Cảm hứng luân lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lan khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 43 - 59)

Cảm hứng luân lý là một trong những cảm hứng truyền thống của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Sang đến thế kỉ XX, trước những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, nguồn cảm hứng này có phần vơi đi trong các tác phẩm. Tuy nhiên, do viết về đề tài lịch sử, đối tượng chính trong các tác phẩm của Lan Khai là các triều đại phong kiến, các nhân vật sống dưới chế độ phong kiến nên cảm hứng luân lý vì thế vẫn trở thành một trong những cảm hứng chính của tiểu thuyết lịch sử Lan Khai.

Với cảm hứng luân lý, khi viết về lịch sử, Lan Khai đã ca ngợi những con người có tinh thần trung quân ái quốc, có tinh thần xả thân vì nước. Đứng trước cảnh Mạc Đăng Dung chuyên quyền, đất nước loạn lạc, nhân dân đói khổ, cha con Lan Anh đã lập nên đội quân phản Mạc, phù Lê diệt Mạc. Cũng

vì sự nghiệp lớn này mà Lan Anh, dù chỉ là phận nữ nhi cũng khơng quản ngại khó khăn, tìm lên vùng Tuyên Quang mong nhận được sự hỗ trợ của anh em Vũ Mật. Rồi khi hay tin Chiêu Tơn Hồng đế bị bắt giải về kinh, Lan Anh và những người cốt cán của nghĩa quân không nề hà nguy hiểm để vào thành cứu giá. Trong Chế Bồng Nga, ta một lần nữa được thấy sự trung quân kiểu như Kỉ Tín đem thân mình chết thay cứu thốt cho Cao Đế ngày xưa, đó chính là việc Bố Gia Ln nhận chết thay cho Bồng Nga khi căn cứ của họ bị bại lộ: “chúa công (tức Bồng Nga) hiện nay là hy vọng của một dân tộc, là linh hồn của ba quân, tấm thân nghìn vàng ấy, há nên quăng vào nơi miệng hùm nọc rắn hay sao? Giặc đến đây, chủ ý bắt chúa cơng. Nhân nó chưa tường mặt, tơi xin bắt chước Kỷ Tín khi xưa, chết thay vua Cao Đế” [53, tr. 316]. Trong Chiếc ngai vàng, không chấp nhận sự lộng quyền của Trần Thủ

Độ, Hồng Châu và Đoàn Thượng – vốn là hai thượng tướng của Huệ Tôn đã dấy quân chống lại. Họ còn sai người đến tận nơi Huệ Tôn đang tu hành để dâng mật thư thể hiện rõ lòng trung nghĩa với vị vua già: “Kẻ hạ thần phận là biên trấn, nhưng ngày đêm lúc nào cũng lưu tâm đến việc trong triều. Những sự lộng quyền của gian tặc Trần Thủ Độ vẫn khiến hạ thần phải thâm gan tím ruột [...]. Kẻ hạ thần, nghĩ mình chịu ân vua lộc nước, đã thề cùng giặc Trần chẳng đội trời chung”. [53, tr. 95].

Ngoài ra, ca ngợi sự chung thủy trong tình yêu cũng là một biểu hiện của cảm hứng luân lý trong tiểu thuyết của Lan Khai. Trong Đỉnh non thần, nàng Nhạn và Bàn Tuyết Hận đã nảy sinh tình cảm với nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sức mạnh tình yêu đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại, mọi thù hằn ân oán giữa hai gia đình họ Bàn và họ Ma, vượt qua tất cả ràng buộc của lễ giáo phong kiến để rồi sau đó, khi Bàn Tuyết Hận tham gia phong trào Cần Vương, trước khi hi sinh, chàng cịn cố gượng nói tên nàng Nhạn, cịn nàng Nhạn thì

chiều nào cũng lên đỉnh non Thần dõi theo hình bóng Tuyết Hận: “nàng ngóng đợi tin chàng đến mịn mỏi như đã hóa tượng đá Vọng Phu”.

