Vai trò tham vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 127 - 140)

3.2.3 .Vai trò giáo giục

3.2.4. Vai trò tham vấn

Tâm lý của người chăm sóc có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chăm sóc trẻ tại gia đình, đồng thời ảnh hưởng tới việc phục hồi và phát triển của trẻ em sau phẫu thuật. Để đảm bảo người chăm sóc có được sự ổn định về tâm lý để chăm sóc trẻ tốt hơn, cần có giải pháp hỗ trợ về tâm lý cho người chăm sóc. Cụ thể đó là hoạt động tham vấn giảm lo âu, căng thẳng cho người chăm sóc. Trong hoạt động này nhân viên cơng tác xã hội đóng vai trị là tham vấn viên hỗ trợ và làm việc trực tiếp với người chăm sóc trẻ sau phẫu thuật.

Vai trị tham vấn của nhân viên cơng tác xã hội đối với người chăm sóc

trực tiếp cho trẻ. Bên cạnh hoạt động hỗ trợ về tiền phẫu thuật lần sau và hỗ trợ kinh phí khám lại cho trẻ, cần trị liệu tư vấn tâm lý cho người chăm sóc cũng như gia đình trẻ để gia đình có thể n tâm, tập trung chăm sóc trẻ giúp trẻ nhanh phục hồi sau phẫu thuật. Đây cũng là một trong những nhu cầu được nhắc đến và tác giả nhận diện được khi thu thập thơng tin từ gia đình trẻ. Trong hoạt động trị liệu tâm lý đối với gia đình, người chăm sóc trực tiếp cho trẻ nhân viên xã hội đóng vai trị tham vấn viên, tham vấn, giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng cho gia đình và người chăm sóc, giúp người chăm sóc yên tâm để chăm sóc trẻ được tốt hơn. Nhân viên xã hội cùng người chăm sóc lên kế hoạch tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh, những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật, biểu hiện cho thấy trẻ đã hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật...để người chăm sóc, gia đình trẻ có được những hiểu biết khái quát về bệnh tim bẩm sinh, tình trạng bệnh của trẻ sau phẫu thuật...bước đầu ổn định về tâm lý. Bên cạnh đó nhân viên xã hội cũng cần thực hiện các liệu pháp tâm lý như lắng nghe, quan sát, test tâm lý và phân tích những thơng tin thân chủ đưa ra để cùng thân chủ phân tích vấn đề, khi thân chủ đã hiểu ra vấn đề thì tâm lý sẽ bớt lo âu, căng thẳng hơn.

Ví dụ như thân chủ B.V.T ở Chương Mỹ, vấn đề mấu chốt dẫn tới những căng thẳng về tâm lý đó là chưa cho trẻ đi khám lại nên không biết

hiện tại sức khỏe của trẻ như thế nào, nhưng điều kiện gia đình khơng cho phép gia đình đưa trẻ đi khám lại vì phát sinh chi phí gia đình khơng có để chi trả. Vậy nhân viên xã hội cần tập trung phân tích vấn đề để thân chủ hiểu được cần phải cho trẻ đi khám lại thì vấn đề về tâm lý hiện tại của thân chủ mới được giải quyết, từ đó giúp thân chủ định hướng trong việc chăm sóc trẻ trong tương lai. Qua đây có thể thấy, vấn đề tâm lý của người chăm sóc hay của gia đình trẻ đều bắt nguồn từ việc nhu cầu được hỗ trợ phẫu thuật và nhu cầu được hỗ trợ chi phí khám lại cho trẻ chưa được đáp ứng. Vậy để giải quyết vấn đề tâm lý của người chăm sóc, có thể giải quyết thông qua việc hỗ trợ phẫu thuật và hỗ trợ khám lại cho trẻ sau phẫu thuật, đây là một nhu cầu cần thiết và cần được đáp ứng của mọi gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

