MLXH với sự phát triển công việc của SVTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 67)

Chương 3 MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM

3.2.4. MLXH với sự phát triển công việc của SVTN

Sự phát triển công việc của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vận dụng các mối quan hệ xã hội một cách linh hoạt cùng năng lực thực sự của cá nhân là một cách thức được chú trọng để tạo ra sự sựổn định và phát triển công việc [56].

Năm 2013, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế bắt đầu thực hiện điều tra quốc gia về công cuộc chuyển tiếp từ trường học tới việc làm53 nhằm làm rõ quãng thời gian từ khi thanh niên rời trường học đến khi họ có được công việc ổn định hoặc công việc đầu tiên khiến họ cảm thấy hài lòng. Kết quả điều tra cho thấy thanh niên Việt Nam mất trung bình 6 năm tìm kiếm đểđạt được một công việc ổn định hoặc khiến họ hài lòng. Phương pháp tìm việc phổ biến nhất của thanh niên là hỏi bạn bè, người thân và những người có kinh nghiệm [57].

Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp Khoa XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2011, 2012 cho thấy những SVTN có gia đình/họ hàng giúp đỡ xin việc có mức độ tương quan trung bình với sựổn định trong công việc. Có 2/3 sinh viên tốt nghiệp cảm thấy công việc ổn định hơn nhờ sự giúp đỡ của mạng lưới xã hội này, cụ thể: 35,5% sinh viên tốt nghiệp cảm thấy nhờ sự giúp đỡ gia đình/họ hàng công việc của họ “rất ổn định”, 44,4% cảm thấy “ổn định”, 13,3 % cảm thấy “ít ổn định”, 6,7% cảm thấy “không ổn định”. Sự giúp đỡ của thầy/cô giáo cũng có sự liên quan đến mức độ ổn định của công việc hiện tại của SVTN. Hơn ½ SVTN có sự hỗ trợ của thầy/cô giáo đều cảm thấy thuận lợi hơn trong công việc, cụ thể: 53,9% cảm nhận “ổn định”, 38,5% cảm thấy “ít ổn định”, 7,7% cảm thấy công việc hiện tại “không ổn định”. Mạng lưới bạn bè và các mạng lưới khác không thể hiện sự tương quan với mức độ ổn định công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2011, 2012. Chỉ 23,3% sinh viên tốt nghiệp cảm thấy công việc có sự hỗ trợ của mạng lưới bạn bè “ổn định”.

Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 có vài điểm tương đương nhưng cũng có ít biến động so với kết quả điều tra 2011, 2012. SVTN có gia đình/họ hàng giúp đỡ cảm thấy công việc thuận lợi và ổn định hơn, cụ thể: 12,5% SVTN cảm thấy công việc hiện tại “rất ổn

53 School-to-work transition survey

62

định”, 62,5% SVTN cảm thấy “ổn định”, 8,3% SVTN cảm thấy “ít ổn định”, chỉ 16,7% thấy “không ổn định”.

# Trường hp 03: N.K.T (Nữ), tốt nghiệp năm 2016 chia sẻ: “Gia đình thường mong muốn con cái làm việc ở các cơ quan nhà nước cho nhàn nhã, ổn định, sáng đi - tối về, không phải băn khoăn nhiều về thế giới bên ngoài nên những bạn nghe theo định hướng của bố mẹ sẽ ít thay đổi công việc là chuyện bình thường, hơn nữa chưa kể một mức chi phí xin việc vào các cơ quan nhà nước, nếu chuyển việc thì tiếc còn thay đổi thì chắc cũng là một cơ quan khác nhưng vẫn nằm trong khu vực nhà nước”.

Mạng lưới hội/nhóm bạn bè, thầy/côkhông liên quan đến mức độổn định công việc của SVTN. Có 8,1% SVTN tìm kiếm việc làm thông qua bạn bè, 9,0% SVTN có công việc qua sự giúp đỡ của Thầy/Cô giáo cảm thấy công việc hiện tại “rất ổn định”. Mạng lưới xã hội từ các trang mạng xã hội cũng không thể hiện xu hướng tương quan với mức độổn định trong công việc của SVTN.

