Như đã nói ở trên, ngay chính bản thân nhà văn Lan Khai, trong tiểu thuyết Ai lên phố Cát của mình cũng đã quan niệm: "...sưu tầm nguyên sự
thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do biên chép hết cả để có thể thêm hứng thú cho câu chuyện mình kể" [53, tr 145]. Cũng bởi lẽ đó, chúng ta thấy trong các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, cái thực và cái hư cấu luôn đan xen lẫn nhau. Đôi khi Lan Khai chỉ dựa vào một vài sự kiện lịch sử, thậm chí là chỉ một vài khoảnh khắc lịch sử trong cuộc đời của nhân vật để tạo nên cả một câu chuyện hấp dẫn. Đối chiếu với chính sử, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều câu chuyện xung quanh
những nhân vật lịch sử như: Ngọa triều hoàng đế, Mạc Đăng Dung, Lý Huệ Tơng, Trần Thủ Độ, Lý Cơng Uẩn, Lí Chiêu Hồng, Minh đơ vương Trịnh Doanh, Tĩnh Quốc Công Trịnh Sâm, vua Quang Trung...đều có dấu ấn sự hư cấu của tác giả.
Trong Cái hột mận, Lan Khai đã rất chú tâm xây dựng nhân vật Ngọa
triều hoàng đế Lê Long Đĩnh. Lê Long Đĩnh (986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì bốn năm (1005 – 1009). Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất đã chấm dứt sự trị vì của nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong sử sách, Lê Long Đĩnh luôn được nhắc đến như một ông vua dâm đãng, tàn bạo, độc ác. Sau khi cha mất, để có được ngai vàng, Lê Long Đĩnh đã khơng ngần ngại giết chết anh trai mình là Lê Long Việt. Khi đã lên ngơi, Long Đĩnh cũng làm biết bao điều bạo ngược. Trong Đại Việt sử kí tồn thư, Ngơ Sĩ Liên có chép một đoạn dã sử nói về Lê Long Đĩnh: "Đại Hành băng hà, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tơng vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". [54, tr. 342 ]. Nếu chỉ dừng lại ở việc kể chung chung như vậy thì người đọc thật khó hình dung được sự tàn bạo, độc ác của Ngọa triều hồng đế và do đó Lan Khai đã hư cấu một số chi tiết để từng tội ác của ông vua này hiện ra thật cụ thể, tiêu biểu là vụ Ngọa triều hoàng đế hành hạ nhà sư đã che giấu Bội Ngọc: "Thoạt trơng nhà sư, Ngọa triều Hồng đế đã toan vung gươm lên để chém nhưng sau lại thơi. Trong cặp mắt ngài thống lóe ra một tia lửa điện, trên làn mơi ngài thống nở một nụ cười...Vẫy tay ra hiệu cho lính hầu áp giải nhà sư lại gần ngự tọa, bạo chúa khẽ rút con dao chuôi vàng và từ từ chống lên đầu nhà sư. Rồi, điềm nhiên ngài...róc mía!... Con dao lập lòe lên xuống, vỏ mía tách rơi lả tả trên vai kẻ thụ hình...Thỉnh thoảng, con dao trong tay nhà vua lại sớt lần vỏ mía và bập mạnh
xuống cái đầu trọc lóc. Một vết thương há tốc ra, một làn máu đỏ chảy tràn xuống trán, xuống gáy, xuống mặt, nhuộm đỏ tấm áo cà sa đã cũ màu...
Tả hữu nhìn vua nghịch ác, hồi hộp nín thở, cũng khơng biết nên khóc hay nên cười. Nhà sư vẫn cúi đầu im lặng, không một lời kêu van, không một tiếng xoa suýt. Bạo chúa cũng nghiêm trang làm cái trò chơi tai quái như ai làm một việc quan trọng, thiêng liêng. Dòng máu vẫn chảy ròng ròng thành vũng nhỏ trên nền gạch vẽ rồng (...).
Vua Ngọa triều thét lên một tiếng. Một làn chớp nhống lịe ra khiến mọi người quáng mắt. Đầu sư bay vọt xuống thềm, bỏ lại trên nền điện một vệt máu hồng". [53, tr. 262 – 263].