Trong giải pháp nhằm giải tỏa lo âu, căng thẳng cho người chăm sóc trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, tác giả đề xuất lồng ghép thêm hoạt động hỗ trợ nhằm tăng cường các mối quan hệ xã hội đối với trẻ em và gia đình trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh để gia đình có thể tự mở rộng các mối quan hệ, tự tìm kiếm được những nguồn lực có thể hỗ trợ gia đình và trẻ sau phẫu thuật. Ở hoạt động này, nhân viên công tác xã hội sẽ phân tích thực trạng hiện tại các mối quan hệ của gia đình với các hệ thống xung quanh, chỉ ra những khía cạnh khác nhau về mặt tích cực, hạn chế trong các mối quan hệ của gia đình để giúp gia đình tự nhận diện được vấn đề hiện tại, từ đó muốn có sự thay đổi và tăng cường tương tác để tạo lập các mối quan hệ chặt chẽ với các tiểu hệ thống khác trong cộng đồng, nhằm tự tìm kiếm nguồn lực có thể hỗ trợ, đáp ứng những nhu cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Để thực hiện hoạt động hỗ trợ tăng cường các mối quan hệ xã hội cho trẻ và gia đình sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, tác giả đề xuất thực hiện hoạt động giao lưu giữa trẻ em và gia đình trẻ sau phẫu thuật. Hoạt động được thực hiện thí điểm tại một địa phương nhằm kiểm chứng hiệu quả để từ đó

thay đổi, phát triển và nhân rộng ra các địa phương khác. Trong hoạt động, cần có sự tham gia của chính quyền địa phương là đơn vị chủ quản, phát động thực hiện, bên cạnh đó có sự tham gia của nhân viên công tác xã hội, nhân viên y tế và cán bộ các hội, nhóm trong cộng đồng nhằm lên kế hoạch chương trình, triển khai các hoạt động, xây dựng dừ trù kinh phí...và giải đáp những thắc mắc của trẻ và gia đình khi có những vấn đề cần giải đáp. Với hoạt động này, tác giả hướng tới việc xây dựng các mối quan hệ mới cho trẻ và gia đình sau phẫu thuật, trẻ được vui chơi, được giao lưu kết bạn với các bạn khác có cùng hồn cảnh, người chăm sóc, gia đình trẻ có cơ hội được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc trẻ sau phẫu thuật, kinh nghiệm về làm kinh tế để có thêm thu nhập...từ đó xây dựng thêm mối quan hệ xã hội cho trẻ và gia đình, đồng thời cũng huy động được sự tham gia của các hệ thống trong xã hội nhằm hỗ trợ trẻ và gia đình.

Với những hoạt động thực hiện chức năng trị liệu của công tác xã hội, nhân viên cơng tác xã hội có vai trị kết nối nguồn lực, và vai trò tham vấn tâm lý để hỗ trợ thân chủ là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ sau phẫu thuật giải quyết vấn đề đang gặp phải đó là: khơng có khả năng về kinh tế để cho trẻ phẫu thuật những lần sau, để đưa trẻ tái khám tại bệnh viện và vấn đề về tâm lý là giảm căng thẳng, lo âu cho người chăm sóc khi chưa cho trẻ khám lại nên khơng biết tình trạng hiện tại của trẻ ra sao, dẫn tới căng thẳng, lo lắng, mối quan hệ xã hội của gia đình cịn ít và lỏng lẻo cần được tăng cường. Từ đó, có thể thấy nhân viên xã hội là một nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình và trẻ em sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, cần được bổ sung thêm nhiều nhân viên xã hội tại cộng đồng để hỗ trợ trẻ và gia đình tốt hơn.

Giải pháp hỗ trợ gia đình và trẻ em sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh dựa vào cộng đồng.

Từ những vai trò của nhân viên xã hội và những hoạt động hỗ trợ nêu trên, tác giả khái quát lại thành giải pháp chung hỗ trợ gia đình và trẻ em sau

phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh dựa vào cộng đồng. Giải pháp được thực hiện thí điểm tại một địa phương có số lượng trẻ phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh lớn, thuộc khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, và thực hiện dựa trên vai trò, chức năng của các tiểu hệ thống trong xã hội cũng như vai trò của nhân viên xã hội nhằm thực hiện hoạt động hỗ trợ tốt hơn. Giải pháp được mơ hình hóa dưới dạng sơ đồ thể hiện vai trò, chức năng của mỗi hệ thống trong cộng đồng nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ gia đình và trẻ em sau phẫu thuật sau đây:

Sơ đồ 3.2: Giải pháp hỗ trợ gia đình và trẻ em sau phẫu thuật tim dựa vào cộng đồng.

