Trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, bên cạnh những nhân vật và sự
kiện có thật trong lịch sử sau đó được nhà văn hư cấu ít nhiều cịn có những nhân vật và sự kiện hồn tồn do trí tưởng tượng của nhà văn.
Nhân vật đầu tiên mà chúng tơi muốn nói đến trong số này chính là nhân vật Thục Nương trong Gái thời loạn. Mặc dù tiểu thuyết Gái thời loạn có gắn với lịch sử nước ta vào cuối thế kỉ XIX, khi mà lũ giặc Cờ Đen đang hoành hành ở vùng trung du miền núi phía Bắc, nhưng nhân vật chính của tác phẩm – Thục Nương – lại là nhân vật hồn tồn hư cấu. Sinh ra trong một gia đình nề nếp, lại xinh đẹp "dáng người mềm mại óng ả, nét mặt đầy đặn, nước da trắng nõn. Dưới vành tóc ngơi đen nhánh, cái trán sáng như gương. Cặp lông mày lá liễu như hai vệt mây gợi trên hai ngôi sao sáng. Mũi thẳng mà nhỏ, hai má hồng hồng, cặp môi tươi, thỉnh thoảng mỉm một nụ cười kín đáo [...]. Tính khơng hay nói nhiều, nhưng mỗi khi nàng cất tiếng, người nghe thấy thư thái cả tâm hồn"[53, tr 17]. Với vẻ đẹp ấy, Thục Nương đã khiến trái tim của chàng thanh niên Hoàng Thiếu Hoa – con trai Hoàng Tử Trung, tướng giặc Cờ Đen- phải rung động. Và mặc dù cũng rất yêu Thiếu Hoa, nhưng đứng trước sự thực giặc Cờ Đen đã giết chết mẹ đẻ của mình, Thục Nương đành phải từ chối tình yêu, từ chối Thiếu Hoa, bởi ở người con gái ấy, bổn phận
làm con, làm công dân của nước Nam không cho phép nàng yêu con trai của kẻ thù: "Hoàng Lang! Vâng, em yêu chàng lắm! Em thương chàng lắm...Nhưng mà, trời ơi! Trước hết em còn phải là một người con của mẹ, một người dân của nước Nam!" [53, tr. 74]. Sáng tạo ra nhân vật Thục Nương, Lan Khai một mặt muốn khắc họa về số phận, ý chí của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ miền núi phía Bắc trước nạn giặc Cờ Đen. Họ là những người phụ nữ dịu dàng, xinh đẹp, sinh ra gặp buổi loạn lạc nên gặp nhiều gian nan nhưng ở họ vẫn tốt lên một lịng hiếu nghĩa, một lòng yêu nước thật đẹp.
Một nhân vật nữ nữa cũng rất đáng chú ý trong số này chính là Đỗ Quyên
trong Treo bức chiến bào. Đỗ Quyên được tác giả xây dựng là con gái của
Khắc Tuấn, người có ý định giúp Trịnh Khải chống lại Đặng Thị Huệ để Trịnh Khải lên ngôi chứ khơng phải Trịnh Cán. Khắc Tuấn là nhân vật có thật trong lịch sử, việc Khắc Tuấn giúp Trịnh Khải cũng là sự việc được lịch sử ghi lại, nhưng về người con gái tên Đỗ Quyên của Khắc Tuấn thì khơng thấy sử sách nào ghi. Viết về Khắc Tuấn trước, viết về cái chết của cha khi sự việc giúp Trịnh Khải chống Đặng Thị Huệ bị bại lộ trước để rồi từ đó Lan Khai sáng tạo ra nhân vật Đỗ Quyên với quyết tâm trả thù cho cha. Giữa buổi loạn lạc, nàng phải giả trai và gia nhập nghĩa quân của Nguyễn Huệ và chiến đấu rất anh dũng, góp phần khơng nhỏ để đem lại chiến thắng cho nghĩa quân của Nguyễn Huệ khi ra dẹp loạn Bắc Hà. Hoàn toàn hư cấu, sáng tạo ra nhân vật Đỗ Quyên, Lan Khai không chỉ tạo ra một câu chuyện hay, một chuyện tình đẹp (Đỗ Quyên – Nguyễn Huệ) mà còn thể hiện đúng tinh thần "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".