Sự phát triển công việc còn thể hiện ở khả năng di động nghề nghiệp. Có 58,1% SVTN có việc làm đã từng thay đổi công việc, trong đó 32,3% SVTN thay đổi 1 lần, 9,7% SVTN thay đổi 2 lần, 10,5% SVTN thay đổi 3 lần, 5,6% SVTN thay đổi 4 lần. Trong 3 năm tới, dự kiến có 26,5% dựđịnh sẽ thay đổi công việc vì các lý do sau: thu nhập, điều kiện, môi trường làm việc, các quan hệ xã hội tại môi trường làm việc v.v.

# Trường hp 01: N.T.N.N (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ: “trong cuộc đời dài thế, nếu cứ làm mãi một chỗ sức ì sẽ lớn, cần phải có sự dịch chuyển công việc để giúp bản thân sáng tạo hơn, nếu không có nhu cầu thay đổi môi trường làm việc thì cũng phải có quyết tâm phấn đấu đặt mục tiêu có một vị trí công việc tốt hơn, nếu không có sự thay đổi sẽ héo mòn mất”.

Những SVTN có sự giúp đỡ của gia đình/họ hàng ít có sự biến động trong công việc khi 75,0% trong số họ chưa từng thay đổi công việc. Những SVTN đang làm công việc hiện tại thông qua sự hỗ trợ từ các mối liên hệ tại các trang mạng xã hội lại có sự biến động đáng kể, 78,7% trong số họđã từng thay đổi công việc. Mạng lưới hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp có xu hướng hỗ trợ SVTN trong quá trình di chuyển từ vị trí nhân viên hợp đồng sang nhân viên chuyên môn chính thức của đơn vị. Mạng lưới thầy/cô giáo không thể hiện xu hướng tương quan với sự di chuyển công việc của SVTN.

63

# Trường hp 03: N.K.T (Nữ), tốt nghiệp năm 2016 chia sẻ: “Thầy/Cô hoặc bạn bè mà giới thiệu công việc thì cho thì quý lắm nhưng nếu tính ổn định thì khó, hồi đi học lớp em toàn được thầy/cô giới thiệu cho đi làm điều tra bảng hỏi bên ngoài, các bạn được đi làm về biết các công ty, rồi lại giới thiệu các việc khác trong công ty cho các bạn còn lại, cứ có dự án lại đi, không có lại chờ”.

Hiện tại hơn ½ thanh niên Việt Nam là lao động làm công ăn lương, một tỷ lệ rất nhỏ trong số họ hiện đang làm chủ sử dụng lao động [3] (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Thanh niên có việc làm chia theo vị thế việc làm

Vị thế việc làm Năm 2013 (%) Năm 2015 (%)

Lao động làm công ăn lương 58,3 58,6 Chủ sử dụng lao động 1,5 1,1

Tự làm 14,5 12,9

Lao động làm việc gia đình không hưởng lương 25,2 21,7

Không phân loại 0,5 5,8

Tổng số thanh niên có việc làm 100,0 100,0

Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 cũng đang có vị thế là lao động làm công ăn lương, cụ thể như sau: 49,6% SVTN là nhân viên chuyên môn, 25,6% SVTN là nhân viên thời vụ (lễ tân, an ninh, công nhân), có 13,7% SVTN đang ở vị trí quản lý, 11,1% vị trí khác.

Mạng lưới hội, nhóm/bạn bè, đồng nghiệp có liên quan đến vị trí công việc hiện tại của SVTN. 67,6% SVTN nhận được sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp đang đảm nhiệm vị trí nhân viên chuyên môn. Các MLXH còn lại không thể hiện sự tương quan với vị trí công việc của SVTN.

# Trường hp 12: N.V.D (Nam), công tác tại PAPI chia sẻ: “thông thường sinh viên đang đi học năm cuối được tuyển dụng làm phỏng vấn viên theo thời vụ, theo thời gian ngắn, tại các địa điểm theo yêu cầu của dự án, nếu sau khi tốt nghiệp vẫn tiếp tục cộng tác và có thành tích nổi bật thì có khả năng được xem xét để làm các công tác liên quan đến điều phối viên, quay ngược trở lại tuyển dụng, và quản lý các phỏng vấn viên, như vậy cũng là một bước tiến trong công việc rồi”.

