Chương 3 MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM
3.1. Vai trò của MLXH đối với quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN
Kể từ khi Granovetter đặt ra câu hỏi rằng bằng cách nào các cá nhân tìm được các cơng việc và các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng gì đến thị trường lao động đã nổi lên là một trong những câu hỏi nghiên cứu thú vị nhất và gây tranh cãi trong giới nghiên cứu về thị trường lao động [4]. Có luồng ý kiến cho rằng mạng lưới quan hệ xã hội sẽ giúp quá trình tìm kiếm việc làm trở nên thuận tiện hơn, nhưng cũng khơng ít luồng ý kiến cho rằng mạng lưới quan hệ xã hội không mạnh mẽ sẽ gây trở ngại cho quá trình tìm kiếm việc làm bởi những sự nhiễu loạn thông tin hoặc nhận được thông tin mờ, khơng xác thực.
MLXH góp sức cho cả q trình ứng tuyển: quá trình nộp hồ sơ và phỏng vấn cho cơng việc hiện tại của SVTN. Có 28,2% SVTN nhận được sự hỗ trợ của bố/mẹ, 13,7% SVTN nhận được sự hỗ trợ của họ hàng, 17,7% SVTN nhận được sự hỗ trợ của bạn bè, 11,3% SVTN nhận được sự giúp đỡ của Thầy/Cô giáo, 6,5% nhận được sự hỗ trợ từ các người dùng tại các trang mạng xã hội, 2,4% được hỗ trợ bởi trung tâm môi giới việc làm. Dưới đây là những phân tích chi tiết vai trị của MLXH đối với q trình tìm kiếm việc làm của của SVTN46.
3.1.1. MLXH với thơng tin tìm kiếm việc làm của SVTN.
Trong các nghiên cứu về sự tác động của mạng lưới quan hệ xã hội đến việc làm, nhà xã hội học Granovetter tập trung vào cách mà các luồng thông tin khiến quá trình tìm kiếm việc làm, quá trình di động nghề nghiệp được bảo đảm và trở nên phổ
51
biến [13]. Vận dụng quan điểm đó vào nghiên cứu và thấy rằng mạng lưới quan hệ xã hội cá nhân có tác động lớn tới q trình tìm kiếm việc làm của SVTN hơn là cách thức tìm kiếm thơng tin thơng qua các kênh chính thức. Cụ thể những mạng lưới quan xã hội mà SVTN đã huy động để tìm kiếm thông tin cho công việc hiện tại là: gia đình/họ hàng (38,8%), các trang mạng xã hội (38,7%), mạng lưới hội, nhóm, bạn bè (29,8%), qua thầy/cơ giáo (12,9%), đơn vị môi giới việc làm (2,4%) (Biểu đồ 2.8).
Biểu đồ 2.8: Các mối quan hệ xã hội mang lại thơng tin cho SVTN trong tìm kiếm việc làm
Cách đây 4 - 5 năm, sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQGHN năm 2011, 2012 cũng chủ yếu sử dụng mạng lưới gia đình, họ hàng để có
tìm kiếm thơng tin việc làm (32,6%), mạng lưới bạn bè đồng nghiệp đứng thứ 2 (29,7%), các kênh quảng cáo tuyển dụng (26,8%) [24] thì nay sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 có xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội để tìm kiếm thơng tin việc và bước đầu thể hiện kết quả. Đây là minh chứng của sự phát triển cơng nghệ số hóa, và xu hướng tìm kiếm thơng tin từ mạng xã hội đã hình thành. Sự xuất hiện của các ứng dụng riêng biệt47 hỗ trợ tìm kiếm việc làm dành cho điện thoại thông minh ngày càng được cải tiến48 do vậy thông tin về việc làm và thị trường lao động đến với SVTN khá phong phú, một số ứng dụng
47 App store 48 Notification 38. 8 38. 7 29. 8 12. 9 2. 4 T H Ơ NG T IN T ÌM K IẾM VIỆC L ÀM
Gia đình, họ hàng Các trang mạng xã hội
Hội, nhóm, bạn bè, đồng nghiệp Thầy, Cô giáo
52
tiêu biểu như: JobStreet, Mywork Mobie, Indeed, Job Today, Find Job offers, Linkedln Job Search v.v.. Sự hỗ trợ của các ứng dụng chun biệt tìm kiếm việc làm này đã góp phần rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng thơng tin trong thị trường lao động. Số SVTN hiện nay nhận thông tin việc làm từ thầy/cô giáo cũng tăng lên 4,2% so với sinh viên tốt nghiệp 4 - 5 năm về trước.
# Trường hợp 07: N.T.T.H (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ về việc sử dụng ứng dụng chuyên biệt tìm kiếm việc làm:“Cơng việc do bố, mẹ định hướng, có
thời gian chờ việc em lên Linkedln tìm và đã đi làm một số việc khác trước, ở trên mạng rất nhiều việc cần nhân lực ngành mình, em ghi lại và xem việc nào phù hợp rồi nộp hồ sơ, trước khi đi phỏng vấn có hồi hộp nên em hỏi bạn bè có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực ấy và lên mạng xem các tips trả lời phỏng vấn”.
Như vậy, gia đình/họ hàng, hội/nhóm/bạn bè và các trang mạng xã hội là những mạng lưới hữu ích để SVTN tìm kiếm việc thơng tin việc làm, mạng lưới thầy/cô giáo cũng hỗ trợ vào q trình cung cấp thơng tin thị trường lao động cho SVTN nhưng chiếm tỉ lệ khiêm tốn hơn.
3.1.2. MLXH với thời gian tìm kiếm việc làm của SVTN
MLXH không chỉ trợ giúp về mặt tinh thần liên quan tới việc chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống mà còn trợ giúp về mặt phương tiện bao gồm sự giúp đỡ về vật chất và các dịch vụ/phục vụ được coi là cần thiết trong cuộc sống [10]. Trong quan niệm kinh tế cổ điển, lao động là một loại hàng hóa - người sử dụng lao động là kẻ mua, người làm công là kẻ bán và tiền công là giá cả [13], quá trình tìm kiếm việc làm nảy sinh các chi phí về thời gian, vật chất (tài chính).
Những SVTN có việc làm thì sau khi tốt nghiệp thì có 23,1% SVTN có việc làm ngay, 44,4% SVNT tìm được việc làm sau 01 - 06 tháng, 20,5% SVTN tìm được việc từ 06 - 12 tháng, 12,0% SVTN tìm được việc làm sau 01 năm (bảng 3.1)
Bảng 3.1: Thời gian SVTN tìm được việc làm sau tốt nghiệp
Thời gian SVTN tìm được việc làm sau tốt nghiệp Tỷ lệ %
Có việc làm ngay 23,1
Có việc làm sau 1-6 tháng 44,4
Có việc làm sau khoảng 6-12 tháng 20,5
Trên 12 tháng 12,0
53
Để có được cơng việc hiện tại có 56,7% SVTN trải qua 01 - 02 cuộc phỏng vấn, 28,2% SVTN trải qua 03 - 05 cuộc phỏng vấn, 12,9% SVTN trải qua 06 - 09 cuộc phỏng vấn, 2,2% SVTN trải qua nhiều hơn 09 cuộc phỏng vấn.