Tác giả mơ hình hóa giải pháp dưới dạng sơ đồ với trung tâm là gia đình trẻ - hệ thống đang có vấn đề, cũng là hệ thống tiên quyết trong việc đáp ứng những nhu cầu của trẻ em sau phẫu thuật, đây là hệ thống quan trọng bởi khi gia đình tự vận động được nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của trẻ cũng như của người chăm sóc sau phẫu thuật, những vấn đề khác sẽ được giải quyết thuận lợi hơn. Trong sơ đồ có thể thấy sự tham gia của các hệ thống khác trong cộng đồng nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ trẻ em và gia đình trẻ sau

Gia đình trẻ Họ hàng Chính quyền Cơ sở y tế Trường học Các hội đoàn thể Quỹ BTTE Hà Nội Nhân viên xã hội

phẫu như chính quyền địa phương, sơ sở y tế, trường học...khi tham gia hỗ trợ trẻ và gia đình sau phẫu thuật, mỗi hệ thống có những chức năng và vai trị riêng, cụ thể như sau:

Chính quyền địa phương: là đơn vị chủ quản, có chức năng thực hiện

chính sách của Nhà nước và xây dựng chính sách của địa phương, trong giải pháp hỗ trợ cần có sự tham gia của chính quyền để hỗ trợ trẻ và gia đình về việc quy trình thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần tham gia để nắm bắt được nhu cầu của người dân địa phương, cụ thể là những gia đình có trẻ em phải phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh để đề ra những chính sách của địa phương nhằm thực hiện hoạt động hỗ trợ, định hướng những hệ thống khác trong cộng đồng cùng hỗ trợ, tạo nguồn lực hỗ trợ trẻ và gia đình đáp ứng những nhu cầu sau phẫu thuật.

Cơ sở y tế địa phương: là đơn vị cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân địa phương, cơ sở y tế địa phương có đội ngũ cán bộ có chun mơn về y học, có những kiến thức về bệnh tim bẩm sinh và những kỹ năng chăm sóc trẻ sau phẫu thuật. Sự tham gia của cơ sở y tế sẽ hỗ trợ trẻ và gia đình trong các hoạt động tuyên truyền về bệnh tim bẩm sinh, tập huấn những kỹ năng chăm sóc trẻ sau phẫu thuật và nhân viên y tế cũng giải đáp những khó khăn, vướng mắc của gia đình trong việc chăm sóc trẻ theo chế độ ăn và hoạt động sau phẫu thuật như thế nào để đảm bảo trẻ phát triển tốt trong hoạt động giao lưu giữa những gia đình có trẻ em phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Trường học: trường học là hệ thống hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu về học

tập cũng như vui chơi cho trẻ em sau phẫu thuật nên đây là một trong những hệ thống có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hỗ trợ trẻ học tập và vui chơi sau phẫu thuật. Với chức năng dạy kiến thức văn hóa, xã hội...cho trẻ, trường học có thể hỗ trợ trẻ đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy kèm, đôi bạn cùng tiến, thành lập các câu lạc bộ năng khiếu...để trẻ có thể tham gia học tập và vui chơi phát triển toàn diễn sau phẫu thuật.

Các hội đoàn thể: là các tổ chức hội nhóm như hội phụ nữ, hội nơng

dân, đồn thanh niên...trong cộng đồng, mỗi hội, nhóm có những chức năng riêng, tuy nhiên những chức năng này đều hướng tới xây dựng môi trường phát triển thuận lợi cho người dân trong cộng đồng, giải quyết các vấn đề về nghèo đói, sức khỏe, phát triển kinh tế...và hỗ trợ các thành viên trong hội giải quyết những vẫn đề đang gặp phải. Do đó trong giải pháp tác giả cần sự tham gia của các hội, đoàn thể để giúp trẻ và gia đình có những kiến thức, kỹ năng về các vấn đề khác nhau trong đời sống, đồng thời các hội cũng có nguồn quỹ riêng để hoạt động, nguồn quỹ này cũng có thể trích ra để hỗ trợ trẻ và gia đình đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Họ hàng: họ hàng là hệ thống gần gũi với thân chủ là gia đình và trẻ em