Kết quảđiều tra cũng cho thấy MLXH không thể hiện rõ vai trò đối với khả năng thăng tiến công việc trong 3 năm tới của SVTN. Sự thăng tiến phụ thuộc phần lớn vào năng lực của SVTN và điều này thể hiện rõ trong động lực làm việc hiện tại khi phần đa

64

SVTN đều chủ động tăng thêm giờ làm việc để học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng nghề nghiệp bản thân: 43,6% SVTN làm việc 48h/tuần, 53,0% SVTN làm việc 48 -60h/tuần và 3,4% SVTN làm việc 60 - 72h/tuần.

# Trường hp 03: N.K.T (Nữ), tốt nghiệp năm 2016 chia sẻ: “mới ra trường tìm việc rất khó, trước tiên phải làm tốt để giữđược công việc đã. Giai đoạn này cần học hỏi và nắm vững công việc, nhiều thứ còn mới lạ, làm sẽ lâu hơn các anh, chị khác ở cơ quan nên số giờ làm việc sẽ phải nhiều hơn, làm tầm 3 – 5 năm khi chắc chắn trong công việc, thành “ma cũ” rồi thì cơ hội thăng tiến chắc sẽ có”.

Tóm lại, mạng lưới xã hội thể hiện vai trò với mức độ ổn định trong công việc của SVTN. Mạng lưới gia đình/họ hàng đã hỗ trợ cho SVTN một công việc ổn định hơn. Mạng lưới bạn bè, đồng nghiệp có xu hướng hỗ trợ sinh viên trong quá trình đi từ vị trí nhân viên hợp đồng đến vị trí nhân viên chuyên môn chính thức của cơ quan tuyển dụng. Còn sự thăng tiến công việc trong những năm tới dự kiến phụ thuộc vào năng lực cụ thể của bản thân SVTN.

65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Nghiên cứu vai trò của mạng lưới xã hội với quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 đi đến những kết luận sau:

Thứ nhất, phần đa sinh viên ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 đều có việc làm sau tốt nghiệp, phần đa SVTN có công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Hai khu vực chính được SVTN lựa chọn để làm việc là khu vực tư nhân Việt Nam và khu vực nhà nước. Mức lương trung bình chung dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 Việt Nam đồng/tháng. Những SVTN chưa có việc làm bắt nguồn từ các nguyên nhân: thiếu các mối quan hệ xã hội, chi phí, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc chưa đáp ứng được công việc.

Thứ hai, SVTN đánh giá cao vai trò của MLXH trong cuộc sống. SVTN đã nhận định các chức năng chính của MLXH là: hỗ trợ quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp; chia sẻ, tư vấn các vấn đề về tư tâm, tình cảm, định hướng cuộc sống; huy động tài chính; giúp đỡ khi gặp các vấn đề khó khăn về sức khoẻ, hành chính, pháp lý. Các mối quan hệ chủ yếu đồng hành cùng SVTN là: gia đình/họ hàng, thầy/cô giáo, hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp, mạng lưới từ các trang mạng xã hội. Có sự bất bình đẳng trong sự kế thừa MLXH của các nhóm SVTN, họ nhận ra điều đó và đã ý thức được việc xây dựng các mối liên hệ xã hội cho bản thân, bước đầu đạt mang đến những kết quả hữu ích cho bản thân. SVTN đã ý chú trọng hơn trong phát triển vốn xã hội thông qua sự tham gia các hoạt động Đoàn thể trong và ngoài trường, và đã tích lũy được một nguồn vốn nhất định có thể vận dụng để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là quá trình tìm kiếm một công việc cho bản thân họ.

Thứ ba, SVTN đã vận dụng các mối quan hệ xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm. Để có được thông tin việc làm, SVTN đã khai thác 4 mạng lưới chính, thứ tự ưu tiên lần lượt là: gia đình/họ hàng, các mối liên hệ từ các trang mạng xã hội, hội/nhóm bạn bè và thầy/cô giáo. Tuy nhiên, cả 4 mối liên hệ này đều không có sự tương quan với thời gian tìm kiếm tìm kiếm việc làm của SVTN. Tốc độđạt được một công việc nhanh hay chậm phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân và các điều kiện khách quan khác đến từ nhà tuyển dụng. Xuất hiện mối liên hệ giữa MLXH với chi phí tìm kiếm việc làm của SVTN. Những SVTN nhận được công việc hiện tại thông qua sự

66

hỗ trợ của các mối liên hệ xã hội đều đã sử dụng một chi phí nhất định, tuy nhiên hơn phần lớn họ khẳng định chi phí này ít giá trị. Có sự tương quan giữa mạng lưới gia đình/họ hàng với tính thuận lợi trong quá trình kiếm kiếm việc làm. Những SVTN có sự hỗ trợ mạng lưới quá trình đạt được một công việc sau tốt nghiệp của họ thuận lợi hơn.

