Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi còn in dấu trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai bên cạnh việc khắc họa tâm lí nhân vật qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình là việc khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả hành động. Vì thế qua hành động của các nhân vật, chúng ta có thể phần nào thấy được tính cách của nhân vật ấy. Thông qua những hành động của vua Ngọa Triều đối với người cung nữ trong Cái hột mận: “Năm
móng tay của bạo chúa bỗng đập mạnh xuống vai nàng chẳng khác năm cái vuốt nhọn của con chim ưng […] một nắm tay đã đấm thẳng vào giữa mặt nàng” [53, tr. 230] hay đoạn miêu tả vua Ngọa Triều tra tấn nhà sư: “Ngọa Triều hoàng đế đã toan vung gươm lên để chém nhưng sau lại thôi. Trong cặp mắt ngài bỗng lóe ra một tia lửa điện, trên làn mơi ngài thống nở một nụ
cười…Vẫy tay ra hiệu cho lính hầu áp giải nhà sư lại gần ngự tọa, bạo chúa khẽ rút con dao chuôi vàng và từ từ chống lên đầu nhà sư. Rồi, điềm nhiên ngài…róc mía!...” [53, tr. 262] đã phần nào thể hiện bản chất độc ác, khát máu của vua Ngọa Triều. Hay như trong Thành bại với anh hùng vua Lê chúa
Trịnh, Lan Khai luôn đặt hai nhân vật Thái Tử Duy Vỹ và Thế tử Trịnh Sâm
trong thế đối địch, tuy nhiên Trịnh Sâm luôn tỏ ra mình mới là người nắm quyền lực, vì thế trong ngày mừng thọ Minh Đô vương, khi Vương phi nhờ Duy Vỹ làm chủ bữa yến tiệc, Trịnh Sâm đã thể hiện rõ sự tức tối của mình qua một loạt hành động: "...nhất định chống đũa ngồi lặng thinh, khơng ăn uống mà cũng chẳng nói năng một câu nào [...] lúc Thái tử sắp sửa lên kiệu hồi cung, Thế tử bỗng tiến lên ngăn Thái tử lại, đoạn rút trong tay áo bào ra một đôi đũa ngà bịt vàng, bẻ gãy làm đôi..."[53, tr.493 – 494]. Còn đối với Trần Thủ Độ, sự gian xảo của ông đã được nhà văn khắc họa qua hành động sắp xếp cho Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng gặp nhau trên thuyền rồi lại đột ngột xuất hiện quát mắng Trần Cảnh to gan, trước sự tức giận của Chiêu Hồng thì vờ sợ hãi, vâng dạ:
"- À! Trần Cảnh to gan, dám để cho thiên hạ có thể ngờ vực cái thanh giá của nương nương!...Quân này phải trị tội mới được.
Vừa nói, Thủ Độ vừa nhảy vọt sang bên thuyền rồng, vái chào Chiêu Hoàng, đoạn nắm lấy Trần Cảnh và thét võ sĩ trói chàng lại [...] Chiêu Hồng bỗng nổi giận [...] Thủ Độ vờ sợ hãi, cúi đầu, vâng dạ". [53, tr. 88 – 89]. Cũng vẫn thể hiện sự gian xảo của nhân vật, nhưng đối với Mạc Đăng Dung, Lan Khai đã xây dựng những hành động khác: Đăng Dung đã lấy sự an nguy của Trần Nghĩa – hầu cận của Lan Anh – để buộc Vũ Mật phải viết một bức thư cho Lan Anh nói rằng mình đã về phe Đăng Dung, mong nghĩa quân phản Mạc của Lan Anh sẽ không dậy binh nữa:
"...nhưng túc hạ (tức Vũ Mật) phải cam đoan rằng khi ở trước mặt người ấy, túc hạ khơng được nói một câu gì xúc phạm đến tơi, cũng khơng được lộ tình ý riêng gì...Tóm lại, túc hạ phải làm thế nào cho kẻ kia n trí rằng chúng mình rất thân thiện và đồng ý với nhau...Túc hạ hoặc vơ tình hoặc cố ý để lỡ mưu cơ của tơi thì kẻ kia sẽ bị chết một cách thảm độc ngay...Lát nữa tơi đưa thích khạch kia vào (tức Trần Nghĩa), phiền túc hạ giao cho nó một phong thư...Phong thư mà túc hạ sắp viết đại ý bảo Thái Bạt rằng từ khi vào đây, túc hạ xem xét kĩ những việc tơi làm quả nhiên danh chính ngơn thuận cả. Khơng những túc hạ không phản đối lại cịn trình lên Biều Vương (tức anh trai Vũ Mật) biết để Biều Vương tán thành cho..."[53, tr. 166 – 167]. Thế nhưng sau khi buộc Vũ Mật viết bức thư gửi cho nghĩa quân phản Mạc của cha con Lan Anh, Đăng Dung đã lập tức tráo trở: "Bọn dũng sĩ quẳng Vũ Mật vào trong gian phòng ẩm thấp tối tăm [...] Thốt nhiên, chàng rùng mình, thì ra, khi đã quen với bóng tối, mắt chàng nhận thấy giữa phòng lù mù một cái săng gỗ tạp và một sơi dây thịng lọng tự xà ngang bng xuống cạnh quan tài" [53, tr. 176].
Như vậy có thể thấy, Lan Khai vẫn cịn sử dụng rất nhiều hành động để khắc họa tính cách các nhân vật của mình. Các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai cũng thường chỉ mang một nét tính cách thống nhất với hành động xuyên suốt tác phẩm mà chưa có những tính cách đa dạng phức tạp trong mối quan hệ biện chứng với hoàn cảnh như trong tiểu thuyết hiện đại.