1.3.3 .Tính chất, đặc điểm của trường trung học phổ thông
1.4. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRƯỜNG THPT
1.4.4. Nội dung công tác của người giáo viên CNL
a. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD
Chú ý đặc điểm của đối tượng GD là một nguyên tắc quan trọng của GD, đây vừa là điều kiện để làm tốt công tác CNL, vừa là nội dung quan trọng trong công tác của người GVCNL. Nội dung công việc này đã được K.Đ.Usinxki – nhà GD người Nga nêu lên hết sức sâu sắc. Theo ông, muốn GD con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Nếu hiểu rõ HS thì mới thực hiện được chức năng QL để GD tồn diện HS của mình, lựa chọn được những biện pháp tác động phù hợp, mới biến quá trình GD của GV thành quá trình tự GD của HS với tư cách HS là chủ thể của quá trình GD, mới đánh giá đúng đắn và chính xác chất lượng và hiệu quả của GD.
GVCNL nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm, nắm vững những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn của lớp: phong trào, truyền thống,
chất lượng GD, chất lượng học tập,...Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS: hoàn cảnh sống của HS (điều kiện kinh tế của gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ,...); đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ, nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HS trong gia đình, ở nhà trường. GVCNL cần hiểu rõ tồn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của HS kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS.
Kết quả của việc nắm vững HS và tập thể lớp một cách tồn diện sẽ giúp GVCNL có thể dự báo xu hướng tổ chức hoạt động GD và dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng HS. Đây cũng chính là cơ sở để GVCNL xây dựng kế hoạch công tác giáo dục HS và xây dựng tập thể HS.
b. Thực hiện cơng tác cố vấn cho tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh
Một tập thể lớp tốt, vững mạnh chỉ khi có Chi đồn hoạt động tốt. Ở lứa tuổi từ mười lăm đến mười bảy, tâm sinh lý của HS THPT sẽ có nhiều thay đổi, các hoạt động mang tính tập thể của tổ chức Đồn sẽ giúp các em trong việc hình thành nhân cách. Vì vậy, GVCNL cần phải có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đồn để tiến hành GD toàn diện HS; GVCNL cần phải cố vấn cho Chi đoàn trong các hoạt động, từ việc xây dựng kế hoạch cơng tác, bồi dưỡng cán bộ nịng cốt cho đến việc tổ chức các hoạt động GD. Tuy nhiên, trong quá trình cố vấn cần tơn trọng tính độc lập và tự quản của Chi đồn.
c. Phối hợp với các GVBM trong việc giáo dục xây dựng và hoàn thiện nhân cách HS và xây dựng tập thể HS
GVCNL đóng vai trị chủ đạo trong việc giáo dục HS và tập thể HS. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, GVCNL cần phải chủ động trong việc phối kết hợp với GVBM đang giảng dạy tại lớp của mình.
Mục đích của sự phối hợp là để giáo dục HS và xây dựng tập thể HS thông qua việc trao đổi với nhau về tình hình học tập các mơn học, kết quả học tập, tinh thần và thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập; trao đổi và thống
nhất với nhau những biện pháp giáo dục HS để nâng cao chất lượng học tập các mơn học, hình thành ở HS những phẩm chất đạo đức cần thiết. GVCNL thường xuyên gặp gỡ trao đổi với GVBM đang giảng dạy tại lớp của mình, xin ý kiến của GVBM trước khi nhận xét đánh giá HS; GVCNL có thể mời GVBM cùng tham dự các buổi sinh hoạt và các hoạt động tập thể của lớp để hiểu rõ hơn HS và công tác giáo dục của GVCNL.
d. Phối hợp với CMHS lớp chủ nhiệm, Ban đại diện CMHS trong việc GD
Một trong những lực lượng giáo dục có ảnh hưởng lớn đến q trình học tập và rèn luyện của HS đó là CMHS. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để HS học tập và rèn luyện.
Gia đình là mơi trường giáo dục - lực lượng GD đầu tiên, có ảnh hưởng lớn đến HS. Vì vậy, GD gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc GD học sinh. GD gia đình có những đặc trưng riêng, nên nhà trường phải liên kết với gia đình để đảm bảo tính thống nhất tồn vẹn của q trình GD, có như vậy thì GD gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhà trường GD học sinh có hiệu quả. GVCNL chính là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này. GVCNL giúp CMHS hiểu rõ chủ trương, kế hoạch GD của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học. Trên cơ sở đó, GVCNL thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức GD. GVCNL cũng đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu GD của nhà trường.
e. Xây dựng tập thể học sinh
Tập thể HS trong nhà trường được coi là môi trường, phương tiện để GD mỗi HS, trong đó mỗi thành viên đều có điều kiện để phát triển toàn diện. Tác dụng GD của tập thể HS rất lớn nếu ta xây dựng được những tập thể HS vững mạnh. Xây dựng tập thể HS vững mạnh là tạo ra một chủ thể giáo dục quan trọng trong công tác GD của người GVCNL. Chính vì vậy, GVCNL khơng thể khơng chăm lo đến việc xây dựng tập thể HS của lớp mình. Để xây dựng được một tập
thể HS vững mạnh, trước hết người GVCNL phải nắm vững từng đối tượng HS, nắm vững tập thể HS là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch công tác, xây dựng tập thể, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:
- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đồn vững mạnh làm nịng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động. GVCNL tổ chức “bộ máy tự quản ”
của lớp và hướng dẫn HS cách thức hoạt động, biết tự quản lý các công việc của lớp.
- GVCNL cần phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội tự quản; Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tự quản: Xây dựng mục tiêu của tập thể, xây dựng truyền thống của tập thể, hướng dẫn cho lớp biết cách tự quản và tổ chức các hoạt động thực tế để HS được rèn luyện kĩ năng tự quản.
- Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch có kiểm tra, đánh giá; kịp thời động viên khen thưởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót lệch lạc, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng tập thể HS vững mạnh.
Trong quá trình xây dựng tập thể HS, có thể cịn những HS chưa ngoan thì GVCNL phải tìm hiểu kỹ những nguyên nhân để tìm những biện pháp GD phù hợp, giúp các em hòa nhập với tập thể lớp.
Người GVCNL giỏi phải là người biết thông qua các hoạt động, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo, phát huy được những tiềm năng của tập thể HS. Từ đó, sẽ xây dựng được một khối đồn kết, nhất trí trong tập thể lớp, tạo nên bầu khơng khí thân thiện trong lớp học.
g. Giáo dục mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp học
Mỗi tập thể lớp vững mạnh đều có sự đóng góp của mỗi cá nhân HS trong tập thể ấy. Sự trưởng thành của mỗi cá nhân không thể tách rời sự trưởng thành của tập thể. Mục đích cuối cùng của tồn bộ q trình GD là hình thành nhân cách cho mỗi HS. Do đó, GD mỗi thành viên của tập thể lớp là một trong những nội dung công tác quan trọng của người GVCNL. Giáo dục mỗi cá nhân HS là hình
thành ở HS thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp HS có trình độ kiến thức, văn hố,…GVCNL cần nắm vững HS một cách toàn diện, trên cơ sở lựa chọn những biện pháp GD học sinh một cách phù hợp.