Vai trò kết nối nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 113 - 125)

1.4.2 .Các hoạt động hỗ trợ trẻ em

3.2.1. Vai trò kết nối nguồn lực

Để thực hiện chức năng trị liệu của công tác xã hội, đó là trị liệu về sức khỏe và trị liệu tâm lý cho trẻ và gia đình khi bị bệnh tim bẩm sinh.

Với hoạt động hỗ trợ trẻ và gia đình phẫu thuật lần sau, cũng như hỗ trợ kinh phí khám lại cho trẻ, nhân viên xã hội đóng vai trị kết nối nguồn lực. Để hỗ trợ được trẻ và gia đình sau khi phẫu thuật lần 1 có cơ hội được hỗ trợ phẫu thuật tiếp những lần tiếp theo cần có nguồn kinh phí tương đối lớn, do đó cần phải huy

động được nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức, chính quyền địa phương và các tổ chức khác trong cộng đồng. Việc huy động được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng là việc khó thực hiện, bởi vậy cần có sự tham gia của nhân viên xã hội, cán bộ địa phương, cán bộ các tổ, hội, nhóm, đồn thể trong cộng đồng như hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...

Nhân viên xã hội với vai trò kết nối, vận động nguồn lực cần kết nối

được các tổ chức trong cộng đồng lại thành nhóm hành động bao gồm: gia đình trẻ, họ hàng, nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội, cán bộ địa phương, cán bộ các hội, tổ chức, cán bộ Quỹ BTTE Hà Nội...với mục đích hỗ trợ cho trẻ em và người chăm sóc cũng như gia đình trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh để trẻ có cơ hội được sống, được phục hồi và được phát triển để phục vụ đất nước, phục vụ cộng đồng sau này. Cụ thể, nhân viên xã hội cần cùng với các thành viên khác trong nhóm hành động, lên kế hoạch hoạt động, nêu rõ đối tượng hưởng thụ là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, hồn cảnh khó khăn (thuộc các hộ nghèo, cận nghèo) đã thực hiện phẫu thuật tim bẩm sinh hoặc chuẩn bị phẫu thuật... Từ kế hoạch đã xây dựng sẽ trình các cấp chính quyền từ UBND quận/huyện/thị xã đến các cơ quan chức năng khác như Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội, các tổ chức, các doanh nghiệp địa phương...nhằm kêu gọi, vận động nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ cho trẻ và gia đình để đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ phẫu thuật lần sau, được hỗ trợ khám lại cho trẻ - đây là nhu cầu đầu tiên và quan trọng được nhắc tới khi tác giả tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin từ người dân.

Tác giả nhận diện đây là một trong những nhu cầu chính đáng, cần được đáp ứng của gia đình trẻ để giúp trẻ có cơ hội được sống, được phục hồi và phát triển, thực hiện “Quyền sống còn”, “Quyền được chăm sóc” của trẻ theo Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Vì vậy, cần xây dựng chương trình hỗ trợ trẻ và gia đình thực hiện nhu cầu thiếu yếu này. Trong chương trình cần có nhân viên cơng tác xã hội với vai trò kết nối nguồn lực, và điều

phối thực hiện các hoạt động trong chương trình để vận động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ và gia đình..

Hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ sau phẫu thuật:

Để phòng ngừa những nguy hiểm và hệ lụy mà bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra cho trẻ, người chăm sóc trẻ cần được trang bị những kiến thức về bệnh tim bẩm sinh, và cần được trang bị những kỹ năng về việc chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là chăm sóc trẻ sau phẫu thuật.Cần có những hoạt động tuyên truyền về bệnh tim bẩm sinh và tổ chức những buổi tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cho người chăm sóc trực tiếp trẻ để giảm thiểu những rủi do sau phẫu thuật. Trong hoạt động này, cần có một đơn vị chủ quản, đứng ra tổ chức các hoạt động cụ thể như tuyên truyền về bệnh tim bẩm sinh, xây dựng kế hoạch, bài giảng tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ cho gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Đặc biệt, cần có sự tham gia của nhân viên cơng tác xã hội với vai trị kết nối nguồn lực, vai trò giáo dục và điều phối các hoạt động trong chương trình hỗ trợ.

