Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 58 - 66)

- Về văn hóa:

hiện nay, khơng nơi này thì nơi khác con người đang ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, thiên tai, hạn hán, mà rất ít người đạt được trạng thá

2.2.2. Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường xã hộ

xã hội

Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội

Từ bao đời nay, người dân trong huyện luôn xem mái chùa là linh hồn của quê hương, cội nguồn của dân tộc. Mái Chùa gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của người dân như hình với bóng, là nếp sống bao đời của tổ tông, chất chứa bao nỗi niềm yêu quê hương, đất nước.

Phật giáo hòa quyện cùng đời sống người dân một cách sâu sắc, như Đức Tổ Huệ Năng đã từng có bài kệ

“Phật pháp tại thế gian Bất ly thế gian giác Ly thế mịch Bồ Đề Kháp tự cầu thố giác”

Nghĩa là: đạo Phật ở thế gian, luôn đồng hành với cuộc sống trần thế, nếu khơng hịa quyện vào cuộc sống hiện thực thì chẳng khác nào một ai đó đang đi tìm sừng thỏ. Đúng thực như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, dựa trên tinh thần “ hoằng dương Phật pháp lợi lạc quần sanh” đạo Phật thể hiện vai trò ngày càng to lớn trong đời sống của người dân huyện Đơng Anh, góp phần vào cơng cuộc xây dựng môi trường xã hội ngày càng văn minh ở huyện. Phật Giáo đã thể hiện một cách cụ thể các giáo lí bình đẳng, tứ vơ lượng tâm. thập thiện nghiệp ....vào cuộc sống cũng như sinh hoạt đời thường của người dân thông qua các hoạt động cụ thể.

Giáo lí bình đẳng, tứ vơ lượng tâm, thập thiện nghiệp khơng chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến những tín đồ Phật tử, những người học Phật và am hiểu về Phật Pháp mà cịn có phạm vi ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác trong xã hội. Ai nắm được các giáo lí trên đều hiểu rằng mỗi việc làm của con người, dù lớn hay nhỏ đều tác động đến môi trường. Nếu chúng ta gieo nhân tốt, tác động tích cực đến mơi trường xung quanh, không thải năng lượng xấu vào mơi trường thì khơng phải chúng ta mà còn thế hệ mai sau sẽ được hưởng “quả ngọt”, sẽ được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp. Thiết nghĩ, Đạo Phật là một trong những nhịp cầu giúp con người đạt đến được sự thay đổi toàn diện. Cái hay của đạo Phật chính là thay đổi từ bên trong bản chất của mỗi con người, đó khơng phải là sự ràng buộc hay cấm đoán mà là những khuôn phép tâm linh ứng dụng vô cùng thực tiễn vào đời sống thực tại hiện nay, đó khơng phải là một sự thay đổi hời hợt mà là thay đổi bản chất. Phật Giáo là một nền tảng tư tưởng giúp con người hướng thiện một cách sâu sắc nhất, bởi vì dù cho có là những triết lí cao siêu hay những nguyên lí đơn giản, đạo Phật đều hướng con người ta đến việc làm lành, tránh ác để khỏi chịu hậu quả xấu cho kiếp hiện tại và vị lai.

Phật Giáo là những giáo lí nhiệm màu, nhưng khơng khó hình dung mà chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, gần gũi với cuộc sống của con người, giúp con người trau dồi những tư tưởng, lời nói, hành động tốt đẹp, sống một cuộc đời an vui, tự tại, chung tay xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Huyện có nhiều tổ chức với hình thức là các Hội, Đồn được thành lập đang hoạt động sôi nổi: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu Thanh Niên xung phong, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Cựu giáo chức, Hội Chất độc da cam, Đồn Thanh niên... Để góp phần đẩy mạnh các hoạt động của các Hội, Đoàn, và song song với đó là phát triển tinh thần hoằng dương chánh pháp, các Chùa trên địa bàn huyện ln phối hợp với các Hội, Đồn trong thơn tổ chức các hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm nâng cao đời sống văn hóa người dân trong huyện. Điển hình qua khảo cứu, chúng tôi biết được Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình, xã Mai Lâm; Chùa Ngọc Quang, thơn Ngọc Chi, Xã Vĩnh Ngọc; Chùa Bảo