Thứ tư, mạng lưới xã hội thể hiện vai trò đối với đặc điểm và sự phát triển nghề nghiệp của SVTN. Có mối liên hệ giữa mạng lưới gia đình/họ hàng và hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp với môi trường làm việc của SVTN. Theo đó, những SVTN có sự định hướng và hỗ trợ của gia đình/họ hàng có xu hướng làm việc tại khu vực nhà nước, những SVTN có sự giúp đỡ của hội/nhóm bạn bè có xu hướng làm việc tại khu vực tư nhân Việt Nam. MLXH cũng có mối liên hệ với mức độ áp dụng chuyên môn vào công việc hiện tại của SVTN. Những SVTN có sự giúp sức của gia đình/họ hàng đánh giá công việc của họ phù hợp chuyên môn hơn. Không tìm thấy mối liên hệ giữa MLXH với thu nhập của SVTN nhưng lại tìm thấy mối tương quan giữa MLXH với mức độ ổn định và sự phát triển công việc của SVTN. Theo đó, những SVTN có sự hỗ trợ của gia đình/họ hàng đánh giá việc làm hiện tại ổn định hơn, và dự kiến sẽ không di chuyển công việc trong vài năm tới, trong khi những SVTN có sự hỗ trợ của hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp có xu hướng thay đổi công việc liên tục và đã bước đầu đạt được những thành tích riêng biểu hiện ở sự di dộng chiều dọc trong công việc, tiến một bước mới từ vị trí nhân viên thời vụ sang vị trí nhân viên chuyên môn chính thức của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, MLXH đã thể hiện rõ vai trò của mình trên những đặc điểm, khía cạnh, phương diện khác nhau trong đời sống của SVTN, đặc biệt là tới quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của SVTN. Phần lớn SVTN nhận thức được vai trò của MLXH đối với cuộc sống của họ nhưng họ cũng không vì thế mà bỏ quên nỗ lực của bản thân trong công việc để khẳng năng lực của mình, điều đó thể hiện rõ trong tần suất thời gian làm việc trung bình của họ. Đây là một điều đáng ghi nhận và cần được quan tâm để tiếp tục hướng SVTN vận dụng hiệu quả, tích cực MLXH trong cuộc cuộc tìm kiếm việc làm đồng thời trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân để phát triển và thăng tiến trong công việc.

67

2. Khuyến nghị

Nghiên cứu vai trò của MLXH đối với việc làm của SVTN mang ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu đã vận dụng được những tri thức lý thuyết vốn xã hội, mạng lưới xã hội cùng một số khái niệm xã hội học, phương pháp nghiên cứu khác vào trong quá trình nghiên cứu, góp phần vào việc cập nhật những kết quả thực nghiệm về chủđề này. Kết quả nghiên cứu đã mang lại những thông tin đặc thù riêng của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học về: thực trạng việc làm và MLXH của SVTN hiện nay, sự vận dụng những MLXH đó trong quá trình tìm kiếm việc làm và quá trình phát triển nghề nghiệp. Qua đó, thấy được những mối liên hệ, tương quan giữa MLXH và công việc của SVTN, nhằm hướng tới việc xây dựng và phát triển MLXH một cách tích cực để SVTN có thể vận dụng nó như là một công cụ hữu ích, một kênh thông tin có lợi trong quá trình tìm kiếm việc và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sự biến đổi liên tục của thị trường lao động và khả năng xây dựng, phát triển MLXH của sinh viên tại các thời điểm khác nhau sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, cần tiếp tục mở rộng cơ cấu mẫu, đầu tư thời gian để tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu so sánh các kết quả thực nghiệm của chủđề này ở các giai đoạn sau.

Hướng tới việc xây dựng vốn xã hội, các mối liên hệ xã hội cho sinh viên khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)