tâm lý nhân vật
Bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử, miêu tả ngoại hình, hành động Lan Khai cịn khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý nhân vật đó. Sau khi bị Đăng Dung ép viết bức thư cho nghĩa quân phản Mạc của cha con Lan Anh rồi bị quẳng vào một gian phịng có sẵn chiếc quan tài và sợi
dây thịng lọng Vũ Mật đã nghĩ: "tự tử là một việc tối vô nghĩa nhưng lúc này ta cần phải tự tử. Mấy lời tâm sự ta đặt trên đầu mảnh hoa tiên, Lan Anh vị tất đã nhận ra. Trong khi ấy thì những câu ta đã ép lịng viết theo ý Đăng Dung để cứu Trần Nghĩa và những cái mắt thấy tai nghe, mà Trần Nghĩa sẽ kể lại kia, khỏi sao làm cho Lan Anh ngờ ta, khinh ghét ta, đau đơn, thất vọng vì ta!. Nay, nếu ta sự sát thì cái chết của ta sẽ là cái chứng cớ hiển nhiên rằng lòng ta ngay thẳng, mà bức thư kia chẳng qua là một kế quyền nghi". Hay như đoạn độc thoại nội tâm của vua Huệ Tôn trong Chiếc ngai vàng: “Ta tuổi già sức
yếu rồi, lại khơng có con trai, cháu xa cháu gần cũng không, chỉ được một mình Chiêu Hồng là gái. Chiêu Hồng nối ngôi ta, trước sau thế nào cũng xuất giá, ngôi báu sẽ nhường cho chồng. Kẻ kia dù là Trần Cảnh hay người nào khác nữa cũng vậy thôi. Mà điều đó biết đâu là dụng ý của Cao Xanh? Nay nếu ta ép Chiêu Hoàng phải cự tuyệt Trần Cảnh, chẳng qua chỉ khổ lòng con trẻ mà vị tất đã ích lợi gì cho ai. Trong cõi hồng trần này, sự khổ não đầy rẫy, ta còn tạo thêm sự khổ não làm gì? Huống hồ kẻ bị khổ não ấy chính là con ta! Đã đành rằng nhân duyên nghiệp chướng, nhưng hiện nay hai trẻ yêu nhau, nếu được như nguyện tất nhiên chúng lấy làm sung sướng lắm…”. Những tâm sự ấy của Huệ Tơn cho thấy, nói như Ngơ Sĩ Liên thì Huệ Tơn là một người chồng, một người cha tốt nhưng không phải là một ông vua giỏi, không đủ khả năng để an định đại cục rối ren.
Trong văn học trung đại, cũng như trong các tiểu thuyết viết theo lối chương hồi, các nhà văn rất ít quan tâm đến miêu tả tâm lý nhân vật. Vì vậy việc Lan Khai chú ý đến miêu tả tâm lý các nhân vật của mình phần nào thể hiện sự tiến bộ, sự cách tân của ông. Như đã nói ở những phần trên, trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, hầu như khơng cuốn tiểu thuyết nào vắng bóng tình u nam nữ. Tuy nhiên, mỗi một tình yêu lại mang một sắc thái khác nhau là bởi những miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả. Những cung bậc cảm
xúc của các nhân vật trong tình yêu cũng được diễn tả tinh vi hơn nhờ miêu tả tâm lý. Đây là tâm trạng của chàng trai trẻ Bàn Tuyết Hận khi đứng trước những mối hận thù của hai bên gia đình: "người ta sống trong bầu cảnh vật đẹp đẽ nhường này, cớ sao lại cứ phải thù oán giết hại nhau. Cớ sao trước mn hình nghìn sắc tốt tươi, trước mn tiếng chim hót, gió thổi, người ta khơng mở rộng tấm lịng đón lấy những rung động êm đềm Cớ sao người ta không yêu mến đồng loại và tất cả các sinh vật khác mà hóa cơng đã tạo nên Cớ sao ta cứ ghen ghét nhau, hằn học nhau, độc ác, ích kỉ? Và như thế để làm gì? Để một ngày kia rồi cùng chết! [53, tr. 374]. Cũng vẫn là đau khổ vì tình nhưng tâm trạng của Lý Chiêu Hoàng được Lan Khai miêu tả rất tinh tế:
"Trời ơi! Có thể nào như vậy được chăng? Chỉ vì một chiếc ngai vàng mà kẻ kia nhẫn tâm bách hại đến thế ư? Lợi danh là gì mà nó khiến lồi người sinh lịng tham lam độc địa đến bậc ấy à? [...] Tình yêu của ta, Thủ Độ sắp làm tan nát; hắn sẽ giết ta một cách tàn nhẫn biết chừng nào!