Nhân viên xã hội kết nối với các hệ thống khác như cơ sở y tế, hội chữ thập đỏ...để tổ chức những buổi tập huấn phổ biến kiến thức về bệnh tim bẩm sinh, trang bị kỹ năng chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sau phẫu thuật tim bẩm sinh cho người chăm sóc, gia đình trẻ. Trẻ và người chăm sóc khơng thể tự tìm và kết nối với các nguồn lực từ bên ngoài, từ các hệ thống khác trong cộng đồng nên cần có nhân viên xã hội để kết nối với các hệ thống, các tổ chức khác trong cộng đồng nhằm hỗ trợ trẻ và người chăm sóc có được những kiễn thức, kỹ năng chăm sóc trẻ. Cụ thể, nhân viên xã hội kết nối với cơ sở y tế và hội chữ thập đỏ tại địa phương để tổ chức tuyên truyền về bệnh tim bẩm sinh bao gồm những nội dung: tuyên truyền về các biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh, tuyên truyền, phổ biến về quy trình làm thủ tục, hồ sơ để nhận hỗ trợ phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt, hồn cảnh khó khăn. Hiện nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã triển khai cung cấp poster

về chương trình hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh và quy trình, thủ tục làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ tới trạm y tế các phường/xã/thị trấn tại 30 quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên những thông tin về poster cũng như chương trình hỗ trợ chưa được các cán bộ y tế phổ biến tới người dân, thậm trí, có những quận/huyện, xã/phường cịn khơng sử dụng poster để người dân có thể biết khi tới trạm y tế khám bệnh.

Từ những nguyên do trên, cần có nhân viên xã hội trong việc giải quyết, đáp ứng những nhu cầu của trẻ và gia đình. Đầu tiên để đáp ứng chức năng phịng ngừa của cơng tác xã hội nhân viên xã hội cần kết nối với cơ sở y tế địa phương và hội chữ thập đỏ địa phương, xây dựng chương trình tuyên truyền, tập huấn về bệnh tim bẩm sinh cho trẻ và người chăm sóc. Chương trình có thể thực hiện theo q thí điểm tại một số địa phương có tỷ lệ trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cao và có tỷ lệ trẻ đã được hỗ trợ phẫu thuật lớn hơn một số địa phương khác như Ba Vì, Chương Mỹ... chương trình có một số hoạt động chính sau:

Hoạt động tuyên truyền được thực hiện qua loa phát thanh thơn, xóm, thời gian từ 5-7h sáng và từ 17-19h tối, đây là khung thời gian người dân ở nhà và có thể rảnh để nghe các bản tin từ loa phát thanh của cụm dân cư, thời gian còn lại người dân thường đi làm nên không để ý đê nghe được.Với hoạt động này thành phần thực hiện là: nhân viên xã hội, cán bộ y tế, cán bộ thôn...Nhân viên công tác xã hội cùng các cán bộ y tế, cán bộ địa phương...lập kế hoạch, xây dựng nội dung các buổi truyền thông với các nội dung khác nhau về bệnh tim bẩm sinh rồi phát trên loa phát thanh để người dân có cơ hội nghe và biết đến các biểu hiện của bệnh, cần làm gì khi trẻ bị bệnh...