Khánh, thôn Cổ Dương xã Tiên Dương đã phối hợp với Đoàn Thanh Niên, hội Phụ nữ, và các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn tổ chức Tết Trung Thu và trao gần 1000 xuất quà (mỗi chùa) cho các cháu thiếu niên, nhi đồng vào năm 2017. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa nhằm thể hiện nét đẹp truyền thống, gợi nhớ cho thế hệ trẻ về truyền thống “là lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Nhà chùa đã phối hợp với Hội Phụ nữ tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa: trao quà cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, khuyết tật, kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ, tuyên truyền vận động hội viên đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ nhau trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đề cao vai trị người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Cùng Hội Người cao tuổi tổ chức, vận động những người cao tuổi vào hội “ phật tử” nhằm giúp đỡ các gia đình khi có các cơng việc tang ma. Phối hợp cùng Hội Chữ Thập đỏ tổ chức tặng q cho các gia đình có hồn cảnh khó khăn, những người bị bệnh tật, ốm đau, bản thân nhà chùa cũng là nơi cưu mang của trẻ lang thang cơ nhỡ và những người già neo đơn, không nơi nương tựa. Khi được hỏi về vai trò của nhà chùa với các hoạt động từ thiện xã hội của địa phương, một thành viên của Hội chữ Thập đỏ huyện Đông Anh chia sẻ: “Trong mọi hoạt động của Hội Phụ nữ, các chùa trên địa bàn huyện tham gia rất tính cực. Thậm chí, các q Sư cịn đứng ra để kêu gọi bà con đóng góp cho những hồn cảnh khó khăn, đang gặp nạn. Theo tơi, nhờ có Phật Giáo mà con người biết sẻ chia, yêu thương trở nên gần gũi với nhau hơn, hình thành nên mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.”

Có thể nói, thế hệ trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, là một trong những thành phần quan trọng nhất của xã hội. Tại huyện Đông Anh, trong những năm gần đây, được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, các Chùa trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền lối sống lành mạnh cho người dân, tiêu biểu là thế hệ trẻ chẳng hạn như các cuộc thi: an toàn giao thông, thi vẽ tranh chủ đề tệ nạn xã hội. Trong mỗi dịp lễ, thế hệ thanh niên: thanh niên của các thôn, xã tập hợp đông đủ về Chùa để làm phật sự, dần dần, những thế hệ này quen hơn với môi trường Phật Pháp, thường xuyên đến Chùa, hạn chế thời gian dành cho các hoạt động khơng bổ ích.

Ngồi ra, trên địa bàn huyện đã có một số chùa tổ chức khóa tu mùa hè cho các em học sinh, sinh viên với thời gian kéo dài từ 5 ngày đến 7 ngày như Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình xã Mai Lâm, Chùa Quan Âm, thơn Xn Canh, Xã Xuân Canh; Chùa Linh Quang, thôn Cổ Loa, xã Cổ Loa, chùa Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đơng Anh..... Đến với khóa tu, các bạn học sinh, sinh viên được tu tập trong môi trường Phật Pháp, được ăn chay, niệm Phật, rèn luyện các kĩ năng sống thơng qua thời khóa tu học và các trị chơi và những hoạt động bổ ích. Một lần được xem những hình ảnh khóa tu của Chùa Diên Phúc, thơn Thái Bình, xã Mai Lâm, trên trang Facebook: Chùa Diên Phúc, Mai Lâm, đông Anh, chúng tôi thực sự xúc động trước những hoạt động diễn ra trong khóa tu. Có lẽ, khó có một dịp nào các em lại có thể được tham gia những hoạt động bổ ích đến như vậy. Từ việc đi bộ hành thiền thiền, tụng kinh... đến các hoạt động như nấu ăn, các trị chơi rung chng vàng, thi vẽ tranh chủ đề môi trường Phật Pháp.... được tổ chức một cách khoa học và bài bản, chúng tôi ấn tượng trước những giọt nước mắt của cả bố mẹ và các con trong đêm cuối cùng của khóa tu mùa hè, khi các con thắp nến tri ân cha mẹ, cả bố mẹ, ân nghĩa sinh thành trở nên thật cao cả.