bị bệnh tim bẩm sinh, họ hàng có thể hỗ trợ gia đình về kinh tế, về nhân lực, cung cấp một số thông tin, kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ, giúp gia đình có được những nguồn lực tại chỗ để đáp ứng nhu cầu sau phẫu thuật của trẻ và người chăm sóc.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội: Quỹ BTTE Hà Nội là đơn vị chủ quản thực

hiện hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Quỹ cũng có những hoạt động khác để hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, hồn cảnh khó khăn như những hoạt động trao quà vào các dịp lễ tết, trao học bổng cho trẻ em vượt khó học tốt, tổ chức giao lưu giữa trẻ em có cũng hồn cảnh, lắp đặt thiết bị vui chơi tại các điểm trường và khu dân cư...Do đó nhân viên xã hội có thể vận động nguồn lực từ Quỹ để hỗ trợ cho trẻ em và gia đình sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh. Cụ thể có thể vận động Quỹ lắp đặt các bộ thiết bị vui chơi phù hợp với sức khỏe của trẻ sau phẫu thuật và các trẻ em khác vẫn có thể tham gia chơi tại địa phương thực hiện thí điểm giải pháp hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ em sau phẫu thuật tim bẩm sinh, vận động nguồn lực kinh tế giúp gia đình đáp ứng nhu cầu hỗ trợ phẫu thuật và khám lại cho trẻ...

Nhân viên xã hội: như những phân tích nêu trên, nhân viên xã hội tham

gia vào giải pháp hỗ trợ với vai trò kết nối nguồn lực, vai trò điều phối, vai trò giáo dục, tham vấn...để hỗ trợ trẻ và gia đình đáp ứng được những nhu cầu sau phẫu thuật dựa vào những nguồn lực sẵn có từ cộng đồng. Nhân viên xã hội trong giải pháp này có thể là những người tốt nghiệp cơng tác xã hội tại các trường đại học, cao đẳng, có thể là cán bộ Lao động - xã hội cấp xã và nhân viên công tác xã hội tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội.

Trên đây là mơ hình hóa những giải pháp hỗ trợ gia đình và trẻ em sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh mà tác giả xây dựng nhằm huy động tối đa những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng để hỗ trợ trẻ và gia đình đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau phẫu thuật, giúp trẻ có cơ hội sống và phát triển tốt hơn.

Tiểu kết chương 3

Trong chương thứ 3 của nghiên cứu, tác giả nêu và phân tích một số nguồn lực từ cộng đồng có thể ảnh hưởng và hỗ trợ trẻ em, gia đình trẻ bị bệnh tim bẩm sinh trong cộng đồng như nguồn lực từ gia đình trẻ, nguồn lục từ họ hàng, nguồn lực từ chính quyền địa phương, nguồn lực từ Quỹ BTTE Hà Nội, nguồn lực từ trường học, nguồn lực từ các hội, đoàn thể trong cộng đồng trẻ sinh sống. Trong q trình phân tích các nguồn lực, tác giả nhận thấy hiện tại các nguồn lực này chưa giải quyết, đáp ứng được các nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.

Đặc biệt, tác giả phát hiện với nguồn lực từ họ hàng, người thân của trẻ và gia đình, những gia đình có điều kiện kinh tế ổn định hơn, có người chăm sóc làm việc trong lĩnh vực nhà nước nhận được nhiều sự giúp đỡ từ họ hàng , người thân hơn.

Sau khi đánh giá được những nguồn lực có thể hỗ trợ trẻ và gia đình đáp ứng nhu cầu sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, tác giả đề xuất một số giải

pháp dưới góc độ các chức năng của cơng tác xã hội và vai trị của nhân viên công tác xã hội bằng những hoạt động cụ thể để hỗ trợ tốt hơn cho trẻ và gia đình trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời từ những giải pháp trên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội) 01 (Trang 127 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)