Trong Đỉnh non thần, Bàn Tuyết Hận cũng là nhân vật hoàn toàn được tạo ra do trí tưởng tưởng của Lan Khai. Trong Đỉnh non Thần, Bàn Tuyết Hận là con trai của Bàn Văn Nhị và Yến Xuân. Trong sử sách, Bàn Văn Nhị cùng
với Lương Văn Lợi cầm đầu quân Cờ Trắng. "Mới đầu Bàn Văn Nhị được triều đình nhà Nguyễn rất trọng đãi, giao cho việc chống nhau với giặc Cờ Vàng của Hồng Sùng Anh. Nhưng sau, khơng hiểu sao, bọn quan triều đem lòng nghi ki [...], Bàn Văn Nhị lập tức thay đổi kế sách, làm thân với Hoàng Sùng Anh [...]. Nhà Nguyễn sai Trung quân đại tướng Đoàn Thọ đem quân lên đánh" [53, tr. 363 – 364]. Sử sách chỉ ghi lại câu chuyện đến đó, Lan Khai đã viết thêm câu chuyện lịch sử nhưng tập trung xây dựng một nhân vật mới đó là Bàn Tuyết Hận. Trong lúc quân của Đinh Thọ đánh nhau với quân Bàn Văn Nhị, một thuộc hạ của Bàn Văn Nhị đã dụ dỗ Yến Xuân, vợ của Bàn Văn Nhị làm phản, giết chết Bàn Văn Nhị và bỏ lại đứa con cịn đỏ hỏn. Đứa trẻ đó được người chú ni dưỡng và đặt tên là Bàn Tuyết Hận. Tuyết Hận lớn lên giữa núi rừng, ngày ngày học võ và khơng hề hay biết gì về q khứ đau thương của mình. Thế rồi chàng gặp và đem lòng yêu nàng Nhạn, con gái của Ma Vạn Thắng, người đã giết chết cha đẻ của mình. Lẽ ra nếu theo quan niệm phong kiến, Tuyết Hận khi biết được người đã giết cha mình sẽ phải trả thù cho cha, sẽ không được yêu con gái của kẻ thù, thế nhưng ở nhân vật này lại có những suy nghĩ rất tiến bộ: "Người ta sống trong bầu cảnh vật đẹp đẽ nhường này, có sao lại cứ phải thù oán giết hại nhau. Cớ sao trước mn nghìn sắc tốt tươi, trước mn tiếng chim hót, gió thổi, người ta khơng mở rộng tấm lịng đón lấy những rung động êm đếm? Cớ sao người ta không yêu mến đồng loại và tất cả các sinh vật khác mà hóa cơng đã tạo nên? Cớ sao ta cứ ghen ghét nhau, hằn học nhau, độc ác, ích kỉ?" [53, tr. 374]. Rõ ràng khi xây dựng nhân vật Bàn Tuyết Hận, Lan Khai muốn gửi gắm vào đó những tư tưởng rất tiến bộ, rất nhân văn.
Bên cạnh những nhân vật như đã nêu trên cịn có những sự việc cũng hồn tồn do trí tưởng tượng của tác giả sáng tạo ra và điều đáng nói ở đây là phần lớn những sự việc ấy đều ít nhiều mang yếu tố kì ảo. Trong Chiếc ngai vàng,
để thể hiện rõ nỗi đau khổ của Lý Chiêu Hoàng khi bị Trần Thủ Độ cướp mất ngai vàng, phá tan hạnh phúc, Lan Khai đã tưởng tượng một chi tiết mang yếu tố kì ảo: "Bọn cung nữ sụt sùi ơm khóc. Chiêu Hồng cúi đầu, hai tay ôm ngực như cố giữ trái tim khỏi vỡ tan tành. Tự đáy lịng khơ héo, hai dịng máu đỏ bỗng tràn ra hai khóe mắt, âm thầm chảy xuống cặp cặp má hồng phai...Một tên cung nữ đứng gần, thấy vậy, vội giơ mảnh khăn là ra đón. Thì lạ thay! Những giọt lệ rỏ xuống mảnh khăn lại tự nhiên rắn lại như một chuỗi ngọc châu" [ 53 , tr. 117 – 118]. Hay như trong Ai lên phố Cát, hai anh em Vũ Uyên Vũ Mật được tác giả xây dựng có rất nhiều yếu tố kì ảo. Đầu tiên là câu chuyện ơng