Với mười bảy năm cầm bút, Lan Khai đã để lại hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết lịch sử. Chúng tôi xin được tập hợp lại trong bảng dưới đây:
STT Tên tác phẩm Nơi xuất bản & năm xuất bản 1 Chàng đi theo nước Tân Dân xuất bản, 1936 2 Ai lên phố Cát PTBNS số 4, Tân Dân xuất bản,
1937
3 Chiếc ngai vàng PTBNS số 9, Tân Dân xuất bản, 1937
4 Chàng áo xanh Tiểu thuyết thứ bảy từ số 185 - 195, Tân Dân xuất bản,
1937
5 Cái hột mận Tân Dân xuất bản, 1938 6 Gái thời loạn PTBNS số 20, Tân Dân xuất bản,
1938
7 Chế Bồng Nga PTBNS số 24, Tân Dân xuất bản, 1938
8 Bóng cờ trắng trong sương mù Tiểu thuyết thứ bảy từ số 210 – 223, Tân Dân xuất bản,
1940
9 Cưỡi đầu voi dữ PTBNS số 24, Tân Dân xuất bản, 1940
10 Tiếng khóc trong sương PTBNS số 72, Tân Dân xuất bản, 1940
11 Cánh buồm thoát tục PTBNS số 79, Tân Dân xuất bản, 1941
12 Đỉnh non thần PTBNS số 91 – 92, Tân Dân xuất bản, 1941
13 Người thù của mặt trời (Thành Cát Tư Hãn)
Hương Sơn xuất bản, 1941
14 Gửi cái xuân tàn Hương Sơn xuất bản, 1941 15 Theo lớp mây đưa PTBNS số 92, Tân Dân xuất bản,
1942
16 Tình ngoài muôn dặm PTBNS số 112, Tân Dân xuất bản, 1942
17 Trăng nước hồ Tây Hương Sơn xuất bản, 1942 18 Trong cơn binh lửa Kiến Thiết xuất bản, 1942
19 Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh
Quốc gia xuất bản, 1942
20 Rỡn sóng Bạch Đằng (Lan Khai viết cùng với Nguyễn Tố)
Duy Tân thư xã xuất bản, 1942
21 Sầu lên ngọn ải Duy Tân thư xã xuất bản, 1942 22 Ái tình và sự nghiệp Đời Mới xuất bản, 1942 23 Giấc mơ bạo chúa Hương Sơn xuất bản, 1942 24 Chàng kị sĩ Đời Mới xuất bản, 1943 25 Treo bức chiến bào Hương Sơn xuất bản, 1949 26 Việt Nam - Ngươi đi đâu? Hoạt động xuất bản, 1944 (Theo ông Nguyễn Lan Phương – con đẻ của nhà văn Lan Khai công bố trên
mạng Internet tháng 7/2011)
Năm 1936 Lan Khai đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của mình là Chàng đi theo nước. Nhưng phải đến cuốn tiểu thuyết lịch sử thứ hai:
Ai lên phố Cát thì Lan Khai mới thực sự gây được tiếng vang với độc giả đương thời về thể loại này. Truyện kể về giai đoạn Mạc Đăng Dung chuyên quyền, toan thoán ngôi nhà Lê. Khi đó ở Tuyên Quang có hai anh em Vũ Uyên, Vũ Mật đứng ra đối kháng. Ở kinh thành thì có thượng tướng Thái Bạt cũng âm mưu lập đảng diệt Mạc, đặt sào huyệt tại chùa Lí Quốc Sư. Con gái Thái Bạt là Lan Anh vừa xinh đẹp, lại tinh thông võ nghệ đem thư của cha lên cho Biều Vương (tức Vũ Uyên), tình cờ gặp Vũ Mật, hai người đem lòng yêu nhau. Vũ Mật cầm thư anh, về kinh thành, tỏ ý liên minh với Thượng tướng chống Mạc và đồng thời xin cưới Lan Anh. Tuy nhiên cùng lúc ấy hay tin Mạc Đăng Dung hạ gục vua Lê Chiêu Tôn, Vũ Mật và Lan Anh liền tổ chức vào thành cứu vua. Chẳng ngờ mắc phải mưu Đăng Dung, Vũ Mật vì cứu Lan Anh nên bị bắt lại. Mạc Đăng Dung tìm mọi cách mua chuộc Vũ Mật nhưng không được đành dùng mưu lí gián khiến cho phe Thái Bạt và Lan Anh tưởng