Dứt lời, công chúa gục đầu xuống án, rũ rượi như một cánh hoa tàn. Nàng khơng khóc được nữa vì khơng cịn nước mắt đâu mà khóc. [...] Chiêu Hồng cúi đầu, hai tay ôm ngực như cố giữ trái tim khỏi vỡ tan tành" [53, tr. 117] Còn tâm trạng của Bội Ngọc nhớ thương và lo lắng cho Công Uẩn thì được Lan Khai miêu tả: "Bội Ngọc tê mê vì tuyệt vọng. Càng tuyệt vọng, thiếu nữ càng cảm thấy đời nàng chẳng thế nào tồn vẹn được một khi Cơng Uẩn khơng cịn. [...] Nàng tê mê đau khổ không bút nào kể xiết: mỗi hơi thở của nàng là một tiếng kêu xé ruột; mỗi giọt nước mắt của nàng là một giọt máu đào, mỗi tiếng động của tim nàng là cả một tiếng ca trường hận". [53, tr. 212].
Những dòng độc thoại nội tâm và miêu tả tâm trạng nhân vật mặc dù xuất hiện không quá nhiều trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai nhưng qua đó
cũng có thể cho chúng ta thấy những sáng tạo, cách tân của Lan Khai trong quá trình xây dựng nhân vật.
3.4. Ngôn ngữ
Như chúng ta đã biết, văn học vốn được coi là nghệ thuật ngơn từ, vì thế sẽ là một thiếu sót nếu như khi tìm hiểu về một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm nào đó mà khơng tìm hiểu về ngơn ngữ của nó. Hơn thế nữa, với tiểu thuyết lịch sử, ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố thể hiện rất rõ đặc trưng thể loại nên càng khơng thể khơng tìm hiểu. Vì viết về lịch sử nên ít nhiều tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại được khơng khí trang trọng, cổ kính của triều đình. Do đó, đặc điểm đầu tiên mà chúng tơi muốn nói về ngơn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đó là việc sử dụng những từ ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính.
Đầu tiên là ngôn ngữ ghi lại quanh cảnh triều chính. Đây là cảnh tượng trong phủ chúa Trịnh được Lan Khai miêu tả: "Gian nghi chính đường bữa nay đổi làm nơi đãi yến các triều thần, được trang hoàng một cách huy hoàng xán lạn. Mái ngồi, nơi thết các chính phủ đại thần, cũng như mái trong, chỗ nào cũng san sát những trướng thêu cùng những đôi liễn mang đủ lời chúc tụng, ngợi khen của khắp trong triều ngoài trấn. Hai hàng sập chân quỳ chạm tứ quý thếp vàng kê nối nhau từ ngoài thềm son bước vào tới mái trong, trên trải chiếu miến cạp điều..." [53, tr. 491]. Hay ví như tên các địa danh, tên các nhân vật cũng tốt lên tính chất lịch sử, cổ kính: kinh đơ Thăng Long, Phượng Hồng lâu, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, trấn thủ Hồng Châu – Đoàn Thượng... (Chiếc ngai vàng); Triều vương Nguyễn Hữu Cầu, Thuận Thiên Khởi Vận đại nhân Nguyễn Danh Phương, Minh Đô Vương Trinh Doanh, Đông cung Thái tử Lê Duy Vỹ, Thánh Tơn hồng đế, Tiên Dung quận chúa, Thế tử Tĩnh Quốc công Trịnh Sâm, Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh...(Thành bại với anh hùng vua Lê chúa Trịnh); kinh thành Hoa Lư, Quan
thái sư chí sĩ Phạm Cư Lượng, tứ tướng quân chế chỉ huy sứ Lý Công Uẩn, thái giám Đinh Thọ, vương sư Ngô Tử An, tướng quân Đào Cam Mộc (Cái
hột mận)...Ngồi ra vì viết về lịch sử nên trong ngôn ngữ đối thoại chúng ta
thường bắt gặp những từ như: trẫm, ái khanh, bệ hạ, hoàng đế, đức vua, thần, chàng, nàng, dạ, bẩm, tâu... Thứ đến cịn phải kể tới ngơn ngữ ghi lại những dấu mốc thời gian lịch sử diễn ra các sự kiện. Ví dụ như: "Vào khoảng cuối năm Canh Ngọ (1870)" (Đỉnh non Thần), "Vào tháng một năm Giáp Thân (1884)" (Gái thời loạn), "ngày rằm tháng 8 năm Canh Tị đời vua Cảnh Hưng nhà Hậu Lê", "ngày mồng một tháng 3 năm Bính Ngọ đời vua Lê Cảnh Hưng" (Treo bức chiến bào), "tháng Chạp năm Đinh Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba mươi hai nhà Hậu Lê" (Thành bại với anh hùng vua Lê chúa
Trịnh)...Như vậy có thể thấy, ngơn ngữ trang trọng, cổ kính đã góp phần giúp
tác phẩm tái hiện lại khung cảnh lịch sử ở một giai đoạn nào đó, một triều đại nào đó sinh động hơn, chân thực hơn, tạo sự tin cậy cho người đọc.