thày Tàu dạy võ cho hai anh em nghe thấy thiên hạ xì xào về những sự linh, dị xảy ra ở núi Hàm Rồng nên quyết đến xem và phát hiện ra đó là huyệt q có đơi rắn thần. Để trả cơng mẹ con Vũ Uyên Vũ Mật đã cưu mang mình, ơng thầy Tàu này quyết định giúp hai anh em: "Trên núi Hàm Rồng có huyệt Đế vương...Vậy di hài cụ ông đâu, lấy về đây tôi táng giúp cho. Rồi ông sắm sửa sẵn sàng, chờ ngày mồng tám tháng tư, khoảng giờ ngọ, lẻn đem hài cốt bố để Uyên, Mật vào núi, rình lúc đơi rắn thần đi vắng, ném xuống giếng đó rồi về. Rắn thần mất chỗ ở, phải trốn sang núi Dùm rồi chết ở đấy. Trời đất thốt nhiên tối sập xuống, dông tố nổi lên ầm ầm..." [ 53 , tr. 127 – 128]. Trong Đỉnh non thần, để thể hiện rõ nỗi lịng của nàng Nhạn (một cơ gái họ Ma) đang đau đáu ngóng tin người yêu Bàn Tuyết Hận, Lan Khai đã xen vào đó là câu chuyện kì ảo: "ngày xưa, đã lâu lắm, khơng biết về đời nào, có một vị thiên thần giáng xuống thế gian. Vị thiên thần ấy tên gọi là Chất Khươi. Cùng thuở ấy, thủy tổ họ Ma có một người con gái đẹp lắm. Không biết cô đẹp chừng nào nhưng người ta vẫn nhớ rằng da cơ nõn nà như tuyết, tóc cơ đen nhánh như mun...Chất Khươi tình cờ gặp thiếu nữ. Tuy là thiên thần, Chất Khươi cũng có tình, một mối tình cịn tha thiết đằm thắm bằng vạn tình thương của người ta. Bởi vậy thiên thần đã say mê cô gái nhà họ Ma.
Ngài đem bao nhiêu thứ vật đến hỏi...Nhưng chê thần là một vị khổng lồ, họ Ma nhất định từ chối. Thất vọng, Chất Khươi liền cướp lấy thiếu nữ. Họ Ma xuất gia đinh đuổi theo, gấp quá Chất Khươi vội vốc tay xuống đất lấy một tảng đá lớn chặn ngang đường. Tảng đá ấy sau ra ngọn núi Thần mà cái vực sâu đó do tảng đá bị moi lên để lại thì xốy thành sơng Gâm..." [ 53, tr. 455]. Việc sử dụng những yếu tố kì ảo này đã thể hiện trình độ hư cấu nghệ thuật của Lan Khai đã ở mức độ cao. Mượn những yếu tố kỉ ảo, Lan Khai đã phần nào thể hiện rõ hơn những tâm tư tình cảm, đời sống nội tâm của các nhân vật. Tuy là sản phẩm hoàn tồn do trí tưởng tượng của tác giả nhưng các nhân vật và những sự kiện này đều được đặt trong những dòng chảy thời gian với những mốc lịch sử nhất định có thể kiểm chứng qua sách vở để khiến cho chúng ta vẫn nhận thấy được những vấn đề về lịch sử, về thời đại mà tác giả muốn gửi gắm...Việc sáng tạo ra những nhân vật, sự kiện phi lịch sử, có yếu tố kì ảo này đã cho thấy sức sáng tạo mạnh mẽ của tác giả. Thay vì lối viết truyền thống trong văn học trung đại, chỉ hoàn tồn dựa trên những sự kiện và con người có thật, Lan Khai đã làm mới phương pháp viết tiểu thuyết lịch sử của mình, thay đổi phương thức xây dựng nhân vật, xây dựng những nhân vật phi lịch sử nhưng vẫn đặt nhân vật đó trong những khuôn khổ lịch sử nhất định, nhờ đó tác phẩm có phần "bịa" mà vẫn như thật, hấp dẫn người đọc và đặc biệt giúp nhà văn thể hiện rõ hơn những mục đích sáng tác tiểu thuyết lịch sử của mình.