Mặc dù trong tác phẩm của mình, Lan Khai phần lớn vẫn xây dựng nhân vật Lê Long Đĩnh với một số đặc điểm đã được "đóng đinh" trong lịch sử như tàn bạo, độc ác, dâm đãng nhưng bên cạnh đó nhà văn cũng bất chấp lịch sử khi hư cấu xây dựng nhân vật này có lúc như một con người bình dị trong cuộc sống với những giận hờn nhớ nhung trong tình u. Thống nhìn thấy Bội Ngọc ở bến sơng trong buổi trầm hà những người mang họ Lý, Ngọa triều về cung ngày nhớ đêm mong: "Ngọa Triều đã yêu say đắm, yêu như một cậu thư sinh mười chín tuổi. Mối tình đột ngột mà nung nấu ấy khiến vua Ngọa Triều đã chán chường nhục dục, bỗng như một cây cằn cỗi gặp trận mưa xuân [...], thấy mình như đổi mới, hơn nữa, thấy mình trở nên một người khác hẳn, nhà vua cũng bắt đầu hi vọng điên rồ, cũng nhớ nhung vơ vẩn, cũng ghen tuông một cách vơ nghĩa lí như một anh chàng si chưa biết đời" [53, tr. 261]....Điều đó cho ta thấy, Lan Khai đã hư cấu nhân vật Lê Long Đĩnh để minh họa cho quan niệm: tình u khơng có ranh giới, khi u thì vua chúa cũng giống như dân thường.
Hay như nhân vật Lý Công Uẩn, vốn được người đời biết đến như một minh qn, người đã có cơng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, chính trị của
nước Đại Cồ Việt, đặc biệt là việc rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhưng khi xây dựng nhân vật này trong Cái hột mận, mặc dù nhìn chung Lan Khai vẫn tôn
trọng lịch sử, vẫn xây dựng nhân vật này như một dũng tướng, một minh quân, song bên cạnh đó sự góp mặt của những hư cấu khiến cho nhân vật như hiện lên bằng xương bằng thịt....Nhờ hư cấu, Lan Khai đã "giải thiêng lịch sử", Lý Cơng Uẩn khơng cịn đóng khung trong vai trị của một đấng tối cao mà ở nhân vật đó cũng giống như bất cứ ai trong chúng ta, cũng có những ham muốn, những dục vọng, rất đời và cũng rất người. Trước vẻ đẹp của những vũ nữ Chiêm Thành như trở thành một khách tình si: "chàng khơng phải là một chiến sĩ nữa, chàng cũng không phải là một thi nhân. Chàng đã trở nên một khách si tình yêu vơ vẩn [...]. Quanh mình chàng, biết bao là gái đẹp lượn lờ trong một bầu ánh sáng của mộng mị, biết bao nhiêu làn sóng mắt làm đắm đuối tim chàng, biết bao nụ cười đốt cháy da thịt chàng, biết bao nhiêu tấm thân mềm dẻo bỡn cợt chàng bằng những vẻ đẹp thấp thống quanh mình chàng [...]". [53, tr. 258]. Hay như trước vẻ đẹp lẳng lơ, xuân tình của Dương Hậu, Cơng Uẩn cũng đã có những phút mềm lịng: " Sự đụng chạm êm ái ấy khiến Cơng Uẩn rùng mình [...]. Cơng Uẩn ngã ngồi xuống ghế [...]. Cơng Uẩn rùng mình ngây ngất. Chàng từ từ cúi đầu, từ từ nhắm mắt, cố tránh sự cám dỗ mà chàng biết không thể sao tránh được". [53, tr 273].