Cảm hứng luân lý trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn được thể hiện ở sự ca ngợi lòng hiếu thuận của con cái với cha mẹ. Trong Treo bức chiến bào, nhân vật Đỗ Quyên, sau khi biết tin việc lớn của cha là Nguyễn

Khắc Tuấn giúp Trịnh Khải chống lại phe Đặng Thị Huệ bị bại lộ, cha mình khơng tránh khỏi tội chết, Đỗ Qun buồn bã vơ cùng. Việc nàng tìm đến với nghĩa quân của Nguyễn Huệ, đầu tiên chính là để thực hiện ý muốn cuối cùng của cha nàng, thứ hai là có thể nhờ đó trả được thù nhà, báo thù cho cha. Hay như tình cảm mà Bàn Tuyết Hận – một nhân vật trong tiểu thuyết Đỉnh non thần - dành cho người mẹ của mình cũng vậy. Bàn Tuyết Hận là con của Bàn

Văn Nhị và Yến Xuân, tuy nhiên Yến Xuân đã liên kết với Ma Vạn Thắng giết chồng mình, bỏ lại Bàn Tuyết Hận khi đó cịn là một đứa trẻ đỏ hỏn. Lớn lên bên người chú của mình, lúc nào Tuyết Hận cũng thèm có được sự chăm sóc ân cần của người mẹ, vì thế, mặc dù sau khi biết được sự thật về người mẹ của mình, Tuyết Hận vẫn yêu mẹ, vẫn cứu mẹ thốt chết. Có lẽ chính lịng hiếu thuận đối với mẹ đã khiến Tuyết Hận tha thứ tất cả cho mẹ.

Cảm hứng luân lý còn được thể hiện ở việc miêu tả những tình huống để nhân vật thể hiện tư tưởng luân lý. Trong Đỉnh non thần, trước sự thù oán của hai gia đình họ Ma và họ Bàn, Tuyết Hận vẫn khơng muốn dùng máu người để rửa sạch thù ốn kia và ln tự nhủ: “người ta sống trong bầu trời cảnh vật đẹp đẽ nhường này, có sao lại cứ phải thù oán giết hại nhau […]? Cớ sao người ta không yêu mến đồng loại và tất cả các sinh vật khác mà Hóa cơng đã tạo nên? Cớ sao cứ phải ghen ghét nhau, hằn học nhau, độc ác, ích kỉ? Và như thế để làm gì? Để một ngày kia rồi cùng chết?” [53, tr. 374]. Chính suy nghĩ ấy của Tuyết Hận đã cảm hóa được mẹ chàng – Yến Xuân, đã cảm hóa được chú chàng – Bàn Văn Tam, để rồi trước khi mất, Văn Tam cịn cố nói với

Tuyết Hận: “trong phút này chú mới cảm thấy như lời cháu đã nói, cần phải xót thương và tha thứ”. Rõ ràng khi xây dựng nhân vật Bàn Tuyết Hận, Lan Khai đã chủ tâm đưa ra quan niệm rất tiến bộ, nhân đạo, đó là sự yêu thương giữa người với người, hãy loại bỏ tất cả những thù hằn, ân ốn để xót thương, tha thứ, để sống tốt đẹp hơn.

Như vậy cảm hứng chủ đạo trong những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là: cảm hứng dân tộc, cảm hứng lãng mạn và cảm hứng luân lý. Với tính chất đa dạng này của cảm hứng đã làm nên tính chất đa dạng trong hệ thống đề tài của tiểu thuyết lịch sử Lan Khai.

2.2. Đề tài

Đối với các bộ mơn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là

một khái niệm rất phổ biến. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, thì đề tài được hiểu là “khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong đời sống văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung văn học […]. Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng quan điểm thẩm mĩ của nhà văn” [16, tr. 110 – 112]. Hay nói cách khác, “đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm” [11, tr. 116]. Trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, nhà văn Lan Khai khơng đi vào phản ánh các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như trong tiểu thuyết của Nguyễn Tử Siêu- một cây bút viết tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng đương thời, mà chủ yếu ông đi vào các cuộc nội loạn của dân tộc ta trong xã hội phong kiến, cũng bởi vậy mà trong các tác phẩm của ông nổi lên một số đề tài tiêu biểu: đề tài về vua chúa, đề tài về người anh hùng, đề tài về người phụ nữ…

2.2.1. Đề tài vua chúa

Hình tượng vua chúa có lẽ là hình tượng lớn nhất, xuất hiện với tần số nhiều nhất trong các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai. Vua chúa trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là hệ thống nhân vật thuộc tầng lớp thống trị, nơi chứa đựng rất nhiều những tranh chấp nội bộ, những mâu thuẫn cá nhân, những mưu đồ thơn tính cả dân tộc...Đặt điểm nhìn vào các nhân vật thuộc tầng lớp trên, Lan Khai đã có điều kiện đi sâu vào đời sống tâm lí của những đối tượng có quyền uy tối thượng. Ở họ, bên cạnh quyền uy hơn người, bên cạnh con người xã hội là một con người cá nhân với bao ham muốn dục vong như bất cứ ai. Với sự am hiểu tường tận về lịch sử dân tộc, ở mỗi tác phẩm của nhà văn Lan Khai, chúng ta dường như được tận mắt chứng kiến từng ông vua bà chúa, những phe phái, những tập đoàn phong kiến của những triều đại đầy biến cố.

