Chương 3 MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM
3.2.2. MLXH với khả năng áp dụng chuyên môn vào công việc của SVTN
Hiện nay có hơn ½ thanh niên Việt Nam có việc làm đã được đào tạo đầy đủ cho công việc họ đang làm (50,5%) lao động trẻ có bằng cấp phù hợp với yêu cầu công việc trong năm 2015). Tuy nhiên không phải tất cả thanh niên được đào tạo đều có thể tìm thấy công việc phù hợp với trình độ của họ; 26,0% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc mà họđang làm trong năm 2015. Mặt khác, trình độ thấp hơn yêu cầu trong lao động trẻ vẫn là một vấn đề tại Việt Nam, 23,5% lao động trẻ nằm trong nhóm này. Từ năm 2013 - 2015 khoảng ½ thanh niên Việt Nam có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc và tỉ lệ này giảm dần từ 53,2% xuống 50,5% (Bảng 3.3) [3].
Bảng 3.3: Sự phù hợp giữa trình độ của thanh niên có việc làm với yêu cầu công việc
Sự phù hợp của trình độ với yêu cầu công việc 2013 (%)
2015 (%)
Trình độ thấp hơn yêu cầu công việc 23,7 23,5 Trình độ cao hơn yêu cầu công việc 23,2 26,0 Trình độ phù hợp với yêu cầu công việc 53,2 50,5
Tổng số thanh niên có việc làm 100,0 100,0
Kết quả cuộc điều tra 8000 sinh viên tốt nghiệp của Thụy sĩ cho thấy các sinh viên ra trường nhận được công việc của mình thông qua các quan hệ xã hội có xu hướng đạt được công việc liên quan đến bằng cấp được đào tạo và có những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn [4]. Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2011, 2012 cho thấy những sinh viên nhận được sự hỗ trong tìm kiếm việc làm từ trợ thầy/cô giáo có xu hướng làm việc đúng chuyên môn được đào tạo. Trong số sinh viên tốt nghiệp đã tìm việc làm thành công từ sự giúp đỡ
58
của thầy/cô thì 15,4% trong số họ cảm thấy có công việc “rất phù hợp chuyên môn”, 61,5% cảm thấy “phù hợp”, 23,1% cảm thấy “ít phù hợp”, 0,0% cảm thấy “không phù hợp”. Sự giúp đỡ của các mạng lưới còn lại không thể hiện xu hướng hệ quả với mức độ phù hợp giữa chuyên môn [24)].
Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN các năm 2015, 2016 thì những SVTN đạt được công việc hiện tại nhờ sự trợ giúp của gia đình/họ hàng cho rằng công việc hiện tại của họ phù hợp với chuyên môn được đào tạo hơn, cụ thể: 20,8% SVTN cảm thấy công việc “rất phù hợp chuyên môn”, 54,2% SVTN cảm thấy “phù hợp”, 8,3% SVTN cảm thấy “ít phù hợp”, 16,7% SVTN cảm thấy “không phù hợp”.
# Trường hợp 07: N.T.T.H (Nữ), tốt nghiệp 2015 chia sẻ: “Học nhân văn khó xin việc hơn các ngành khoa học tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật nên từđầu gia đình em đã phải tìm hiểu kỹ học để làm gì, phù hợp các công việc nào đểđịnh hướng em làm hồ sơ ngành này, do vậy công việc của em bây giờ rất phù hợp và đúng chuyên môn”.
Những SVTN có sự hỗ trợ của thầy/cô giáo, hội/nhóm bạn bè, các trang mạng xã hội không thấy xu hướng tương quan giữa công việc đạt được với mức độ phù hợp trong chuyên môn. Điều này đặt ra một mối băn khoăn, tại sao sợ hỗ trợ của thầy/cô giáo - những chuyên gia am hiểu và có thể kết nối thị trường lao động đúng ngành nghề cho sinh viên tốt nghiệp lại không hiển thị xu hướng kết nối sinh viên đạt được một công việc phù hợp với chuyên môn? Nhưđã phân tích tại mục 2.1.1 những SVTN cho rằng nguyên nhân khiến họ tìm việc chưa thành công là do trình độ ngoại ngữ (65,0%), thiếu kinh nghiệm làm việc (50,0%), tin học (20,0%). Việc thiếu các kỹ năng cơ bản thì dù có sự trợ giúp của thầy/cô hay các mạng lưới xã hội khác thì quá trình đạt được công việc cũng khó khăn hơn. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân lực để góp phần làm tăng lên kết quả, chất lượng công việc mà họ yêu cầu, mỗi cá nhân phải có những giá trị cơ bản để cống hiến, mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng. Như vậy, các thầy/cô giáo có thể giới thiệu các công việc chuyên môn cho SVTN tuy nhiên việc tuyển dụng thành công lại tùy thuộc ở năng lực của SVTN.
# Trường hợp 02: Đ.H.N (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ: “mình được cô hướng dẫn luận văn giới thiệu đến làm việc ở một công ty nhưng yêu cầu phải giỏi phần mềm SPSS và có khả năng làm bảng hỏi bằng tiếng Anh, mình
59
không đáp ứng được yêu cầu. Đáng lẽ khi học Đại học nên học thêm tiếng Anh và chăm chỉ thực hành làm bảng hỏi, xử lý số liệu qua phần mềm SPSS”.
Tóm lại, có một sự thay đổi theo thời gian về xu hướng ảnh hưởng của các nhóm xã hội khác nhau tới mức độ phù hợp với chuyên môn công việc của sinh viên tốt nghiệp. Trong các giai đoạn trước, sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học cảm thấy công việc phù hợp với chuyên môn nhiều hơn nếu có sự giúp đỡ của Thầy/Cô giáo còn hiện nay SVTN cảm thấy sựđịnh hướng và hỗ trợ của gia đình sẽ tạo điều kiện để đạt được một công việc phù hợp với chuyên môn hơn.