Về cái chết của Ngọa triều cũng có rất nhiều tranh cãi. Nhiều sửu gia cho rằng Long Đĩnh chết trong cung do sống trác táng. Ngơ Thì Sĩ trong Đại Việt
sử kí tiền biên lại cho rằng: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội giết anh cướp
ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử khơng được chép". [ĐV sử kí tiền biên, tr 185]. Tuy nhiên trong tác phẩm của mình, Lan Khai lại miêu tả Lý Cơng Uẩn hồn tồn đứng ngồi trước cái chết của Ngọa Triều, và cái chết đó là do Đào Cam Mộc thay mặt nhân dân thi hành cơng lí: "Đào Cam Mộc
nhanh mắt đá một cái vào mạng sườn bạo chúa, rồi tiện tay giật thanh bảo kiếm Long Tuyền. Bạo chúa ngã ngay xuống trước ngự tọa. Đào Cam Mộc dận một chân lên ngực bạo chúa đoạn phóng mạnh lưỡi gươm". [53, tr. 282]. Điều đó chứng tỏ Lan Khai muốn lí tưởng hóa, xây dựng Lý Công Uẩn là một minh quân, dẫu rằng Ngọa Triều có độc ác như vậy nhưng Cơng Uẩn cũng không phải là người giết vua để cướp ngôi. Để cho Đào Cam Mộc thực hiện việc giết bạo chúa, sau đó tất cả đều đồng lịng suy tơn Lý Cơng Uẩn lên ngơi khiến cho tầm vóc của Lý Công Uẩn càng được nâng cao hơn nữa.
Trong tiểu thuyết Chiếc ngai vàng, câu chuyện về cái chết của vua Lý
Huệ Tông cũng được Lan Khai hư cấu. Trong Đại Việt sử kí tồn thư chỉ ghi lại sơ lược "mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo" [54, tr. 214], nhưng Trần Thủ Độ đã giết như thế nào thì khơng ai rõ. Chính vì thế tạo điều kiện cho tác giả hư cấu khi viết về vấn đề này. Trong Chiếc ngai vàng, Lan Khai đã miêu tả rất rõ âm mưu và việc ám sát Huệ Tông của Trần Thủ Độ:
"Trong một gian phịng kín, ba người đàn ơng đang thì thào những chuyện gì ghê gớm lắm thì phải, vì nét mặt người nào cũng lộ vẻ bí mật khác thường [...].
- Đêm nay chúng tôi xin thân hành vào chùa thăm Huệ Tôn. Chúng tôi sẽ buộc sẵn một sợi dây lên xà nhà, đoạn mời Huệ Tôn chui đầu vào thòng lọng để sang cõi đời bên kia.
- Thế ngộ hắn không chịu? Thế ngộ hắn kêu cứu?
Giơ hai bàn tay xương xương mà cứng như sắt, người mắt lươn ra hiệu bóp mạnh một vật gì rồi vừa cười vừa nói rằng:
- Chúng tôi sẽ dùng hai bàn tay này chẹn vào cổ họng nhà sư kỹ cho đến lúc hắn tắt thở bấy giờ tiểu tướng sẽ nhắc treo hắn lên dây [...].
Vừa nói người mắt lươn vừa lấy ra hai tờ giấy trải lên mặt bàn. Một tờ màu vàng có đóng dấu son, thủ bút cũ của Huệ Tơng Hồng đế khi cịn ở ngơi. Một tờ màu trắng, đại ý Huệ Tơn kể cái ngun do tự sát của mình [...].
- Tờ này là tự chúng tơi viết hộ Đức Hồng đế ta" [...]
Một vẻ vui mừng hiện trên gương mặt gian hùng, Thủ Độ hỏi: - Thế nào việc Huệ Tôn xong rồi à?
- Bẩm xong rồi. Bên ngồi khơng có ai ngờ vực gì cả". [53, tr. 103 - 109]. Hay trong Đại Việt sử kí tồn thư viết: Đinh Dậu, năm 1237, "Lập công
chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh khơng có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng [...]. Vua trong lòng áy náy, ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ Quốc sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó". [54, tr. 218]. Tức việc Chiêu thánh hồng hậu Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm cơng chúa là do khơng có con, nhưng trong tiểu thuyết của mình, Lan Khai lại đưa ra lí do là Trần Thủ Độ muốn thủ tiêu mọi quyền lực của Chiêu Hoàng, "để trừ mối lo về sau" và lời biện hộ cho tất cả những tội lỗi của mình: "Thiên hạ là của chung, ai khôn nấy được. Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý cũng như nhà Lý đã cướp ngơi nhà Lê, trị đời chỉ một tấn trò tranh cướp lợi danh. Ta truất bỏ Chiêu Hoàng, định gả cho Lê Phụ Trần, như thế còn là tử tế. Ta mà nhẫn tâm đem giết đi, Chiêu Hoàng cũng đành chịu vậy, kêu ai? " [53, tr. 115].
