Nguồn chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi + Công nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 42 - 44)

+ Công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh có một số khu cơng nghiệp lớn là: khu công nghiệp Bắc Thăng Long, cụm công nghiệp Nguyên Khê, cụm công nghiệp Liên Hà. Qua q trình kiểm tra và phân tích mẫu thử hệ thống xử lí nước tại các cụm cơng nghiệp này của phịng tài nguyên môi trường huyện Đông Anh, rút ra một số kết luận: tại một số cụm cơng nghiệp tại vị trí bể xả cuối cùng ra môi trường đều quá chỉ tiêu cho phép khá nhiều lần. Một số cụm cơng nghiệp đã có quy hoạch hệ thống nước thải và thu gom rác thải, tính lại lượng hóa chất bổ sung với liều lượng phù hợp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường.[46, Tr 23]

Ngồi ra trên địa bàn huyện có 3382 cơ sở sản xuất công nghiệp khác như: khai khống, cơng nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện nước, khí đốt.... Hầu hết các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và khơng có hệ thống cơng nghệ cao để sản xuất rác thải và nước sau sản xuất. Sự hoạt động không thường xuyên và sự thiếu ý thức trong bảo vệ mơi trường dẫn đến khó khăn trong việc quản lí và giám sát, các cơ sở cơ khí nhỏ đã thải ra một lượng lớn kim loại, dầu và hóa chất có độ ăn mịn cao. [46, Tr 23]

Huyện có nhiều làng nghề và ngành nghề truyền thống trong đó phải kể đến như: ngành sản xuất, tái chế kim loại, các nguồn thải chính của nghề cơ khí như nước thải (dầu mỡ, kim loại...) chất thải rắn, tiếng ồn, khí thải, nước thải sản xuất, chất thải rắn (vụn sắt, nhơm...), tạo ra tiếng ồn trong q trình sản xuất.

Hoạt động chăn nuôi tại huyện chưa được đầu tư ở quy mô lớn mà đa phần nằm xen kẽ trong khu dân cư, có quỹ đất nhỏ dẹp khơng đủ diện tích để xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường đảm bảo xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép, khơng có khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư, đã tạo ra một số nguồn gây ô nhiễm môi trường như: các khí thải gây mùi hơi, nước thải giết mổ, nước thải động vật. ....

2.1.2. Một số vấn đề về môi trường xã hội

Đông Anh được xem là một vùng đất cổ, là một trong những địa bàn được khai phá từ rất sớm, lưu giữ những nét văn hóa vật thể và phi vật thể của đất nước.

Trải qua quá trình hàng nghìn năm từ khi hình thành và phát triển, Đơng Anh ln tự hào là vùng đất hội tụ và kết tinh những nét tinh hoa văn hóa Đơng Sơn, đây cũng được xem là trung tâm chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa của nước Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt. “Tên huyện Đơng Anh có từ 10/04/1903. Đây là cùng đất thuộc huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc cũ, cổ xưa là vùng đất Phong Khê, nơi Thục Phán xây Loa Thành làm Kinh Đơ nước Âu Lạc” [1, Tr 7].

Q trình phát triển dân cư tại Đông Anh trải qua nhiều thăng trầm, chuyển biến. Căn cứ vào những nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng dân cư ở Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung và huyện đơng Anh nói riêng cho thấy, con người định cư ở đây từ rất sớm, trong thời kỳ tiền sử gắn với nền văn hóa Sơn Vi. Lịch sử ghi lại rằng, từ khi mới thành lập, “Đông Anh gồm 33 xã thơn, dân số chỉ vài nghìn người sống rải rác trong những làng xóm dựng ven sơng hay các bờ đầm. Bên cạnh đó có một số chợ làng (chợ quê) họp theo phiên đảm bảo cho nhu cầu mua bán của cư dân địa phương .Một số làng đã hình thành ở các bến sơng, các phố buôn bán đông đúc như bến Nhội, bến Mạnh Tân, phố Vạn Khê, gón phần giao lưu văn hóa giữa các xã trong huyện” [22, Tr 255]. Trước cách mạng tháng tám năm 1945, tồn huyện có 116 thơn (làng) với 43.000 nhân khẩu. Năm 1976 số nhân khẩu trong tồn huyện tăng gấp 3 lần người trong đó xã Liên Hà có quy mơ nhân khẩu lớn nhất với 8129 nhân khẩu. Năm 1979, dân số huyện Đông Anh là 130700 người . Trong đó xã có quy mơ dân số lớn nhất là xã Liên Hà (8300 người), xã Tàm Xá có quy mơ dân số nhỏ nhất (2100 người). Theo sách Địa Chí Đơng Anh, năm 1989, dân số toàn huyện là 213000 người, phạm vi cư trú được mở rộng, người dân có xu hướng bám theo các trục giao thông, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành chính, các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh buôn bán cũng bắt đầu phát triển. Các làng nghề truyền thống vẫn tiếp tục phát huy vai trò của mình và có nhiều nét cải tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tính đến năm 2014 huyện có khoảng 379212 nhân khẩu, tới nay số nhân khẩu giao động không nhiều, mật độ 2082 người/ km2

, thấp hơn so với bình qn của tồn thành phố Hà Nội, phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, thị trấn trong huyện.

Đơng Anh được coi là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, ngay từ thời phong kiến, giáo dục được coi trọng với nhiều người đỗ đạt cao. “Tính từ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thánh Tông đến khoa thi năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức, trải qua 429 năm trên địa bàn huyện đã có 50 người tiến sĩ” [3, Tr 11]. Sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú chép về phủ Từ Sơn: “về Khoa Mục thì phủ này đứng đầu cả nước. Năm đều nhiều người đỗ nhưng Đơng Ngàn thì nhiều hơn...”. Thời phong kiến, vùng đất Đơng Anh có 56 vị tiến sĩ Nho Học, hàng trăm hương cống, cử nhân; còn sinh đồ tú tài thì nhiều khơng kể nỗi. Họ đều là những người thực tài, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Triều Đình và bảo vệ đất nước, tên tuổi được sử sách ghi nhận và nhân dân tôn vinh như: Nguyễn Thiên Túng, Lê Tuấn Mậu, Nguyễn Thực, Nguyễn Nghi.... Tiếp nối truyền thống, nền giáo dục của huyện Đông Anh thực sự là một nền giáo dục dân chủ, phát huy tinh thần “dạy tốt, học tốt”, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, phổ cập, làm động lực cho sự chuyển biến kinh tế- xã hội của huyện. Theo điều tra dân số của huyện Đông Anh, đến năm 2009, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết trung bình tồn huyện là 98,3 %

- Cơ cấu dân số theo ngành nghề lao động: ngoài nghề sản xuất chính là nơng nghiệp trồng lúa chính và hoa màu, chăn ni, các xã trong huyện còn phát triển các nghề phụ như sản xuất những vật dụng cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống hằng ngày của nơng dân, hình thành nên nhiều ngành nghề thủ công truyền thống tại nhiều làng cổ của Đông Anh xưa như: nghề làm đậu phụ ở làng Chài (xã Võng La), nghề làm bún ở Mạch Tràng (xã Cổ Loa), nghề làm bánh đúc (xã Mai Lâm), nghề dệt ở Thụy Lôi (xã Thụy Lâm), nghề mộc ở Làng Hà Vĩ, trạm gỗ ở Làng Thiết Úng, nấu rượu ở nhiều làng xã,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)