Hoạt động tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh: hoạt động không chỉ dành riêng cho những người chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật, hoạt động được tổ chức chung cho cả cộng đồng, bao gồm những gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh và những gia đình khơng có trẻ bị bệnh đều

có thể tham gia. Hoạt động nhằm cung cấp kỹ năng chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tới các gia đình có trẻ mắc bệnh, những kỹ năng rất cơ bản như: cho trẻ ăn gì, hoạt động như thế nào, việc gì trẻ có thể làm, việc gì trẻ khơng được làm, chế độ dinh dưỡng cho trẻ ra sao?...để hỗ trợ người chăm sóc có những kỹ năng cần thiết để chăm sóc trẻ trước, trong và sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, giúp trẻ có cơ hội hồi phục, phát triển và có cuộc sống tốt hơn sau khi phẫu thuật.

Thành phần tham gia là nhân viên xã hội, cán bộ y tế, cán bộ hội chữ thập đỏ, cán bộ địa phương, các hội đoàn thể... nhân viên xã hội cùng các cán bộ xây dựng thành nhóm hành động là nhóm chun mơn để hỗ trợ trẻ và gia đình.

Hoạt động hỗ trợ tập phụ hồi chức năng cho trẻ: Phục hồi là một trong

những chức năng quan trọng của công tác xã hội. Sau khi phòng ngừa và trị liệu, cần giúp thân chủ phục hồi lại chức năng đã mất để thân chủ có thể phát triển toàn diện, vượt qua được vấn đề đang gặp phải. Phục hồi đối với trẻ em sau phẫu thuật tim bẩm sinh là phục hồi về thể chất và về trí tuệ, cụ thể là phục hồi lực học, giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp, giúp trẻ tự tin phát triển khả năng của bản thân. Hoạt động phục hồi thể chất cho trẻ: đây là một trong những hoạt động quan trọng sau khi trẻ đã được phẫu thuật, với trẻ em sự phát triển thể chất là một vấn đề quan trọng cần được chú ý. Trong quá trình điều trị và phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, trẻ đã giảm sút nhiều về thể lực bởi bản thân trẻ khi mang trong mình bệnh tim bẩm sinh, sức khỏe đã không được tốt như các bạn khác, sau khi trải qua phẫu thuật sức khỏe của trẻ ban đầu sẽ giảm hơn so với trước khi phẫu thuật, do đó gia đình và người chăm sóc cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp trẻ hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.

hoatNhân viên công tác xã hội sẽ kết nối với các trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng để trẻ được tham gia các lớp phục hồi chức năng tại trung tâm

với chi phí thấp phù hợp với điều kiện gia đình trẻ để gia đình có thể chi trả cho hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ.

Hiện nay, có một số trung tâm phục hồi chức năng thuộc sự quản lý của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Hà Nội như trung tâm phục hồi chức năng Việt – Hàn ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội, và Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội như Viện chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở ngõ Hịa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là những trung tâm, viện có thực hiện chức năng phục hồi thuộc sự quản lý của các cơ quan thuộc ngành dọc Lao động – Thương binh và Xã hội, nhân viên xã hội có thể kết nối nguồn lực với các trung tâm, viện nêu trên để hỗ trợ trẻ và gia đình giúp trẻ có thể được hỗ trợ phục hồi chức năng tại các cơ sở trên, giúp gia đình giảm chi phí cho việc phục hồi thể chất sau phẫu thuật cho trẻ. Mặc dù những trường hợp trẻ phải tới các trung tâm phục hồi chức năng không nhiều, nhưng những trẻ cần tới phục hồi chức năng là những trẻ bị ảnh hưởng nặng của bệnh tim bẩm sinh, cần được hỗ trợ kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của trẻ. Để đảm bảo tính cơng bằng trong việc hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, cần giải quyết nhu cầu được phục hồi chức năng về thể chất cho trẻ giúp trẻ hồi phục và phát triển bình thường như những trẻ khác sau phẫu thuật, đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình sau khi trẻ được hỗ trợ phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Những gia đình có trẻ bị biến chứng khi bị bệnh tim bẩm sinh có nhu cầu cho trẻ theo học những lớp phục hồi chức năng, để trẻ có thể phục hồi, trở lại bình thường và hịa nhập được với những bạn khác ở trường, ở lớp và giúp trẻ hòa nhập cộng đồng khi lớn lên. Để giải quyết nhu cầu của gia đình, nhân viên xã hội với vai trò kết nối nguồn lực, sẽ kết nối với các trung tâm có chức năng phục hồi chức năng thuộc sự quản lý của các cơ quan nhà nước để vận động nguồn lực, hỗ trợ trẻ và gia đình được tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Vì sao cần lựa chọn những trung tâm thuộc sự quản lý của nhà nước, bởi những trung tâm đó ít nhiều có mối quan hệ với Quỹ bảo trợ trẻ em Hà

Nội, đơn vị chủ quản thực hiện hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Như trung tâm phục hồi chức năng Việt – Hàn là một trong những trung tâm cũng thuộc sự quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, cùng thuộc khối Bảo trợ của Sở, do đó khi đề nghị phối hợp thực hiện, và đề nghị hỗ trợ cho trẻ sẽ thuận lợi hơn so với kết nối nguồn lực từ các trung tâm dịch vụ bên ngoài.

Hoạt động hỗ trợ gia đình vay vốn: Ngồi việc hỗ trợ gia đình đáp

ứng những nhu cầu cơ bản như được hỗ trợ chi phí khám lại, chi phí phẫu thuật lần sau... cần có những hoạt động hỗ trợ gia đình trẻ phát triển kinh tế để có thể tự đáp ứng những nhu cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh. Ở hoạt động này, nhân viên xã hội đóng vai trị kết nối, kết nối giữa gia đình trẻ với các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương, ngân hàng...để đề xuất nhu cầu của gia đình, vận động những nguồn lực từ cộng đồng giúp gia đình được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, cũng như phát triển kinh tế chung của cộng đồng. Nhân viên xã hội vận động chính quyền địa phương đề ra những chính sách hỗ trợ, đề nghị ngân hàng chính sách xã hội địa phương có những hoạt động hỗ trợ cho trẻ và gia đình để phát triển kinh tế như cho vay vốn không lãi suất, đề nghị các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng hỗ trợ gia đình trẻ về nhân lực và vật lực để phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương có thể u cầu hội nơng dân hỗ trợ gia đình bằng việc tổ chức những buổi tập huấn kỹ năng về nông nghiệp, chăn nuôi...phù hợp với từng địa phương giúp gia đình có được những kiến thức, kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi giúp gia đình phát triển kinh tế để tự đáp ứng được nhu cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, có thể phát động phong trào "Một ngày cơng vì trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh" với đồn thanh niên tại địa phương nhằm hỗ trợ gia đình về nhân lực trong bước đầu xây dựng cơ sở vật chất để phát triển kinh tế. Đây là một trong những hoạt động khó, nhưng khi thực hiện được sẽ

mang lại hiệu quả cao đối với gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh và với cả chính quyền địa phương.

Khi gia đình trẻ có được nguồn vốn ưu đãi để xây dựng phát triển kinh tế, gia đình có thể tự đáp ứng các nhu cầu như đưa trẻ đi khám lại, tự chi trả kinh phí phẫu thuật những lần sau, có điều kiện cho trẻ tham gia học tập, vui chơi, phục hồi chức năng...thì chính quyền khơng cịn gánh nặng về việc giúp giải quyết những nhu cầu trên của trẻ và gia đình. Mặt khác, khi kinh tế của gia đình trẻ phát triển, gia đình thốt nghèo sẽ giảm được số lượng hộ nghèo tại địa phương, điều này ảnh hưởng tích cực tới hoạt động giảm nghèo của chính quyền địa phương nên cần sự tham gia của chính quyền địa phương để: đưa ra, ban hành những chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, khuyến khích các gia đình phát triển kinh tế, xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển.

Hỗ trợ học tập cho trẻ em là một vấn đề quan trọng cần thực hiện, bởi trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 113 - 125)