Như chúng tơi đã nói ở phần trên, khi xây dựng nhân vật Trần Thủ Độ, Lan Khai chủ yếu có cái nhìn phê phán. Với Lan Khai, Trần Thủ Độ chính là người đã qua lại bất chính với thái hậu khi Huệ Tông đi tu, Thủ Độ cũng chính là người lập mưu cướp ngai vàng của nhà Lý, là người đã phế bỏ Chiêu Hoàng... Những hư cấu trong tác phẩm một lần nữa cho ta thấy cái nhìn phê phán của Lan Khai đối với nhân vật lịch sử này.
Cũng trong tiểu thuyết Chiếc ngai vàng, khi xây dựng hai nhân vật chính Lý Chiêu Hồng và Trần Cảnh, Lan Khai cũng đã có rất nhiều hư cấu. Theo
Đại Việt sử kí tồn thư, "Chiêu Hồng khi nối ngơi cha mới lên bảy tuổi".
"Cảnh khi ấy mới lên tám tuổi". [54, tr. 211], tức là cả hai nhân vật này đều ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Tuy nhiên, trong tiểu thuyết của Lan Khai, Lý Chiêu Hồng và Trần Cảnh lại có những lời nói, cử chỉ và suy nghĩ dường như đi trước lứa tuổi:
"Chiêu Hoàng bâng khuâng như bay vào cõi mộng. Thốt nhiên, nàng giật mình, nghe tiếng Trần Cảnh rỉ thầm:
- Nương nương tha tội cho tơi nhé...Tơi cần phải nói câu này. Chiêu Hồng cúi mặt, nói qua một tiếng thổn thức:
- Chẳng hay tướng qn muốn nói gì?
- Mấy hơm tơi đi xa, nương nương buồn nhớ lắm thì phải? - Sao tướng quân biết?
- Tôi lấy lịng tơi mà đốn thì biết. Nàng cười:
- Sao tướng qn khéo đốn thế? Vâng, mấy hơm quả nhiên tôi buồn vơ vẩn. - Nương nương có biết vì sao chăng? [...]
- Chiêu Thánh cơng chúa ơi! Sự buồn nhớ vẩn vơ ấy duyên do chính vì lịng ta u nhau. Cơng chúa thực là ngọn Thái Sơn chắn ngang trước mắt tơi vậy. Vì nàng mà tơi lắm khi chẳng thấy mặt trời, nhìn khắp vũ trụ tơi chỉ thấy nàng, thấy cái hình ảnh của nàng. Tình ư? Hay là sự cuồng vọng? [...]. Nàng là tính mệnh của tơi, một lời nói, một nụ cười của nàng có thể làm cho tơi vui sướng hay khổ não đến chết được". [53, tr. 87 – 88]. Nếu căn cứ theo sử sách, thì việc Lý Chiêu Hồng và Trần Cảnh lấy nhau chỉ là do ý đồ của Trần Thủ Độ nhằm thực hiện âm mưu cướp ngôi, nhưng với những hư cấu trong tác phẩm của mình, Lan Khai đã khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, khiến người
đọc không khỏi bùi ngùi khi mà đôi nam thanh nữ tú ấy đang yêu nhau như thế cuối cùng hạnh phúc lại vỡ tan.
Như vậy, việc Lan Khai dựa vào những sự kiện và nhân vật lịch sử để hư cấu, việc “tác giả lấy nguyên mẫu nhân vật trong cuộc đời thực: tên tuổi, hình dáng bên ngồi, cá tính […] rồi soi chiếu nhân vật ấy ở các góc nhìn khác nhau tạo nên sự bất ngờ bởi những chân dung góc cạnh" [17, tr. 803] chính là một trong những cách tân mới mẻ của nhà văn. Tuy nhiên cũng có người cho rằng việc làm đó đã "gây những phản “ứng sốc” ở người đọc.