1.3.3 .Tính chất, đặc điểm của trường trung học phổ thông
1.5. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GVCNL Ở TRƯỜNG THPT
1.5.1. Nội dung công tác quản lý đội ngũ GVCNL ở trường THPT
Nội dung công tác QL đội ngũ GVCNL bao gồm QL nhân sự (GVCNL), QL việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL và QL các điều kiện hỗ trợ đội ngũ GVCNL thực hiện nhiệm vụ.
a. Quản lý nhân sự
* Kế hoạch quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ GVCNL
Quá trình quy hoạch đội ngũ GVCNL gồm các nội dung như trong quá trình hoạch định nguồn nhân lực nói chung, gồm:
- Thường xun phân tích đúng thực trạng về đội ngũ GVCNL và thực trạng các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL của HT.
- Dự báo được số GVCNL đảm nhận các lớp trong học kỳ, trong năm cũng như kế hoạch lâu dài từ 3-5 năm hoặc kế hoạch dài hơn, từ 5-10 năm.
- Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình quản lý đội ngũ GVCNL hàng năm.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình việc thực hiện cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL.
Như vậy, quá trình quy hoạch đội ngũ GVCNL trong nhà trường là một phần trong việc quy hoạch toàn thể nhân sự chung, là khâu quan trọng nhất của công tác quản lý nhân sự. HT nhà trường cần phải có lộ trình cụ thể để thực hiện.
* Quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ GVCNL
Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một vấn đề, trong đó cơng việc bồi dưỡng GVCNL với ý nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết với mục đích nâng
cao trình độ về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ làm giàu thêm tri thức, đáp ứng yêu cầu của thực tế. Đây là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL, là điều kiện quyết định để nhà trường hồn thành chức năng nhiệm vụ của mình, vì vậy cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và GV làm cơng tác CNL nói chung trong nhà trường phổ thông cần phải được tiến hành thường xun, có kế hoạch.
* Quản lý cơng tác lựa chọn, bố trí và sử dụng GV làm cơng tác CNL
- Hiệu trưởng cần khảo sát thăm dò về đặc điểm cá nhân, phẩm chất năng lực, sở trường của từng GV; qua đó lựa chọn và bố trí GV làm cơng tác CNL sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp được giao.
- Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của từng GVCNL, điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tạo điều kiện cho mỗi GVCNL phát huy hết năng lực sở trường của mình; HT cần động viên, kích thích tác động để mỗi GVCNL tự tu dưỡng, rèn luyện năng lực, phẩm chất, phát triển theo chiều hướng tích cực.
b. Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL
- Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL trong nhà trường thực chất là các biện pháp tổ chức một cách hợp lý, khoa học của HT để tác động đến đội ngũ GVCNL sao cho thái độ, hành vi và công việc của đội ngũ GVCNL đáp ứng được yêu cầu, mục đích của HT đề ra và đã phân công nhiệm vụ cho từng GVCNL.
- Trên cơ sở của điều lệ trường phổ thông quy định nhiệm vụ của GVCNL, HT nhà trường có những tác động cụ thể để giúp đội ngũ GVCNL thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể là:
Hướng dẫn GVCNL xây dựng kế hoạch cơng tác CNL phù hợp với trình độ, năng lực, nhận thức của đối tượng HS. Cơng việc này, HT có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng duyệt các kế hoạch đã được lập của GVCNL.
* Quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch của đội ngũ GVCNL
HT phải xem xét việc thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu HS, gia đình HS; tiến trình xây dựng tập thể lớp; quá trình thực thi hoạt động GD tồn diện; tổ chức phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường QL, giáo dục HS của đội ngũ GVCNL.
* Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL phải được thực hiện một cách khoa học, đánh giá công bằng, khách quan.
HT kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL thông qua các hoạt động của lớp, qua kết quả xếp loại thi đua hàng tuần, qua báo cáo từng tháng, học kỳ,...
Quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch của đội ngũ GVCNL trong nhà trường cần phải đặt trong mối quan hệ với QL xã hội, nhiệm vụ quan trọng của nó là thiết lập một sự kết hợp tối ưu giữa những lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội để có thể điều hịa các u cầu chung của XH.
c. Quản lý các điều kiện hỗ trợ đội ngũ GVCNL thực hiện nhiệm vụ
Điều kiện hỗ trợ cho đội ngũ GVCNL thực hiện nhiệm vụ ở trong nhà trường phổ thông là yếu tố cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định cho việc hồn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ GVCNL. Chính vì vậy, HT cần phải thực hiện tốt các yếu tố cần thiết cho đội ngũ GVCNL như:
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho đội ngũ GVCNL.
- Đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về CSVC như: văn phòng phẩm, tài liệu, điều kiện hoạt động GD.
- Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ GVCNL gắn với cơng tác thi đua nhằm đảm bảo tính bền vững trong sự phát triển của nhà trường.
- Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường. Xây dựng một tập thể sư phạm đồn kết, gắn bó, tơn trọng, thương u giúp đỡ lẫn nhau một cách chân tình. Đó là một trong những yếu tố làm cho GVCNL yên tâm, phấn đấu đưa hết mọi khả năng của mình để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nội dung của công tác quản lý đội ngũ luôn được cập nhật, đổi mới theo yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ của nhà trường. Nội dung quản lý đội ngũ GVCNL cần phải đạt được mục tiêu là ổn định được đội ngũ, không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ để đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ và mục tiêu GD của nhà trường.
1.5.2. Hình thức quản lý đội ngũ GVCNL của người HT trường THPT
Quản lý đội ngũ có thể theo 3 hình thức:
a. Quản lý đội ngũ GVCNL theo hình thức trực tiếp
HT trực tiếp giao nhiệm vụ cho từng GVCNL; chỉ đạo, hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ cho từng GVCNL; theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, khi có sự sai lệch thì trực tiếp chỉ thị GVCNL điều chỉnh hay ngừng thực thi công việc đang làm; trực tiếp dự giờ thăm lớp hoặc tự mình sử dụng các biện pháp khác để kiểm tra đánh giá kết quả, chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng GVCNL.
b. Quản lý đội ngũ GVCNL theo hình thức gián tiếp
HT thành lập tổ chủ nhiệm, cử một cá nhân có đủ điều kiện và uy tín giữ chức vụ tổ trưởng điều hành hoạt động của tổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của HT hoặc Phó HT. HT quy định cơ chế, quy chế làm việc, điều hành, phối hợp, phân
quyền trong QL. Từ đó, HT thực hiện các chức năng quản lý đội ngũ GVCNL bằng cơ chế, quy chế đã quy định.
c. Kết hợp giữa hình thức quản lý trực tiếp với quản lý gián tiếp
HT cũng tiến hành thiết lập cơ cấu, đề ra nội quy, quy chế hoạt động của đội ngũ GVCNL. Khi thực thi hoạt động QL phải tùy điều kiện, tùy tình hình và mức độ cần thiết của cơng việc mà HT có thể vận dụng cơ cấu, nội quy, quy chế để chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai hoặc trực tiếp điều hành đội ngũ.
Mỗi hình thức QL có những ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Để quản lý tốt đội ngũ GVCNL ở trường THPT, đòi hỏi người HT phải hết sức linh hoạt, khéo léo để vận dụng các hình thức quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường. Chẳng hạn, nếu tình hình nhà trường chưa được ổn định thì quản lý trực tiếp sẽ phát huy được hiệu quả của nó; nếu tình hình trường ổn định, có kỷ cương, nền nếp thì sử dụng hình thức gián tiếp; nhà trường đang trên đà hình thành hay đang phát triển thì áp dụng hình thức vừa trực tiếp vừa gián tiếp sẽ đạt được mục đích của hoạt động quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản nhất về một số khái niệm, nội dung cơ bản của các vấn đề QL, QLGD, QL trường học, đội ngũ GVCNL, QL đội ngũ GVCNL trong trường THPT. Thấy được vị trí, vai trị của HT, GVCNL trong hoạt động giáo dục HS của trường phổ thơng. Nội dung và hình thức QL đội ngũ GVCNL để đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở lý luận trên đã định hướng cho công tác nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVCNL các trường THPT thành phố Kon Tum ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM