Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 25 - 29)

1.1.4 .Bệnh tim bẩm sinh

1.2.Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, lý thuyết này nêu ra 5 bậc thang nhu nhu cầu của con người mà ở đó họ cần được đáp ứng để có thể phát thang nhu nhu cầu của con người mà ở đó họ cần được đáp ứng để có thể phát triển tồn diện, bình thường trong xã hội và khơng có vấn đề gì xảy ra.

5 nhu cầu được Maslow khái quát hóa trong thang nhu cầu dưới đây.

Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay,chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế. Năm 1943, A. Maslow đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnhhưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người.

Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) Trong thời điểm đầu tiên củalý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản (basic needs): đây là những nhu cầu cơ bản để duy trì

mãn về tình dục, tình cảm. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu này con người khơng tồn tại được. Ơng quan niệm rằng khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác khơng thể tiến triển thêm nữa.

Khi những nhu cầu cơ bản được đảm bảo, con người sẽ có xu hướng phát triển nhu cầu của cá nhân lên một mức cao hơn đó là nhu cầu có một mơi trường sống an tồn.

Nhu cầu về an toàn (safety needs): là nhu cầu bậc 2 xuất hiện sau khi nhu

cầu cơ bản ở bậc 1 được thỏa mãn. Lúc này con người khơng cịn lo về ăn, mặc, ở mà lo lắng về sự an tồn trong mơi trường sống như: có được nơi ở an tồn về trật tự, có cơng việc ổn định…Đây là những nhu cầu khá cơ bản phổ biến của con người, để sinh tồn con người cần mơi trường sống an tồn, nếu nhu cầu an tồn khơng được đảm bảo thì cơng việc của con người khơng thể tiến hành bình thường và các nhu cầu khác khơng thể tiến hành bình thường được.

Nhu cầu về xã hội (social needs): con người là thành viên của xã hội,

luôn nằm trong những mối quan hệ xã hội nên cần được xã hội thừa nhận. Nội dung của nhu cầu phong phú, tế nhị, phức tạp hơn những nhu cầu trước, bao gồm các vấn đề: được xã hội thừa nhận, được hịa nhập, sự gần gũi, tình u, tình thương, tình bạn…nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển.

Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): nhu cầu bao gồm 2 nội hàm

là lịng tự trọng và được người khác tơn trọng. Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn có được lịng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích… Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, có địa vị, danh dự…Khi được người khác tơn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt cơng việc được giao. Do đó nhu cầu được tơn trọng là điều khơng thể thiếu với mỗi con người.

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) tự khẳng định:

Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong các bậc thang nhu cầu của ông. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu…), nhu cầu được tự do thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:

Nhu cầu cơ bản (basic needs) Nhu cầu về an toàn (safety needs) Nhu cầu về xã hội (social needs)

Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) Sự siêu nghiệm (transcendence) [15]

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mơ hình 5 bậc để mơ tả, phân tích và giải thích nhu cầu của trẻ và gia đình có trẻ đã phẫu thuật tim bẩm sinh nhằm xây dựng giải pháp hỗ trợ giúp đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của trẻ và gia đình để trẻ có được cuộc sống tốt hơn và có cơ hội phát triển tồn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

1.2.2. Thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống sinh thái được phát triển từ lý thuyết hệ thống: Các quan điểm hệ thống trong cơng tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork- Mĩ. Ông đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna(1948), London(1949), Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ơng là một lí thuyết sinh học cho rằng “ mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội

và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Lí thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học. Sau này, lí thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981),Siporin(1980)…

Hanson cho rằng giá trị của thuyết hệ thống là nó đi vào giải quyết những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội con người. Mancoske thì cho rằng thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer. Theo Siporin đã tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát thực tế trong xã hội cuối thế lỉ XIX ở Anh để tìm hiểu và phát triển thuyết này. Và cũng có trường phái các nhà xã hơi học sinh thái Chicago vào những năm 1930 cũng trở thành những người tiên phong trong phong trào nghiên cứu và tìm hiểu về thuyết hệ thống.

Người có cơng đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành công tác xã hội trên toàn thế giới.

Quan điểm sinh thái chỉ ra các lớp cắt của môi trường sinh thái bao gồm 3 phần là vi mô, trung mô và vĩ mô. Sự thay đổi hoặc xung đột trong bất kỳ lớp cắt nào cũng ảnh hưởng tới các lớp khác.

Cấp độ vi mô là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân. Nó chính là cuộc sống của mỗi cá nhân con người với những người xung quanh trong gia đình, bạn bè...

Cấp độ trung mơ là những tổ, hội, nhóm, thiết chế mà con người tham gia như gia đình, trường học, nơi làm việc...

Cấp độ vĩ mô là những yếu tố xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng tới cá nhân như các cơ quan đoàn thể: đoàn thanh niên, hội phụ nữ...nằm trong những thiết chế xã hội tác động đến cuộc sống của con người trong cộng đồng.

Thuyết này nói lên mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và ngược lại bởi vì các cá nhân khơng tồn tại một mình riêng lẻ mà phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ như mơi trường gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, cơ sở y tế...vì vậy cơng tác xã hội cần chú ý tới những hệ thống như vậy để giúp đỡ các cá nhân, nhóm có vấn đề. Lý thuyết hệ thống sinh thái nhắc tới các hệ thống xung quanh thân chủ: gia đình, bạn bè, người thân, chính quyền địa phương... và mối quan hệ giữa thân chủ và những hệ thống đó. Các hệ thống có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi và vấn đề của thân chủ, ngược lại cũng đề cập tới việc vấn đề của thân chủ có ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống xung quanh. [15] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng dụng thuyết hệ thống sinh thái trong nghiên cứu của tác giả nhằm nhận diện, đánh giá những nguồn lực tác động tới trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim, những hệ thống tác động tới trẻ và gia đình. Áp dụng lý thuyết để xây dựng giải pháp hỗ trợ dựa vào những hệ thống trong cộng đồng để hỗ trợ trẻ em và gia đình sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 25 - 29)