Về lực lượng lao động:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 44 - 45)

Q trình đơ thị hóa thúc đẩy việc gia tăng dân số cơ học, kéo theo đó là sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động trên địa bàn. Dân số tại huyện Đông Anh được các nhà dân số học xem đây là dân số vàng vì số người lao động tăng, số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn số người phụ thuộc. “Ngay từ năm 1999, dân số

huyện Đông Anh đã bước vào giai đoạn dân số vàng khi mà tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm dưới 30% và tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên chiếm dưới 15% tổng dân số... tỷ số phụ thuộc có phần thấp hơn so với khu vực ngoại thành, đồng thời chỉ số già hóa cũng thấp hơn.” [22, Tr 282]. Đây được xem như vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cơ hội: lực lượng lao động dồi dào, nếu được đào tạo, sử dụng hợp lí sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của huyện, ngược lại thì chính lực lượng lao động này là gánh nặng cho nền kinh tế và phát sinh tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Một trong những khó khăn đó chính là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như giáo viên nhằm dạy nghề cũng như chuyên môn cho người lao động trong q trình đơ thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Làm sao vừa đảm bảo được số lượng cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra là một việc làm vô cùng thiết yếu và quan trọng. Tại những vùng đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, do thiếu các định hướng quy hoạch, việc dôi dư lực lượng lao động khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 44 - 45)