Một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật Giáo đối với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 66 - 72)

- Về văn hóa:

hiện nay, khơng nơi này thì nơi khác con người đang ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, thiên tai, hạn hán, mà rất ít người đạt được trạng thá

3.1.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật Giáo đối với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên

với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên

Để khái quát về những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại huyện Đông Anh , trước tiên, chúng tôi xin nhận định về xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên tại huyện Đông Anh trong những năm tiếp theo, đồng thời cũng có những đánh giá về vai trị của Phật Giáo đối với việc bảo vệ mơi trường tự nhiên trên địa bàn huyện, từ đó nêu lên một số vấn đề đặt ra

Về xu hướng biến đối của môi trường tự nhiên tại huyện Đông Anh: trong bối cảnh hiện nay, môi trường tự nhiên của huyện Đông Anh đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Với tinh thần nhập thế sâu sắc, bằng các hoạt động cụ thể, Phật giáo đã góp phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ mơi trường tự nhiên của huyện Đông Anh, nhưng vấn đề đặt ra là vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể:

Đông Anh vốn là một vùng đất có tiềm năng về nguồn lực tự nhiên cũng như nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, những lợi thế căn bản vẫn đang còn tồn tại ở dạng tiềm năng, để có thể biến những tiềm năng thành hiện thực là một vấn đề nan giải. Nếu khơng có biện pháp khai thác đầy đủ, tổng thể và hiệu quả thì chính những lợi thế sẽ trở thành khó khăn, thách thức trên tồn huyện. Nhìn một cách tổng thể, huyện Đông Anh đang giữ lợi thế về nhiều mặt như vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, các giá trị tinh thần truyền thống, tài nguyên nhân văn, nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo các

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 xác định rất rõ quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh chủ yếu nhằm vào diện tích đất chưa sử dụng, cịn lại 9063, 4 ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp [22, Tr 1338]. Trong q trình chuyển đổi, nhiều khu cơng nghiệp, khu dân cư tập trung xuất hiện, trong đó mơi trường tự nhiên sẽ chịu nhiều tác động, riêng trong những năm gần đây đã có nhiều sự việc liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để tại huyện Đông Anh, ý thức của người dân trong việc bảo vệ mơi trường cịn kém.

Với diện tích tự nhiên khá rộng lại nằm hồn tồn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với khu vực nội thành nên Đơng Anh có vị trí và vai trò chiến lược trong định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội. Dự báo trong 20 năm tiếp theo, mơi trường huyện Đơng Anh sẽ có nhiều biến đổi cùng với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong vịng những năm tới đất có xu hướng biến động, đất nơng nghiệp có xu hướng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và công nghiệp tăng phù hợp với quy luật của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong tương lai chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh tại các làng nghề, cụm công nghiệp sẽ trở nên ơ nhiễm và khó kiểm sốt có thể vượt ra khỏi giới hạn cho phép. Dự báo xu hướng tài nguyên thiên nhiên hứng chịu sức ép lớn từ việc bị khai thác quá mức để phục vụ cho nhu cầu nhà ở, trường học, bệnh viện, khu sản xuất, khu thương mại, cơ sở hạ tầng, giao thơng.... làm diện tích đất bị thu hẹp, tài ngun tự nhiên bị giảm. Các nguồn chất thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên, sẽ dễ làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô nhiễm mơi trường khơng khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn.... Sự gia tăng dân số làm mơi trường có nguy cơ bị suy thoái. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Cùng với sự gia tăng của dân số, các khu công nghiệp và sự phát triển của nơng nghiệp dự đốn nguồn nước của

các con sông cũng như nguồn nước trong lòng đất trên địa bàn huyện Đông Anh, đặc biệt là khu vực sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ sẽ chịu sức ép lớn.

Với thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, các tổ chức xã hội trong đó có Phật giáo đang nỗ lực chung tay trong công tác bảo vệ mơi trường tự nhiên. Đánh giá về vai trị của Phật Giáo đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Đông Anh, cụ thể qua một số nội dung sau

Phật Giáo Đông Anh đang có nhiều tiền đề cho sự phát triển và đồng hành cùng với người dân Đông Anh trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, cụ thể là:

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến vấn đề tơn giáo, điều đó thể hiện qua những đường lối, chính sách và sự cụ thể hóa những quan điểm ấy thành những văn bản quy phạm pháp luật, những việc làm cụ thể nhằm phát huy giá trị tốt đẹp của các tơn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng. Đó là một trong những cơ sở thiết yếu tạo tiền đề cho Phật Giáo phát triển trong tiến trình hội nhập và phát triển của dân tộc.

Theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam, Phật giáo có số lượng tín đồ đơng nhất. Trong Báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kì VII( 2012- 2017) ghi rõ: “Trên cở sở chương trình hoạt động nhiệm kỳ VII, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kiện tồn hệ thống tổ chức, gồm 03 cấp hành chính Giáo hội, với 63 đơn vị Phật giáo cấp tỉnh thành và hàng trăm đơn vị Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh, 13 Ban, Viện Trung Ương; 89 thành viên Hội đồng chúng minh, 199 Ủy viên Hội đồng trị sự chính thức và 61 Ủy viên dự khuyết”

Nhìn chung về giáo hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay, trên đà phát triển và đang chuyển mình đi lên trong thời đại mới. Các tổ chức hành chánh Giáo hội từ trung Ương đến địa phương được hoàn thiện và thống nhất xuyên suốt, công tác tăng sự, công tác giáo dục Tăng Ni, công tác Hoằng Pháp, công tác nghi lễ, công tác văn hóa, cơng tác kinh tế tài chính, cơng tác từ thiện xã hội, công tác đối nội, đối ngoại, cơng tác pháp chế, kiểm sốt đều được chú trọng, mỗi một khâu, mỗi một tổ chức đều được phân ban, phân viện, có quy trình làm việc và quản lí cụ thể bên

cạnh đó cịn có sự phối hợp nhịp nhàng với các ban, ngành nhà nước và các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhiều hoạt động Phật sự đã được triển khai và đạt kết quả tốt đẹp như tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm, lễ hội văn hóa Phật giáo, cơng tác ngoại giao mang tầm vóc quốc gia, quốc tế và khu vực v.v… cho đến các hoạt động chuyên ngành như tăng sự, giáo dục tăng ni, hướng dẫn phật tử, hoằng pháp, nghi lễ, văn hóa, kinh tế tài chính, từ thiện xã hội, phật giáo quốc tế, nghiên cứu phật học, thông tin truyền thông”

Theo báo cáo của 63 Ban trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương số lượng Tăng Ni bao gồm 53.941 vị gồm 38.629 Bắc Tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh; 4.984 Khất Sĩ Tự viện: 18.466 ngôi, gồm: 15.846 Tự viện Bắc tông; 454 chùa Nam tông Khmer, 106 chùa Nam tông kinh; 541 tịnh xá, 467 tịnh thất, 54 tự viện Phật giáo.

Đặc biệt trong thời kì hiện nay một trong những chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kì VIII (2017- 2022) đề ra 9 nhiệm vụ chính, theo chúng tơi đó chính là những nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng phát triển của Phật Giáo trong đó có Phật giáo huyện Đơng Anh trong thời đại mới. Nhiệm vụ thứ nhất được đề cập: “phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đồn kết, hịa hợp trong xây dựng, phát triển giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa, xã hội.” 2. Đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử, định hướng pháp môn tu tập phù hợp tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội. 3: nâng cao cơng tác quản lí chất lượng và đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng ni của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; 4: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật Giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế; 5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân, chủ động tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật Giáo

và tổ chức tôn giáo thế giới, kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt Nam ở nước ngồi; 6: đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật Giáo, tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật Giáo Việt Nam; 7: tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lí tự viện, sinh hoạt của tăng ni theo đúng hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và pháp luật nhà nước; 8: đẩy mạnh truyền thông Phật Giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng ni, Phật tử của tổ chức Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ Quốc Việt Nam XHCN; 9: định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mơ hình kinh tế Phật Giáo ở những lĩnh vực hợp lí.

Cũng như các địa phương khác, Đơng Anh đã tổ chức hồn tất các kì đại hội Phật Giáo cấp huyện, qua các nhiệm kì hoạt động. Thành viên ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo huyện là những người có phẩm chất và năng lực điều hành Phật sự. Đường lối đổi mới, cũng như chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, sự quan tâm, hỗ trợ sâu sắc của các cơ quan lãnh đạo ở Trung Ương và điạ phương, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đơng Anh đã có nhiều thuận duyên để tiếp tục phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc, theo hướng phát triển chung của Phật Giáo nước nhà.