Đặc điểm thứ hai mà chúng tơi muốn nói về ngơn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đó là việc sử dụng phương ngữ (từ địa phương). Phương ngữ chủ yếu được Lan Khai sử dụng khi miêu tả lũ giặc Cờ Đen sang xâm lược nước ta nói tiếng Việt lơ lớ. Dưới đây là đoạn miêu tả của Lan Khai về viên tướng giặc Cờ Đen:
- "Ơng Tì ti vằng...ti trốn há? Ngộ ngồi chờ ơng Tìu vặy" (Ơng Điều đi vắng...đi trốn hả? Ngộ ngồi chờ ông Điều vậy)
- "Tìn giấu tâu?" (tiền giấu đâu)
- "Mai đi sớm củng lơợc. Ngộ cịn muốn láy thêm ít diều tiền pạc nửa". (Mai đi sớm cũng được. Ngộ cịn muốn lấy thêm ít nhiều tiền bạc nữa).
Những phương ngữ được sử dụng dù không nhiều nhưng cũng phần nào giúp cho việc xây dựng nhân vật của tác giả khiến nhân vật hiện lên gần gũi, chân thực như chính con người ngồi cuộc sống.
Đặc điểm thứ ba mà chúng tơi muốn nói về ngơn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đó là việc sử dụng những câu văn, đoạn văn ngắn. Mặc dù vẫn còn những tác phẩm viết theo kiểu kết cấu của tiểu thuyết chương hồi nhưng ta rất khó có thể tìm được những câu văn viết theo kiểu biền ngẫu trong các sáng tác của ơng mà thay vào đó là những câu văn, đoạn văn ngắn. Thậm chí nhiều khi cứ hết một câu, tác giả lại xuống dịng. Ví như đoạn miêu tả quang cảnh ở trại của Bàn Văn Tam trước khi bị hạ độc:
"Bóng đen đứng lại. Đàn chó càng sủa già! Đàn ngỗng càng kêu to.
- Những của chết tiệt.
Bóng đen chưa dứt lời thì tiếng trống đã nổi vang động. Rồi những hiệu lệnh tung ra" [53, tr. 439 – 440]
Hay như đoạn miêu tả khơng khí trong triều sau khi Ngọa triều đích thân ra bờ sông xem buổi trầm hà những người mang họ Lý sau giấc mộng ăn lê: "Hồng đế từ từ bước lên chính diện.
Trăm quan phủ phục tung hô. Chiêng trống ầm ầm vỡ lở. [...]
Nhã nhạc im dần. Lặng lẽ và hồi hộp...
Thời khắc qua...Ngày tối dần..." [53, tr. 226 – 227]
Rõ ràng với sự xuất hiện nhiều câu văn ngắn như vậy, Lan Khai muốn nhấn mạnh, gây sự chú ý đối với người đọc về những sự vật sự việc hay con người được nói đến trong những câu văn ngắn đó.
Tuy nhiên bên cạnh đó, đúng như Trương Tửu và Vũ Ngọc Phan đã nhận xét, trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, đôi chỗ ngôn ngữ vẫn chưa thực
sự hợp với thời đại. Những chữ "yêu" được sử dụng rất nhiều. Có lẽ do ảnh hưởng của khuynh hướng lãng mạn tiểu tư sản đương thời.
* * *
Ở phần trên, chúng tôi đã chỉ ra đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Lan Khai nhìn từ phương diện hình thức nghệ thuật. Qua tìm hiểu có thể thấy, so với các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử đương thời, Lan Khai đã có khá nhiều cách tân trong sáng tác tiểu thuyết nói chung và trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Đây cũng chính là một trong những lí do tạo nên sức cuốn hút riêng của tiểu thuyết lịch sử Lan Khai.
KẾT LUẬN
Dù thời gian cầm bút không nhiều nhưng bên cạnh tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết tâm lý, phê bình văn học...Lan Khai đã để lại một số lượng không nhỏ tiểu thuyết lịch sử với rất nhiều giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật.