Vậy giữa MLXH với việc làm của SVTN có mối liên hệ hay khơng? Nghiên cứu “Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp” của tác giả
Phạm Huy Cường [7] đã cho thấy q trình tìm kiếm việc làm thơng qua các mối quan hệ trong gia đình hay họ hàng khiến chi phí thời gian của sinh viên tốt nghiệp tăng lên. Tại nghiên cứu này, kết quả kiểm định Chi bình phương49 cho thấy giữa thời gian tìm kiếm việc làm và sự hỗ trợ từ mạng lưới gia đình/họ hàng của sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 khơng có mối tương quan, nghĩa là khơng có đủ cơ sở để khẳng định SVTN gia đình/họ hàng sẽ giúp cho SVTN có việc làm nhanh hơn hay chậm hơn. Tương tự, khơng tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian tìm kiếm việc làm với các mối quan hệ xã hội khác của SVTN, dù họ đã nhận được sự hỗ trợ trong quá trình ứng tuyển. Như vậy, mạng lưới gia đình/ họ hàng, hội/nhóm/bạn bè, thầy/cơ giáo50, các trang mạng xã hội51 đều khơng làm cho thời gian tìm kiếm việc làm của SVTN nhanh hơn hay chậm lại, điều này tuỳ thuộc vào từng cá nhân với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong thị trường lao động, trừ những vị trí khuyết do q trình di động nghề nghiệp cịn thực tế chung là sẽ có các mùa tuyển dụng. Đối với thị trường tuyển dụng tư nhân, thông thường mùa tuyển dụng là cuối mỗi quý, đầu năm mới từ tháng 1 đến tháng 3 (sau khi đã hồn thành kiểm tốn năm cũ và nghỉ tết nguyên đán) trong khi SVTN nhận bằng vào giữa tháng 7, đã qua đợt tuyển dụng quý II. Có thể một số cơ quan sẽ cho phép nộp bảng điểm trước nhưng phần đa họ sẽ yêu cầu bằng cấp, những sinh viên tốt nghiệp từ trước đã có bằng và đang chờ việc cũng tham gia ứng tuyển, ít nhiều sẽ có sự ưu tiên, hoặc có những sinh viên xuất sắc có thể nhà tuyển dụng cho nộp bằng sau, nhưng số lượng sinh viên xuất sắc để nhận được sự
ưu tiên và đáp ứng ngay tiêu chuẩn khắt khe mà nhà tuyển dụng yêu cầu cũng không
quá là lớn, do vậy SVTN cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, thơng thường họ phải chờ
49 Kiểm định Chi-bình phương sử dụng phổ biến trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến Định danh - Định danh hoặc Định danh - Thứ bậc. Phép kiểm định này cho chúng ta biết có tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể. Trong đó, P-value là xác suất phạm sai lầm khi loại bỏ giả thuyết Ho, xác suất này càng cao thì hậu quả của việc phạm sai lầm khi loại bỏ giả thuyết Ho càng nghiêm trọng và ngược lại. Trong SPSS p-value chính là giá trị Sig. trong bảng kết quả kiểm định. anpha là khả năng tối đa cho phép phạm sai lầm trong kiểm định tức là khả năng ta bác bỏ Ho mặc dù thực tế Ho đúng. Nếu anpha=5% thì khi kiểm định ta chấp nhận khả năng sai lầm tối đa là 5%, từ đó ta có độ tin cậy của phép kiểm định là (1-anpha) = 95%.
50 Chi Square = 20.508, Sig=0.00 < 0.05, Expected Value = 50% >20%
54
thêm thời gian đến đợt tuyển dụng mới. Còn đối với thị trường lao động thuộc khu vực nhà nước, khi mà số lượng công nhân, viên chức đang dư thừa và các nhà quản lý đang đau đầu với bài tốn cắt giảm biên chế thì mùa tuyển dụng lại không cố định mà phải chờ theo các đợt xét tuyển cụ thể của từng cơ quan, có những cơ quan phải rất nhiều năm mới có đợt xét tuyển.
# Trường hợp 01: N.T.N.N (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ: “Khi em tốt nghiệp thì cơ quan em mong muốn làm việc đã qua đợt tuyển dụng, bây giờ chỉ thiếu nhân sự ở các vị trí lãnh đạo. Chuyển sang xin các công việc khác em chưa thấy yêu thích, sau đó bố mẹ định hướng em đi du học, dù sao sau này công việc của em cũng rất cần trình độ Thạc sĩ, nên em quyết định đi du học, em cũng đã gửi CV ở cơ quan mình muốn xin vào, bộ phận nhân sự đã đồng ý sẽ thơng báo khi có đợt tuyển dụng mới”.
Tóm lại, mạng lưới gia đình/họ hàng, hội/nhóm/bạn bè, thầy/cơ giáo và các trang mạng xã hội cung cấp các thơng tin việc làm cho SVTN cịn thời gian tìm kiếm việc làm của SVTN nhanh hơn hay chậm lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, chủ quan khác.
