện tại từ gia đình/họ hàng thì có 18,0 % SVTN nhận được mức lương dưới 3.000.000 đồng/tháng, 66,0% SVTN có mức lương từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng/tháng, 10,0% SVTN có mức lương từ 6.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng, 6,0% SVTN có mức lương trên 10.000.000 đồng/tháng (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Mạng lưới gia đình/họ hàng và thu nhập của SVTN

Thu nhập SVTN có sgia đình/họự hàng (%) hỗ trợ từ SVTN không có stừ gia đình/họ hàng (%) ự hỗ trợ

< 3.000.000 58,8 18,0

Từ 3.000.000 – 6.000.000 41,2 66,0 Từ 6.000.000 – 10.000.000 0,0 10,0

> 10.000.000 0,0 6,0

60

Số liệu trên dẫn đến phán đoán rằng những SVTN có sự hỗ trợ của gia đình/họ hàng để đạt được công việc hiện tại có mức lương thấp hơn những SVTN không có sự hỗ trợ của gia đình/họ hàng. Tuy nhiên, kết quả xử lý số liệu cho thấy không có mối liên hệ nào giữa sự trợ giúp của gia đình và mức lương cao, thấp của SVTN.

Tương tự như vậy, những SVTN có sự hỗ trợ của hội/nhóm bạn bè trong công việc (Bảng 3.5) không có mối liên quan với mức lương nhận được.

Bảng 3.5: Mạng lưới hội/nhóm bạn bè và thu nhập của SVTN

Thu nhập SVTN có shội/nhóm bựạ hn bè (%) ỗ trợ từ SVTN không có shội/nhóm bạn bè (%) ự hỗ trợ từ

< 3.000.000 13,5 28,7

Từ 3.000.000 – 6.000.000 62,2 62,5 Từ 6.000.000 – 10.000.000 16,2 5,0

> 10.000.000 8,1 3,8

Tổng (%) 100,0 100,0

Kết quả điều tra cũng hiển thị những SVTN có công việc hiện tại thông qua sự giúp đỡ của thầy/cô, hoặc tìm kiếm trên mạng xã hội không thể hiện mối liên hệ với thu nhập của SVTN.

# Trường hp 05: Đ.T.Q.T (Nữ), tốt nghiệp 2015 chia sẻ: “mức lương thì theo một khung cốđịnh rồi, mới ra trường làm tư nhân thì tầm 5 đến 7 triệu, làm nhà nước thì bằng cử nhân theo hệ số 2.34, cộng các hỗ trợ chắc dao động từ 3 - 4 triệu, mạng lưới xã hội thì giúp mình tìm kiếm thông tin việc làm và chia sẻ công việc, tình cảm chứ ít khi mà giúp cho lương cao hơn được”

Kết quả thu được hiện tại tương tự kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp khoa XHH, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2011, 2012. Không có mối liên hệ nào giữa các mạng lưới gia đình/họ hàng, thầy/cô giáo, bạn bè với thu nhập trong công việc hiện tại của sinh viên tốt nghiệp 2011, 2012.

# Trường hp 07: N.T.T.H (Nữ), tốt nghiệp 2015 chia sẻ: “mức lương của các bạn trong lớp em cũng tầm tầm 6.000.000đ đổ lại nên em nghĩ ai giới thiệu cũng thế cả thôi, trừ khi tham gia các dự án phi chính phủ, nhưng các dự án đó lại theo thời vụ, làm một đợt, trả một cục tiền rồi nghỉ, tính ra chia trung bình thì chắc không cao, mà vất vả nữa, thường phải đi nhiều”.

61

lao động và tìm kiếm một công việc, còn với vấn đề thu nhập của SVTN thì MLXH không thể hiện mối liên hệ tương quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 65 - 67)