Vũ Mật về với Mạc. Lan Anh vô cùng đau khổ. Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi rồi đăng quang. Phe Thái Bạt do Lan Anh dẫn đầu kéo vào thành đánh phá. Trong lúc rối loạn, Vũ Mật được một tên lính mở cửa ngục cho ra, gặp đúng khi Lan Anh bị thương. Vũ Mật vực Lan Anh lên ngựa, chạy ra xa để giải tỏ nỗi oan của mình. Lan Anh rất nhanh đã trút hơ thở cuối cùng bên Vũ Mật nhưng vẫn chưa hay về mối oan của người yêu. Cùng năm 1937, Lan Khai cho in cuốn tiểu thuyết lịch sử thứ ba của mình: Chiếc ngai vàng. Cũng giống như Ai lên phố cát, Chiếc ngai vàng được dựng lên dựa trên hai câu chuyện: tình yêu của Lí Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, bên cạnh đó là câu chuyện kể về âm mưu cướp ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ. Cái hột mận
(xuất bản năm 1938) kể về một cuộc sống xa hoa, dâm dục khát máu của vua Ngọa Triều, một tình yêu đẹp giữa Lý Công Uẩn và Bội Ngọc. Vượt qua bao gian nan, thử thách cuối cùng hai người đã đến được với nhau và Lý Công Uẩn được nhân dân tôn lên làm vua. Gái thời loạn (xuất bản năm 1938) lại là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Thục Nương trong bối cảnh loạn lạc của dân tộc với sự hoành hành của bọn giặc Cờ Đen, Cờ Vàng. Cũng chính hoàn cảnh đó đã đẩy tình yêu của Thục Nương và Hoàng Thiếu Hoa – con tướng giặc Cờ Đen - vào sự lựa chọn nghiệt ngã giữa bên tình và bên hiếu. Để sửa lại những tội lỗi do giặc Cờ Đen gây ra cho nhân dân và cho gia đình nhà Thục Nương, Thiếu Hoa đã tìm mọi cách để giúp gia đình nàng được đoàn tụ. Sau đó chàng lại ra trận chiến đấu với quân Pháp, bị thương trở về, Thục Nương mặc dù yêu chàng vẫn không thể tha thứ cho chàng vì không thể nào quên được giặc Cờ Đen đã giết mẹ nàng. Chỉ còn một cách để nhận được sự tha thứ của Thục Nương, Thiếu Hoa đã rút súng tụ kết liễu cuộc đời mình. Thục Nương vô cùng đau khổ: "Hoàng Lang, Hoàng Lang! Em yêu chàng lắm nhưng mà trời ơi! Trước hết em phải là một con người, con của mẹ, một người dân của nước Nam". Cuốn tiểu thuyết Chế Bồng Nga (xuất bản năm
1938) kể về câu chuyện hoàng tử Bồng Nga nước Chiêm Thành trở về cố quốc sau 15 năm ẩn lánh quê người, khởi binh đánh nhau với quân của Đỗ Tử Bình mong khôi phục lại được đất nước nhưng cuối cùng thua cuộc. Cũng giống như những cuốn tiểu thuyết lịch sử trước đó, trong những câu chuyện liên quan đến lịch sử bao giờ cũng có bóng dáng của những câu chuyện tình của trai tài gái sắc. Chế Bồng Nga, trớ trêu thay lại yêu ngay tiểu thư Nam Trân, con gái Đỗ Tử Bình, vì thế chuyện tình yêu giữa hai người cũng đầy trắc trở, sóng gió, bất hạnh. Đỉnh Non Thần (xuất bản 1941) lấy bối cảnh là châu Đại Man trong thời kì giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng đang tranh chấp quyền lực. Khi ấy, Bàn Văn Nhị vốn là chủ tướng của Cờ Trắng, bị vợ mình là Yến Xuân liên kết với Ma Vạn Thắng hãm hại. Yến Xuân vì ham mê danh vọng, quyền lực đã đang tâm bỏ mặc đứa con bé bỏng của mình chạy theo Ma Vạn Thắng. Hai người đã xây dựng được một thành lũy vô cùng vững chắc. Lại nói về người con trai đã bị Yến Xuân bỏ rơi, được người chú ruột đặt tên là Bàn Tuyết Hận, được nuôi nấng, dạy võ...để có thể giết chết Ma Vạn Thắng báo thù cho cha. Tuy nhiên, Bàn Tuyết Hận và nàng Nhạn – con gái riêng của Ma Vạn Thắng – lại trót đem lòng yêu nhau. Tình yêu trong sáng, mãnh liệt của đôi bạn trẻ không thể xóa đi những thù hằn của hai gia đình. Cứ thế lần lượt Yến Xuân chết, Ma Vạn Thắng và cả người chú Bàn Văn Tam của Tuyết Hận cũng chết. Kết thúc truyện là hình ảnh nàng Nhạn ngày ngày lên đỉnh non Thần nhớ về một Bàn Tuyết Hận đã hi sinh khi đang tham gia vào phong trào Cần Vương ủng hộ triều đình nhà Nguyễn. Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh (xuất bản năm 1942) là cuốn tiểu thuyết chủ yếu nói về mâu thuẫn giữa Thái tử Lê Duy Vỹ, con trai vua Lê Hiển Tông và Thế tử Tĩnh Quốc công Trịnh Sâm. Duy Vỹ là người rất thông minh, phong nhã. Minh Đô vương và Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh đều vị nể, yêu quý muốn gả con gái là Tiên Dung quận chúa cho chàng. Tuy nhiên do ghen ghét đố kị với Duy
Vỹ, Trịnh Sâm đã tìm mọi cách phá hỏng cuộc hôn nhân của em gái mình và Duy Vỹ. Tiếp sau đấy, "tháng chạp năm Đinh Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba mươi hai nhà hậu Lê", Trịnh Sâm đã vu tội cho Thái tử gian dâm với phụ thiếp của Tiên Vương và sai bọn Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Định đến bắt. Thái tử tạm thời lánh vào nội điện nhưng cũng không thể thoát khỏi tay chân của Trịnh Sâm. Khi đưa về phủ chúa Trịnh, Huy Đĩnh bắt thái tử trút mũ ra để nhận tội, thái tử không chịu. Trịnh Sâm bèn truất thái tử làm thứ nhân, rồi giam vào ngục. Thế rồi Hoàng Ngũ Phúc đã dâng lên Trịnh Sâm một kế: sai mấy tên lính đóng giả là quân của Vũ Bá Cảnh, Nguyễn Lệ, Lương Giản vào cướp ngục Duy Vỹ, từ đó lấy cớ để bắt Nguyễn Lệ và giết Thái tử. Treo bức chiến bào là cuốn tiểu thuyết lịch sử được Lan Khai viết năm 1942, nhưng đến năm 1949 mới được xuất bản. Nội dung của cuốn tiểu thuyết này chủ yếu xoay quanh cuộc đời của Đỗ Quyên, con gái Nguyễn Khắc Tuân, thời vua Lê Cảnh Hưng nhà Hậu Lê. Trước sự ngang ngược và lộng quyền của Đặng Thị Huệ và em trai là Mậu Lân, Nguyễn Khắc Tuân đã nổi lên giúp Trịnh Khải nhưng việc bị bại lộ. Trước khi nhắm mắt, Khắc Tuân viết thư cho con gái Đỗ Quyên, khuyên con nên đi tìm và gia nhập nghĩa quân của Nguyễn Huệ. Đỗ Quyên vâng theo lời cha, giả trai tìm đến với nghĩa quân này. Với tài năng võ nghệ của mình, Đỗ Quyên đã giành được ấn tiên phong xông pha chiến trận, đã cứu được Nguyễn Huệ trong trận chiến với Đinh Tích Nhưỡng. Vốn cảm mến Nguyễn Huệ từ lâu nhưng chưa có dịp nói ra, sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc Hà dẹp loạn, lại được vua Cảnh Hưng yêu mến gả công chúa Ngọc Hân cho, Đỗ Quyên quyết định ra đi, giữ kín bí mật về thân phận và tình yêu của mình. Nguyễn Huệ cũng từ lâu ngờ ngợ về thân phận của Đỗ Quyên, trong đám cưới không thấy Đỗ Quyên đâu đã lập tức hiểu ra mọi lẽ và sai người đi tìm nhưng đã muộn.
Mặc dù Lan Khai viết rất nhiều tiểu thuyết lịch sử nhưng trên đây, chúng tôi chỉ xin phép được tóm tắt những nội dung chính của những cuốn tiểu thuyết mà chúng tôi đi sâu khai thác.
* * *
Tóm lại trong chương 1 này, thông qua việc giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử và thông qua việc phác họa lại sơ lược tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, chúng tôi muốn giới thiệu một cách cụ thể vị trí, vai trò của Lan Khai trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945 và đặc biệt là chặng đường sáng tác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn này.
Chƣơng 2