Thông qua những bài thuyết giảng của các vị tu sĩ tại các Chùa hay phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người chồng, người con trong đó kể cả bố mẹ chồng... tiếp cận được và thay đổi suy nghĩ cũng như thói quen ứng xử trong gia đình, biết đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một trong những lợi thế giúp Phật giáo đưa những giáo lí trở nên gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Đó khơng phải là sự thay đổi tức thời mà là sự thay đổi từ tâm thức từ việc lắng nghe và thấu hiểu. Nhiều mơ hình gia đình Phật tử được xây dựng cũng góp phần nêu cao tấm gương gia đình bình đẳng hịa hợp góp phần vào cơng cuộc xây dựng gia đình văn hóa của địa phương, có sức lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Giáo lí đạo Phật chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người trong giai đoạn hiện nay.

Có thể thấy rằng, ở một huyện đang trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp thu những luồng văn hóa mới như tại Đơng Anh, khi những môn học về tâm lý, đạo đức và các kĩ năng mềm cịn nhiều hạn chế thì việc các Chùa, tự viện mở khóa tu vào mùa hè như vậy là cần thiết. Nó khơng chỉ giúp các bạn trẻ có một cuộc sống lành mạnh hơn mà còn hướng thiện con người ngay từ khi ở vào độ tuổi đang phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn. Phật Giáo chính là cầu nối kết nối yêu thương giữa các em và gia đình, bạn bè, người thân.

Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội tại huyện ơng nh

Người Việt Nam nói chung và người dân huyện Đơng Anh nói riêng đều rất tự hào về ngơi chùa làng mình, bởi lẽ nơi đó chứa đựng một phần tâm linh, nhưng cũng chứa đựng một phần “ hồn” mang đến các giá tinh thần của dân tộc. Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa Phật Giáo, hàng năm, các lễ hội Phật giáo tại huyện Đông Anh được diễn ra với quy mô lớn và thường xuyên. Hiện nay, tại huyện Đông anh, vào ngày rằm, mồng một và các ngày Lễ khác trong năm, người dân đi đến Chùa rất đông. Những người đến Chùa thuộc đủ mọi tầng lớp từ già, đến trẻ, từ thành phần trí thức đến thanh thiếu niên, sinh viên, những người làm làm nông, buôn bán. Đạo Phật đã thực sự lan tỏa trong dân chúng.

Vì khơng giới hạn thành phần tham dự, nên đạo Phật như một cầu nối văn hóa của người dân rên địa bàn. Theo tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong tác phẩm Tôn giáo trong mối quan hệ văn hố và phát triển Việt Nam: “Lễ hội tơn giáo là một hình thức sinh hoạt văn hố của cộng đồng người. Cộng đồng có thể là một làng, một vùng và một quốc gia”. Một số ngày lễ lớn của các chùa trên địa bàn huyện như: Vía Di Lặc, Lễ Thượng Nguyên, Phật Thích Ca Xuất Gia, Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Quan Thế Âm Giáng Sanh, Phổ Hiền Giáng Sanh,Vía Quan Thế Âm Thành Đạo, Vu Lan Bồn (Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát), Lễ Vào Hạ, Vía Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Thành Đạo, Lễ hội hoa đăng.... Vào các dịp lễ, người dân trên địa bàn dù già hay trẻ, dù là Phật tử hay chỉ là những người dân lân cận khi nghe tin chùa có tổ chức lễ hội thường sắp xếp thời gian hội tụ về chùa, cùng nhau chuẩn bị

cho ngày hội lớn. Những nét phong tục tại các làng thường khơng thể bỏ qua đó chính là nấu xôi, chè, bánh đúc…. Các lễ hội tạo ra sự hòa hợp giữa người với người, giúp người dân vun đắp mối quan hệ tốt đẹp, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Ngơi chùa chính là sợi dây tiếp nối truyền thống của người dân, sáng tạo cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp được kết tinh trong cộng đồng làng xã. Hầu hết người dân trên địa bàn huyện Đông Anh theo đạo Phật hoặc chịu `ảnh hưởng của Phật Giáo nên hôị chùa cũng được xem như lễ hội của người dân trên địa bàn lân cận.