Nhân vật Lý Công Uẩn trong tiểu thuyết Cái hột mận được Lan Khai

xây dựng là một dũng tướng vừa có tài vừa có đức. Tình cảm của chàng với các sĩ tốt như cha đối với con, vì thế tất cả đều đồng lịng tuân theo sự lãnh đạo của Lý Cơng Uẩn. Chỉ có một mình, Lý Cơng Uẩn vẫn lãnh đạo ba quân đánh tan quân Chiêm Thành. Trước sự thất bại nhanh chóng của quân Chiêm Thành, con người nhân đức ấy không toan giết tất mà muốn "lấy đức phục nhân tâm" khiến vua Chiêm Thành hết lòng quy thuận. Cũng cảm bởi cái tài và cái nhân đức ấy của Lý Công Uẩn mà sau khi chàng chiến thắng trở về, tất cả người dân kinh thành đều háo hức ra đón. Mọi người coi chàng như "một vị phúc thần giáng thế". Và khi chàng bị vua Ngọa Triều bắt giam, nhân dân và quân lính đã ùa vào phá ngục mời chàng ra và tôn chàng lên làm vua thay cho ông vua tàn ác. Với cương vị mới, Lý Công Uẩn cũng đã tỏ ra là một ơng vua hết lịng vì dân vì nước và biết dựa vào sức dân khi bộc bạch những suy nghĩ: "Ta nhờ các ngươi, và cũng là ý trời mà ngày nay được bước lên bảo tọa

mưu hạnh phúc cho sinh linh, cầm vận mệnh của cả nước, lòng ta mừng rỡ ngần nào thì lo ngại chừng ấy. Ta lo vì biết rằng sức một người khó lịng trọn vẹn được những việc trọng đại thiêng liêng mà từ nay ta phải đảm nhận. Ta cần có sự giúp đỡ của tất cả mọi người [...] mở ra cho nước Đại Cồ Việt ta một thời đại thái bình thịnh trị" [53, tr. 283 – 284]. Trong Ai lên phố Cát, một nhân vật thuộc tầng lớp vua chúa mà lan Khai cũng rất tập trung xây dựng đó chính là Mạc Đăng Dung. Nhắc đến Mạc Đăng Dung, có lẽ đây cũng là một trong những nhân vật gây ra nhiều tranh cãi vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam với việc tìm mọi cách tiêu diệt nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Tuy trong tiểu thuyết của mình, Lan Khai vẫn trung thành với lịch sử, ghi lại đầy đủ cái âm mưu chuyên quyền của Đăng Dung nhưng bên cạnh đó, ta vẫn thấy ở Lan Khai một sự khâm phục đối với nhân vật lịch sử này. Chẳng thế mà khi miêu tả ngoại hình Mạc Đăng Dung, Lan Khai cũng dành cho nhân vật này những từ ngữ rất đẹp: “Khuôn mặt người ấy (tức Đăng Dung) vuông chữ điền, nom kiêu căng, gan góc nhưng khơng phải là khơng có một vẻ đẹp khác thường” [53, tr. 157]. Sự khâm phục của Lan Khai đối với Mạc Đăng Dung còn là sự khâm phục trước một con người hết sức khéo léo, dù cho sự khéo léo đó để nhằm một mưu đồ nhất định: “Giọng Đăng Dung nói chẳng có chi khiêu khích, cách cử chỉ cũng rất dịu dàng” [53, tr. 158]. Tác giả còn để cho Vũ Mật, một người chống lại Mạc Đăng Dung tự thốt lên về Đăng Dung: “vững vàng, đạo mạo đến nỗi chàng (tức Vũ Mật) cảm thấy kính nể” đủ để ta thấy sự khâm phục của Lan Khai đối với nhân vật này.

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật là những ông vua ông chúa tài năng và đức độ, Lan Khai cũng tập trung xây dựng nhóm nhân vật đối lấp, đó là những bạo chúa. Nhân vật nổi bật nhất trong số này là Vua Ngọa Triều trong tiểu thuyết Cái hột mận. Nhân vật này được xây dựng là một ông vua rất mê tín, “hay cầu đảo thần minh, hay hỏi dị bói tốn, lại hay thi hành những hình

