Về xu hướng biến đổi của môi trường xã hội tại huyện trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 72 - 76)

- Về văn hóa:

Về xu hướng biến đổi của môi trường xã hội tại huyện trong những năm tiếp theo

việc bảo vệ môi trường xã hội trên địa bàn huyện, từ đó nêu lên một số vấn đề đặt ra

Về xu hướng biến đổi của môi trường xã hội tại huyện trong những năm tiếp theo tiếp theo

Huyện đang hướng đến nền kinh tế toàn diện, trú trọng chuyển đổi kinh tế sang đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, phát triển cơng nghiệp có chọn lọc, phát triển cơng nghiệp công nghệ cao, lập quy hoạch hệ thống chợ dân sinh trên địa bàn huyện và tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp các chợ dân sinh, giải tỏa một số điểm chợ nóc, chợ tạm. Việc gia tăng dân số và số người trong độ tuổi lao động đặt ra thách thức lớn đối với việc giải quyết việc làm. Chủ trương của huyện sẽ tập trung đầu tư đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động phát triển, ngược lại nếu không được đào tạo xử dụng hợp lí thì chính lực lượng lao động này lại là gánh

nặng cho nền kinh tế và có thể phát sinh tiêu cực xã hội. Hiện tượng thất nghiệp, thu nhập thấp tất yếu sẽ làm nảy sinh các hiện tượng xã hội tiêu cực khác.

Bên cạnh đó, cuộc sống ngày càng hiên đại, giá trị đạo đức ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, muốn duy trì được những nét văn hóa, tín ngưỡng lễ hội trong cộng đồng, cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, ban trị sự Phật giáo huyện Đông Anh và các hội ngành đồn thể.

Phật Giáo Đơng Anh đã và đang đồng hành cùng với người dân Đông Anh trong công tác bảo vệ môi trường xã hội, cụ thể là:

Phật giáo được xem là tơn giáo chính ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như đời sống tín ngưỡng của người dân huyện Đông Anh, trong thời gian tới, các cấp chính quyền chủ trương phối hợp cùng các chùa trên địa bàn luân phiên tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa tôn giáo tâm linh và xã hội sâu sắc. Phật giáo sẽ đồng hành nhiều hơn trong quá trình duy trì các nét văn hóa độc đáo tại mảnh đất Đơng Anh truyền thống. Mục đích mà lễ hội Phật giáo hướng ln trong sáng, lành mạnh, duy trì được bản sắc văn hố dân tộc và sự phát triển xã hội.

Khó có thể biết được Phật Giáo du nhập vào mảnh đất này từ thời điểm cụ thể nào. Theo Địa Chí Đơng Anh, Đơng Anh nằm ở “ khơng xa trung tâm Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc( khu vực huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), đến thời nhà Lý, thời kì vàng son trong lịch sử phát triển của Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Đông Anh phát triển và chiếm một vị trí khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Theo sử sách văn bia còn lưu giữ lại và tài liệu được sưu tầm, vùng đất Hoa Lâm trước kia là nơi phát tích cội nguồn của Nhà Lý, một vương triều vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tại bia Lý Gia Linh Thạch dựng ở chùa Tiêu , xã Tương Giang, huyện Yên Phong, được khắc vào thượng tuần tháng tư năm Cảnh Thịnh nguyên niên ( 1793) có đoạn viết: Đơng Ngàn, Hoa Lâm nhân Phạm mẫu tiêu dao kỳ tự, thường kiến nhất thần hầu, bất giác hữu thần... Đoạn văn trên được hiểu là : Mẹ Lý Công Uẩn họ Phạm, người trang Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn. Và Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823- 1890) người Mai Lâm, vốn dịng họ Lý cũng có câu đối

“ Thâm dạ nguyệt minh thiên Đức thủy Tịch dương phong vấn Lý Giá lăng”

(Đêm đã khuya, một vằng trăng soi sông Thiên Đức Nắng về chiều, chỉ cịn gió hỏi mộ Lý gia)

Phật Giáo triều Lý là nét son trong nền văn hóa Việt Nam , tìm về bản sắc Phật giáo thời Lý là tìm về bản sắc dân tộc qua tư tưởng của các vị cao tăng như Ngài: Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác... Họ đều là nhân các lớn. Bên cạnh đó là các vị minh qn như Lý Thái Thổ, Lí Thánh Tơng.... hết lòng ủng hộ sự phát triển Phật Giáo vì sự hưng thịnh của đất nước.

