Thực trạng mơi trường khơng khí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 39 - 42)

Hiện nay, khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, ơ nhiễm khơng khí là một vấn đề đáng quan tâm lo ngại đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề. Ở huyện Đông Anh, các hoạt động chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động sản xuất của làng nghề, giao thông vận tải, xây dựng đô thị, hạ tầng kĩ thuật.... là những ngun nhân chính dẫn đến việc ơ nhiễm khơng khí

Cũng theo chun viên phịng tài ngun mơi trường, thông qua việc điều tra, phân tích khơng khí tại các tuyến đường khu dân cư, tuyến đường giao thơng chính, làng nghề trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy: khơng khí trên địa bàn huyện Đơng Anh đang có dấu hiệu ơ nhiễm, tại một số nơi, chất lượng khơng khí vẫn đang ổn định, theo điều tra của phòng Tài Nguyên “hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại các làng nghề và cụm cơng nghiệp có chứa thành phần các khí gây ơ nhiễm khơng khí như SO2, NO2, CO, bụi lơ lửng, tiếng ồn vẫn đang nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn so sánh” [45;Tr 15]. Tuy nhiên, tại một số vùng trên địa bàn, nơi có các nhà máy và các xưởng, chất lượng mơi trường khơng khí bị ảnh hưởng nặng nề, vì khơng thể hoạt động cơng khai vào ban ngày, các cơ

sở sản xuất xí nghiệp lại chuyển sang hoạt động vào ban đêm. Người dân sinh sống xung quanh các khu vực ô nhiễm vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả do các khu công nghiệp cũng như các nhà máy gây ra. “Người dân ở đây cho biết, các nhà xưởng này hoạt động suốt ngày đêm. Thường xuyên xả khói đồng loạt khiến cho dân chúng tơi khơng thể nào thở được. Mùi khói lẫn với mùi hăng nồng của keo dán, của bụi gỗ khiến cho khơng khí quanh khu vực rất ngột ngạt và tức ngực. Mỗi hơm trở gió là chúng tơi phải đóng chặt cửa khơng dám ra ngồi.” [xem 69]

Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật, chất thải rắn bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí như CH4 và CO2 gây mùi hôi thối, chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung, đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khi vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn phát sinh ra mùi hơi do q trình phân hủy các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.

Một trong những nguồn gây ơ nhiễm khơng khí có thể kể đến đó chính là hoạt động giao thông, sản xuất của các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống đặc biệt là chạm khắc, nghề mộc... không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống ở khu vực xung quanh,ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp.

- Về thực trạng môi trường đất

Theo kết quả thống kê của Phịng tài ngun mơi trường huyện Đơng Anh, báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Đông Anh năm 2016, năm 2017 cho thấy đất đai trên địa bàn huyện Đông Anh biến động theo quy luật sau: đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và cho nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đơ thị; đất phi nơng nghiệp tăng lên cùng với q trình gia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơng nghiệp và các cơng trình xây dựng khác; đất chưa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào các mục đích chuyên dùng khác. “Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của huyện trong việc sử dụng đất là giảm tỉ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho giao thông, công nghiệp và đô thị” [22; Tr 99].

Đối với đất nông nghiệp đang sử dụng, ô nhiễm môi trường đất đã và đang diễn ra, gây ra những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe con người. Tại nhiều nơi, như xã Vân Nội, xã Tiên Dương, xã Mai Lâm... người dân tự ý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc sử dụng quá liều, không theo hướng dẫn, việc nông dân vứt các vỏ thuốc đã qua sử dụng một cách bừa bãi trên đồng ruộng là những tác nhân khiến một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật đào thải trực tiếp ra môi trường tích tụ và gây ơ nhiễm đất và ơ nhiễm mơi trường nước ngầm.[46, Tr 15]

Có thể thấy rằng, là một vùng nằm ở ngoại thành, đang trên đà phát triển một trong những vấn đề được các cấp chính quyền cũng như tổ chức xã hội và người dân quan tâm đó là mơi trường Đơng Anh đang phải gánh chịu nhiều áp lực. Trong đó mơi trường đất, nước, khơng khí đều là những thành tố quan trọng đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm

* Các nguồn chất thải chính trên địa bàn huyện:

Các nguồn chất thải chính trên địa bàn huyện bao gồm: nguồn chất thải rắn do sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư, nông thôn tập trung; hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi;

“Đơng anh đứng thứ 7 về diện tích nhưng lại đứng thứ 3 về quy mô dân số, với mức độ tập trung dân cư khá cao, mật độ dân số tăng liên tục qua các năm . Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, cao nhất là thị trấn Đông Anh (6.336 người/ km2) thấp nhất là xã Tàm Xá (898 người/ km2)” [22, Tr 259] . Với mật độ dân số tại một số vùng cao như vậy đã tạo ra một lượng chất thải rất lớn vào môi trường bao gồm: nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt. Trưởng phịng tài ngun mơi trường cho biết, theo báo cáo của cán bộ chuyên trách mơi trường tại các xã, nhìn chung ý thức người dân trong việc đổ chất thải sinh hoạt cịn kém, tình trạng đổ thải trực tiếp xuống ao hồ cịn khá phổ biến. Việc gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, đồng thời cùng với đó là sự di cư, xuất hiện các khu dân cư nông thôn tập trung tăng nhanh tạo ra nguồn rác thải tập trung tương đối lớn, gây sức ép lên môi trường tại một số khu vực trên địa bàn huyện. Nguồn chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch sông hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 39 - 42)