phạt thảm thê nhất mục đích như đem máu người để làm ngạt những âm mưu tưởng tượng do trí ngài sốt sắng bày đặt ra” [53, tr. 260]. Do đó, nhân dân nhìn thấy vua "mà ai nấy khiếp hơn tất cả các ơn hồng dịch lệ" [53, tr. 215], vua cũng là nỗi kinh hoàng của đám thị vệ trong cung “vua qua chỗ nào, bọn thị vệ chỗ ấy lại một phen bở vía. Chúng dán mình vào vách, cố giữ mà toàn thân chúng vẫn như đám sậy gió rung”. [53, tr. 253]. Chỉ vì một giấc mơ ăn quả lê nhả hột ra lại là hột mận mà nhà vua đang tâm trầm hà hết những những người mang họ Lý. Nhìn cảnh những "trai tráng khỏe mạnh đều nhất loạt bị đóng cũi, đàn bà phải xoắn tóc lại với nhau như từng mớ củ cải; trẻ con thì bị buộc từng xâu như xâu ếch [...] những vết roi đâm, những lằn roi quất, những dây chão bằng nứa tơi lằn vào da thịt..." mà vua vẫn ra lệnh cho nhã nhạc phải nổi tưng bừng, mặt "bạo chúa vẫn điềm nhiên". Dường như giết người đã trở thành cái thú tiêu khiển những khi buồn của vua Ngọa Triều. Sự khiêu khích vua của cơ vũ nữ đã khiến cơ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình: “Thờ ơ, bạo chúa nhìn bàn tay thiếu nữ bị đanh đóng suốt vào một gốc tùng […]. Tức khắc, một ánh gươm lóe trong bóng tối. Đầu thiếu nữ văng ra, máu tươi vọt lên, nhuộm đỏ khóm dạ hương vừa hé nụ” [53, tr. 230]. Mạng người đối với vua chỉ như cỏ rác, và để thỏa mãn những ham muốn của mình vua có thể giết bất cứ ai, hành hạ bất cứ người nào kể cả người đó thái sư Phạm Cư Lượng - cha đẻ Bội Ngọc, người mà vua đang hết lòng theo đuổi “[…] lấy dây buộc chặt ngang lưng Phạm thái sư vào cột […] cầm sắt đỏ ấn mạnh lên lưng ngài. Thịt cháy xèo xèo, mùi lông khét lẹt. […] Để tránh sự đau đớn, ông già khốn khổ vội xoa mình thì con mãnh hổ […] đã vồ lấy miếng mồi ngon" [53, tr. 264]. Tính cách tàn bạo của vua Ngọa Triều càng được khắc họa đậm nét qua cảnh hành hạ nhà sư: “Thoạt trơng nhà sư, Ngọa Triều hồng đế đã toan vung gươm lên để chém nhưng sau lại thơi. Trong cặp mắt ngài thống lóe ra một tia lửa điện, trên làn mơi ngài thống nở một nụ

cười […]. Vẫy tay ra hiệu cho lính hầu áp giải nhà sư lại gần ngự tọa, bạo chúa khẽ rút con dao chuôi vàng và từ từ chống lên đầu nhà sư. Rồi, điềm nhiên ngài…róc mía! Con dao lập lịe lên xuống, vỏ mía tách rơi lả tả trên vai kẻ thụ hình. Thỉnh thoảng, con dao trong tay nhà vua lại sớt lần vỏ mía và bập mạnh xuống cái đầu trọc lóc. Một vết thương há tốc ra, một dịng máu đỏ chảy tràn xuống trán […]. Vua Ngọa Triều thét lên một tiếng. Một làn chớp nhống lịe ra khiến mọi người quáng mắt. Đầu sư bay vọt xuống thềm…” [53, tr. 276]. Ở nhân vật vua Ngọa Triều, nhà văn Lan Khai đã chú ý cả khía cạnh con người cá nhân và cả khía cạnh con người quyền lực để càng làm nổi bật bản chất dâm dục, tàn ác, chuyên quyền của nhân vật này. Cứ ngỡ tưởng rằng một con người như thế thì làm gì biết yêu, trái tim của con người ấy cứ ngỡ đã hóa thành băng giá bởi “dòng máu lạnh” chảy trong huyết quản, vậy mà khơng. Chỉ thống nhìn thấy Bội Ngọc ở bờ sơng hơm thi hành trầm hà tất cả những người mang họ Lý, nhà vua đã bắt đầu biết nhớ nhung vơ vẩn, ghen tuông và hi vọng. Đến khi này vua mới đành thú thực với chính bản thân mình rằng mình đã u, rằng mình cịn thiếu thốn nhiều thứ lắm. Yêu Bội Ngọc nhưng nàng lại trốn chạy. Nàng càng trốn chạy vua lại càng truy lùng gay gắt để thỏa lòng tham của một người đang yêu đồng thời cũng là một vị vua đầy quyền lực. Tuy nhiên, sức mạnh tình yêu mà vua dành cho Bội Ngọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lan khai và thể loại tiểu thuyết lịch sử (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)