1.Trong số các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, nổi lên ba nguồn cảm hứng chính: cảm hứng dân tộc, cảm hứng lãng mạn và cảm hứng luân lý. Cảm hứng dân tộc được nhà văn thể hiện chủ yếu ở việc nhiệt thành ca ngợi những anh hùng đã tạo dựng nên chiến cơng góp phần vào sự bình n, hưng thịnh của xã hội và việc đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược. Cảm hứng lãng mạn lại được Lan Khai thể hiện chủ yếu ở việc tìm về với quá khứ, với lịch sử dân tộc, lấy lịch sử dân tộc làm đề tài, lấy các nhân vật lịch sử làm nhân vật trong tác phẩm; bên cạnh đó là sự đề cao tình u đơi lứa, thứ tình u đẹp, lãng mạn nhưng khơng hề thốt li thực tại. Với cảm hứng luân lý, trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Lan Khai đã ca ngợi những con người có tinh thần trung quân ái quốc, ca ngợi lòng hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ.
2. Từ ba nguồn cảm hứng chính, Lan Khai chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào ba đề tài: đề tài vua chúa, đề tài người anh hùng và đề tài người phụ nữ. Viết về vua chúa, Lan Khai phát hiện ra ở họ không chỉ là những con người xã hội với địa vị xã hội tối cao mà còn là những con người bản năng với những ham muốn dục vọng như bất cứ người nào. Viết về người phụ nữ, Lan Khai ca ngợi vẻ đẹp, sự mạnh mẽ, dũng cảm và hơn hết nhà văn có sự đồng cảm và thấu hiểu với những khát khao yêu đương, khát khao hạnh phúc hết sức bình thường, hết sức bản năng của họ. Với những người anh hùng dân tộc, khác với nhiều những nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử đương thời, Lan Khai nhìn họ với cái nhìn giải thiêng lịch sử. Ông thấy ở họ, trong những
người anh hùng ấy những ham muốn, những hờn giận, ghen tuông...rất đỗi đời thường.
3. Lan Khai đã dựa trên những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử để xây dựng tác phẩm khiến cho tiểu thuyết của ông mang đậm dấu ấn lịch sử, tuy nhiên với những sự kiện và nhân vật lịch sử ấy, ơng khơng gị mình vào cái nhìn quen thuộc của lịch sử nhờ đó các sự kiện và nhân vật hiện lên hết sức sinh động, mới mẻ mang dấu ấn cảm quan của nhà văn. Bên cạnh việc dựa vào những sự kiện và nhân vật lịch sử để xây dựng cốt truyện, Lan Khai đã tạo ra khơng ít câu chuyện, khơng ít nhân vật hồn tồn phi lịch sử nhưng vẫn được đặt trong những khn khổ lịch sử nhất định. Đó chính là biểu hiện cho sức sáng tạo mạnh mẽ, cho một phương pháp viết tiểu thuyết lịch sử mới. 4. Vì đã có rất nhiều cách tân trong lối viết nên về mặt kết cấu, những tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai được viết theo lối chương hồi cũng chỉ cịn rất ít. Và mặc dù vậy, chúng tôi cũng nhận thấy một điều rằng, bản thân tác giả cũng ln có ý thức đổi mới, thốt ra khỏi kiểu kết cấu truyền thống này và dung hợp thêm những đặc điểm của tiểu thuyết phương Tây. Bên cạnh đó, những tiểu thuyết có kết cấu hiện đại lại xất hiện khá nhiều. Mặc dù kết cấu của những những tiểu thuyết thuộc nhóm này cịn đơn giản nhưng so với đương thời, đó thực sự là những đóng góp rất lớn của Lan Khai vào quỹ đạo cách tân tiểu thuyết.
5. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bên cạnh việc khắc họa tâm lý nhân vật qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình; qua việc miêu tả hành động vốn quen thuộc trong tiểu thuyết chương hồi, Lan Khai cũng đã bắt đầu khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý nhân vật. Đây chính là một trong những biểu hiện cách tân của Lan Khai trong quá trình xây dựng nhân vật.
6. Trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, dễ dàng nhận thấy đặc điểm đầu tiên về ngơn ngữ chính là việc sử dụng những từ ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính. Những phương ngữ được sử dụng dù không nhiều nhưng cũng phần nào giúp cho việc xây dựng nhân vật của tác giả khiến nhân vật hiện lên gần gũi, chân thực như chính con người ngoài cuộc sống.
Tóm lại, với những cố gắng vượt thốt khỏi kết cấu chương hồi, tạo tiếng
nói đa thanh, kết hợp hài hịa các yếu tố sử thi, thế sự, đời tư, kỳ ảo, tâm lí, giữa khuynh hướng hiện thực và lãng mạn...chính là những cách làm mới tiểu thuyết của Lan Khai. Mặc dù còn mắc phải một số hạn chế trong ngôn ngữ