3.1.3. MLXH với chi phí tìm kiếm việc làm của SVTN
Bên cạnh chi phí thời gian thì chi phí tài chính cho cơng cuộc tìm kiếm việc làm cũng là một mối quan tâm lớn đối với SVTN. Trong tác phẩm “Chơi Bowling một mình: sự sụp đổ và sự trỗi dậy của cộng đồng người Mỹ”52 Putnam đưa ra những dữ liệu thống kê và cho rằng vốn xã hội gắn với những MLXH và những quan hệ có đi có lại, những quy tắc cho phép cá nhân, tập thể giải quyết những vấn đề chung của cộng
đồng [51]. SVTN có những hồi đáp để cảm ơn với các các nhân, tập thể hỗ trợ, giúp
đỡ trong q tìm kiếm việc làm được gọi mơ tả như là sự “có đi có lại” và sự “có đi
có lại này” làm nảy sinh chi phí tài chính. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Axel
Franzen và Dominik Hangartner trong cuộc điều tra 8000 sinh viên tốt nghiệp của Thuỵ Sĩ mới bước vào thị trường lao động cũng cho thấy việc sử dụng các quan hệ xã hội là phổ biến trong chiến lược tìm kiếm việc làm ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, sử dụng các mạng xã hội không làm tăng thù lao. Những kênh tìm kiếm việc làm phi chính thức có lợi đối với khía cạnh phi tiền tệ của cơng việc và sử dụng mạng lưới quan hệ khiến chi phí tìm kiếm thấp hơn [4].
55
Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong số SVTN đã vượt qua cuộc phỏng vấn thành công, đạt được công việc hiện tại thì 37,9% SVTN đã cảm ơn cơ quan tuyển dụng mình, 41,9% SVTN cảm ơn người trực tiếp hỗ trợ mình trong quá trình ứng tuyển. Hình thức cảm ơn chính mà SVTN sử dụng đó là: tiền mặt và hiện vật. Có 17,7% SVTN cảm ơn bằng tiền mặt, 42,7% SVTN cảm ơn bằng hiện vật, 2,4% SVTN còn lại sử dụng hình thức khác: viết email, nhắn tin, mời đi liên hoan. Giá trị của hình thức cảm ơn khá chênh lệch theo lần lượt như sau: rất giá trị (5,1%), giá trị (32,2%), ít giá trị 57,6%), không giá trị (5,1%).
# Trường hợp 12: P.V.Đ (Nam) tốt nghiệp 2015 chia sẻ: “Đi xin việc chắc chắn phải mất chi phí rồi, xin việc bên nhà nước sẽ phải đầu tư nhiều khoản hơn còn bên tư nhân thì chủ yếu là khoản kinh phí mua hoa quả, bánh kẹo, hoặc mời đi ăn cảm ơn để sau này thuận tiện cho cơng việc, có nơi công ty làm party nhỏ chào newbee nhưng cuối tháng trừ vào lương của mình”.
Xuất hiện xu hướng hệ quả giữa MLXH với chi phí tài chính của SVTN. Những sinh viên có sự hỗ trợ của gia đình/họ hàng về chi phí tài chính cảm thấy cơng cuộc tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn nhưng lại tốn kém về chi phí hơn so với các mạng lưới hội/nhóm bạn bè, thầy/cơ giáo, các trang mạng xã hội. Nghiên cứu về lao động, việc làm ở Việt Nam, Henaff và Martin cũng đã chỉ ra những chiến lược gia đình trong việc đầu tư học tập, đào tạo và tìm kiếm việc làm cho con cái, những lợi thế cũng như hạn chế của việc tìm kiếm việc dựa vào các mối quan hệ gia đình và bạn bè: “Gia đình
và bạn bè vẫn là chỗ dựa chính để tìm việc làm đối với tất cả những loại người đi xin việc. Gần 70% những trường hợp đi xin việc ưu tiên cách tìm việc này”.
Tóm lại, MLXH có mối liên hệ với chi phí tài chính trong q trình tìm kiếm việc làm của SVTN. Những SVTN có sự giúp đỡ của gia đình/họ hàng dành chi phí nhiều hơn để tìm kiếm việc làm và cảm thấy quá trình tìm việc được thuận lợi hơn.