Thông qua ngôi chùa, Phật giáo đã góp phần củng cố một nền đạo đức xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Cũng có thể nói, ở đây, Phật giáo đã thực hiện chức năng “ liên kết” của mình và cũng tại đây, người dân đã cảm thấy được đền bù hư ảo như Mác nói [ 32, Tr 179].

Một số lễ hội ở Đông Anh là sự kết hợp giữa lễ hội tôn giáo với lễ hội nông nghiệp, tiêu biểu là ở Xã Bắc Hồng. Một mặt, lễ hội mang đầy đủ các nghi thức của Phật Giáo, từ nơi tổ chức lễ hội của Chùa, mặt khác đây là lễ hội nông nghiệp với cái tên khác là lễ hội Cầu mát, ngày tổ chức lễ hội thường có mưa cho thấy đặc trưng thời tiết của ngày hội. Lễ hội làng không chỉ nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu mà còn nhằm vào con người cầu cho con người bình an, tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ

Đến với không gian linh thiêng, nghiêm trang chốn thờ tự con người thả hồn mình và quên đi những lam lũ, ước mong về một tương lai tươi đẹp hơn.

“Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa ngơi chùa là nơi ăn ở, đi lại, cây gạo ở Chùa là cột tiêu, tháp sư tổ dưới gốc gạo là hộp thư bí mật của đội cơng tác an tồn khu Trung Ương. Ngày nay, ngôi chùa là nơi giáo lý Phật Pháp hướng thiện cho con người, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi vun đắp tình làng, nghĩa xóm của người dân nơi đây [22, tr.118]

Trong tâm thức của người dân làng xã Xuân Canh, chùa Quan âm từ bao đời nay đã là nơi lưu giữ và chứng kiến tấm lòng mộ Phật của người dân nơi đây, là nơi

đoàn kết, củng cố mối quan hệ cộng đồng làng xã, nơi giáo dục truyền thống văn hóa cho nhân dân địa phương [22, tr.117]

Con người trong lễ hội là con người biết sống cuộc sống cộng đồng ra khỏi gia đình, dịng họ, thậm chí ra khỏi cộng đồng làng xã của mình, để ứng xử với cộng động lớn hơn, cộng đồng của liên làng và có thể là cộng đồng siêu làng.... Đến với lễ hội con người trở nên lịch sự hơn trong ứng xử, trong giao tiếp, người ta trở nên nhún nhường, mời mọc, những lời hay, ý đẹp được phát ra một cách cân nhắc và chọn lọc. Từ đó tạo ra một nếp giao tiếp đẹp khơng chỉ trong ngày lễ hội mà cịn thâm nhập vào ngày thường.

Khi cùng nhau tham gia sinh hoạt Phật giáo, các Phật tử đoàn kết giúp đỡ nhau, tương trợ nhau và cùng nhau học hỏi mơ hình sản xuất mới, phù hợp với đời sống kinh tế và nhịp sống thời đại; ở nhiều nơi Phật tử có các chương trình như tương trợ vốn, hùn vốn giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, và bn bán nơng sản….

Ngồi ra, khi hiểu đạo Phật, các Phật Tử, đạo tràng cũng hiểu được truyền thống của đạo Phật và lịch sử dân tộc đó là “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” nên các Phật tử có tinh thần xây dựng, cùng với chính quyền các cấp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tiểu kết chƣơng 2:

Chương 2 đã trình bày những vấn đề về môi trường hiện nay tại huyện Đông Anh, Hà Nội và vai trò của Phật Giáo trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, qua khảo cứu tại một số Chùa trên địa bàn huyện Đông Anh.

Về địa bàn nghiên cứu, là một huyện ngoại thành với bề dày lịch sử văn hoá, Phật Giáo trở thành một tơn giáo chính, có tác động to lớn đối với đời sống tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 58 - 66)