Phật Giáo có ảnh hưởng vơ cùng sâu sắc trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Đơng Anh trong lịch sử cũng như hiện tại. Theo số liệu thống kê của Phịng văn hóa huyện Đơng Anh, đến thời điểm tháng 10 năm 2014 có 123 ngơi Chùa trên tổng số 413 di tích của tồn huyện, trong đó có 32 ngơi Chùa đã được xếp hạng di tích cấp thành phố hoặc cấp quốc gia (trên tổng số 125 di tích của huyện đã được xếp hạng). Như vậy với lợi thế là vùng đất nằm không xa trung tâm Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc (khu vực huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh), từ xa xưa, Phật giáo đã chiếm một vị trí khơng thể thiếu được trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Anh. Cho đến hiện nay, ảnh hưởng của Phật Giáo cũng vô cùng sâu đậm, hiện diện

trong mọi sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây. Ngồi việc duy trì đi chùa vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, người dân duy trì tục xem bụt ngày 15 tháng giêng, cúng cháo vào ngày lễ rằm tháng bày, tục bán khoán cho con, cháu vào chùa. Hầu như khơng có người dân theo đạo Phật nào không đến Chùa vào một vài lần trong năm. Theo thống kê, tại huyện đơng Anh hiện nay có hệ thống các chùa với tượng thờ phụng phong phú và cổ kính như : chùa Cổ Loa (xã Cổ Loa), chùa Sái (xã Thụy Lâm), Chùa Diên Phúc (xã Mai Lâm, thơn Thái Bình) v.v... Đặc biệt trong khn viên Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn tự) có một hệ thống tượng Phật bao gồm tượng Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Văn Thù Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Âm Nam Hải, Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, Tiền Đồng, Ngọc Nữ ở dãy tam Bảo, Nam Tào, Bắc Đẩu, Đức Ông, Thổ Địa, Khuyến Thiện, Trùng c... Ở phía ngồi, Bát Bộ Kim cương, thập Bát La Hán, Tuyết Sơn, Phật Niết Bàn hai bên nhà giải vũ.... Phía sau mỗi Chùa đều có điện thờ Mẫu và nhà thờ Tổ, thờ bài vị các vị tổ sư, tam tòa thánh mẫu, Đức thánh Trần....[xem 22]

Đội Ngũ tăng ni, và sự lãnh đạo của giáo hội Phật Giáo Việt nam huyện đông Anh cũng hiện đang theo học tại các trường sơ cấp Phật học, trung cấp Phật học, Cao Đẳng Phật học trên địa bàn Hà Nội dưới sự quản lí của Thành hội Phật Giáo Hà Nội thông qua ban trị sự Phật Giáo huyện Đông Anh.

Tuy nhiên, Phật giáo vẫn chưa phát huy được hết vai trị của mình đối với vấn đề bảo vệ mơi trường tự nhiên, một số vấn đề còn tồn tại

Trong quá trình thuyết giảng về các vấn đề như thập nhị nhân duyên, nhân quả, tứ diệu đế.... các chùa cịn gặp một số khó khăn như sau: một số Chùa khơng đủ nguồn kinh phí nhằm phục vụ cho q Phật tử trong q trình tổ chức khóa tu hay thuyết giảng, khơng có sự cập nhật và đổi mới phương pháp khiến cho việc thuyết giảng chưa thực sự thu hút được đông đảo Phật tử tham gia.

Một số địa phương trên địa bàn huyện chưa thực sự chú trọng đến vai trị của Phật Giáo tham gia vào cơng tác bảo vệ mơi trường, chỉ có một số xã có mơ hình nổi trội, dẫn đến thực trạng chưa có sự thống nhất và hoạt động đồng đều giữa các chùa trong địa phương. Trên địa bàn huyện có 123 Chùa, nhưng vấn đề bảo vệ môi

trường tự nhiên vẫn chưa thực sự được chú trọng, hay chỉ mang tính lí thuyết, chỉ có một số mơ hình tiêu biểu. Chính quyền chưa chú trọng cũng như chưa thực sự đánh giá cao việc các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường nên chưa tạo điều kiện để Phật Giáo chung tay vào công tác bảo vệ môi trường, chưa đề ra những hoạt động thiết thực để các tôn giáo chung tay vào vấn đề bảo vệ mơi trường.

Chưa có sự phối kết hợp giữa các Chùa, hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên cịn diễn ra đơn lẻ, chưa mang tính đồn kết và thống nhất

Hội nghị tổng kết công tác Phật sự chưa nêu cao vấn đề Phật giáo chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên làm phương châm hành động, khiến cho các chùa chưa thực sự chủ động đề ra các mơ hình mới, chỉ chú trọng vào các công tác Phật Sự đối với vấn đề môi trường xã hội nhiều hơn vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 66 - 72)