Ở Xã Mai Lâm hiện nay còn lưu giữ nhiều dấu tích xưa như : thôn Thái Đường có nhà thờ tổ ngoại Hồng Đế, thơn Đơng Trù Bếp ở phía đơng, thơn Lộc hà nơi đế về nghỉ ngơi. Các bậc cao niên trong làng còn truyền tụng: sau khi định đô ở Thăng Long, Lý Thái Tổ về đất Hoa Lâm lập nhà Thái Đường thờ mẹ và thờ tổ ngoại, dựng Hành cung để cua thỉnh thoảng lại về thăm. Lại trưng tập các viên đinh ( phu làm vườn) mở một vườn hoa lớp gọi là hoa lâm viên, nên mảnh đất này từ đó có tên là Hoa Lâm. Cũng kể từ đó trở đi Hoa Lâm trở thành nơi đất lành chim đậu con cháu họ Lý kéo đến quê ngoại ngày càng đông đảo. Nằm trên mảnh đất quê ngoại của vương triều Lý rất sùng đạo Phật, lẽ dĩ nhiên Phật giáo ở vùng đất này cũng sẽ được quan tâm phát triển. Phật giáo triều Lý với tư cách là một trong những hạt nhân cơ bản tạo nên sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, văn hóa vật thể và cả phi vật thể. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đồng hành cùng với người dân nơi đây, Phật giáo trở thành một tơn giáo có sức ảnh hưởng lớn đối với người dân.

Các lễ hội Phật Giáo cũng diễn ra vô cùng đặc sặc, phản ánh chiều sâu của đời sống văn hóa tâm linh, với bề dày lịch sử. Làng xã nào cũng tổ chức lễ hội Phật Giáo riêng của mình nhằm để tưởng nhớ đến đức Phật cũng như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cầu cho họ được siêu thoát để phù hộ, đem đến bình an, tài lộc cho những người còn đang tại thế.

Bên cạnh đó, Phật Giáo khơng nặng về giáo điều, khơng chỉ mang tính lí thuyết mà dựa trên cở sở thực nghiệm, áp dụng những giáo lí vào thực tế hồn cảnh cụ thể. Trải qua hơn hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, đồng thời trải qua lịch sử hàng nghìn năm đồng hành cùng vùng đất Đông Anh, đạo đức Phật giáo đã truyền dạy một lối sống đúng đắn, hợp đạo lí làm người, khuyến khích con người trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội, thúc đẩy một xã hội tiến bộ và công bằng.Trong mục tiêu tổng quát huyện Đông Anh đến năm 2020 khẳng định: “ phát huy sức mạnh đoàn kết, đẩy mạnh đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện công bằng xã hội.”[3, Tr 92]

Cuộc sống ngày càng hiện đại, khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, con người có điều kiện để thực hiện và tham gia những sinh hoạt về văn hóa tinh thần, về tâm linh nhiều hơn. Đạo Phật bên cạnh là một tơn giáo, cịn được xem như một phương pháp hay cách sống hướng con người đến những phẩm hạnh đẹp và cao quý, đây là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng khi xã hội đang hàng ngày phải đối mặt với sự xuống dốc, suy đồi về đạo đức một cách trầm trọng, nhiều tệ nạn và những vấn đề tiêu cực xảy ra đồng thời cùng với quá trình đơ thị hóa....

Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu về khoa học tự nhiên, Albert Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động. Với ông, Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới tồn diện, một lối sống thực tiễn và khoa học. Chính vì vậy ơng đã từng nhận xét “Tơn giáo của tương lai sẽ là một tơn giáo tồn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo vừa lắng đọng, kế thừa, vừa lan toả từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên một sức sống bền bỉ, len lõi vào mọi khía cạnh của đời sống, có ảnh hưởng lớn đến phong tục tập quán và lối sống của người dân mảnh đất Đông Anh. Cuộc sống càng phức tạp và càng bế tắc bao nhiêu, thì con người lại càng cầu mong một cuộc sống an lành, hạnh phúc bấy nhiêu. Từ việc áp dụng vào cuộc sống con

người sẽ nuôi dưỡng niềm tin ngày càng lớn đối với Phật Giáo, lấy đó như một thước đo chuẩn mực, một ngọn đuốc sáng để những người lạc bước tìm về. Bởi đối với Phật Giáo hạnh phúc chẳng ở đâu xa mà chính do tâm ta sinh khởi! Đối với người dân huyện Đông Anh nói riêng,đạo Phật ln gần gũi, có nhiều nét tương đồng truyền thống cao đẹp của ông cha ta, nếu như mảnh đất Đông Anh với tinh thần truyền thống tương thân, tương ái, “ lá lành đùm lá rách” thì Phật Giáo cũng thể hiện tinh thần ấy qua các cơng việc thiện nguyện, khơng cịn hạn chế phạm vi hoạt động trong khơng gian của mình là chùa và tu viện. Với những lí do trên đây, có thể khẳng định rằng Phật giáo sẽ thể hiện tinh thần nhập thế một cách thiết thực trên chặng đường dài phía trước. Phật giáo sẽ tiếp tục góp phần to lớn trong việc bảo vệ mơi trường xã tại huyện Đơng Anh, thơng qua các vai trị cụ thể như: tuyên truyền giáo dục nhận thức, từ đó góp phần góp phần thay đổi thói quen, điều chỉnh hành vi của các tín đồ Phật tử nói riêng và nhiều thành phần khác trong xã hội

Thực tế cho thấy, Phật giáo đã có đóng góp đáng kể trong việc xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh tại huyện Đông Anh, nhưng vẫn chưa thực sự khai thác, phát huy được hết tiềm năng của Phật giáo đối với việc xây dựng môi trường xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 72 - 76)