Ngữ điệu và hơi trong nhạc tài tử cải lương Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 31)

Bấy lâu nay trong môi trường nhà nghề cũng như giới nghiên cứu nhạc Tài tử - Cải lương vẫn thường lưu hành các khái niệm ĐIỆU và HƠI. Có mấy cách hiểu về ĐIỆU và HƠI như sau:

- Thứ nhất, điệu được dùng để chỉ một tập hợp sắc thái nhạc đặc trưng. Ở đây, người ta phân loại âm nhạc làm 2 thành phần là điệu Nam và điệu Bắc. Trong đó điệu Bắc được chia thành 2 hơi: Bắc và Nhạc lễ (còn gọi hơi Hạ, hơi Bảy bài hay hơi Bảy bài cò (hơi nhạc này bao gồm 7 bài: Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc, Xàng xê nên còn gọi là hơi Bảy bài. Cái tên Hơi hạ là lấy từ chữ Hạ của bài Ngũ đối hạ, có lẽ là bài bản được ưa thích nhất trong hệ thống 7 bài. Những bài này thuở ban đầu là đại diện chính của nhạc lễ Nam bộ, nên hơi nhạc của chúng cũng được gọi là hơi Nhạc lễ hay Thất chính, và thời trước thường được chơi chủ yếu bằng đàn cò nên cũng gọi là Bảy bài cị. Ngồi ra, do âm điệu 7 bài này rất gần gũi với hơi Bắc nên cũng gọi là Bảy bài Bắc lớn). Điệu Nam chia thành 3 hơi: Xuân – Ai – Đảo.

Riêng Oán có người xếp vào điệu Nam, có người xếp riêng thành điệu Oán, nhưng cũng thường gọi hơi Oán.

- Thứ hai, điệu được dùng tương đương như hơi để chỉ duy nhất một sắc thái nhạc đặc trưng. Có nghĩa người ta cũng dùng thuật ngữ điệu thay cho hơi. Ví dụ có thể gọi hơi Bắc, hơi Nhạc lễ, hơi Quảng, hơi Đảo, hơi Xuân, hơi Ai, hơi Oán, và cũng gọi điệu Bắc, điệu Nhạc lễ, điệu Quảng, điệu Đảo, điệu Xuân, điệu Ai, điệu Oán.

- Thứ ba, do hơi và điệu được dùng lẫn lộn nên dẫn đến một quan niệm ngược lại, tức điệu lại nằm trong hơi. Khi đó các khái niệm nêu trên bị đảo ngược lại, ví dụ trong hơi Nam có các điệu Xn – Ai – Đảo, trong hơi Bắc có điệu Bắc và điệu Nhạc lễ...

Trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, khái niệm ĐIỆU còn được dùng phổ biến với nghĩa để chỉ đích danh một làn điệu nào đó. Riêng khái niệm HƠI đáy và đàn tranh đều gảy bằng tiếng tơ. Đại lược có bốn tiếng chính là: tính, tỉnh, tình, tinh, lại đặt thêm ba tiếng phụ là: tung, tang, tàng, bảy tiếng ấy thay đổi làm chủ khách mà thành ra xoang điệu”.

Trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, khái niệm ĐIỆU còn được dùng phổ biến với nghĩa để chỉ đích danh một làn điệu nào đó. Riêng khái niệm HƠI, đến nay có lẽ chỉ thấy dùng trong các thể loại Tuồng, Cung đình, Thính phịng Huế, Nhạc lễ dân gian và nhạc Tài tử - Cải lương Nam Bộ. Đây cũng chính là các thể loại nhạc sử dụng phương thức lưu truyền bài bản bằng hệ thống ký tự Hị, Xự, Xang... Trong nhạc Cung đình và Thính phịng Huế, khái niệm ĐIỆU và HƠI được dùng đồng nghĩa, để chỉ 2 sắc thái âm nhạc là Bắc (còn gọi là Khách) và Nam của vùng âm nhạc này. Điệu Bắc cũng là hơi Bắc, điệu Nam cũng là hơi Nam. Tương tự, trong nhạc Tuồng (giới hạn ở lưu phái tuồng Bắc), khái niệm ĐIỆU và HƠI được sử dụng đan xen để chỉ 3 sắc thái âm nhạc là Bắc (còn gọi là Khách), Xuân và Ai (còn gọi là Oán). Trong nhạc Tài tử - Cải lương như đã trình bày, khái niệm ĐIỆU và HƠI khá phức tạp. Số lượng màu sắc âm nhạc nơi đây lên tới con số 7 là Bắc, Nhạc lễ, Đảo, Quảng, Xuân, Ai và Oán.

Lúc thì gọi HƠI trong ĐIỆU, lúc thì gọi ĐIỆU trong HƠI. Rõ ràng, sự lộn xộn khơng mang tính thống nhất là điều đã và đang hiện tồn tại trong môi trường lưu truyền nơi đây. Trong đó, cách gọi điệu Bắc phân biệt với điệu Nam có lẽ vay mượn từ quan niệm của nhạc Cung đình và Thính phịng Huế. Đó cũng là sự bất cập vì ở Huế, điệu Nam dùng để chỉ một sắc thái nhạc duy nhất. Còn ở Nam Bộ, điệu Nam lại được hiểu là ba sắc thái nhạc khác nhau hồn tồn.

Tóm lại, hơi (hay điệu) là một hệ thống các yếu tố biểu cảm của nhạc thanh mang tính quy luật đặc thù. Mỗi kiểu dạng hơi tương đương với một màu sắc nhạc đặc trưng cho thể loại. Hơi được tạo nên bởi 3 thành tố cơ bản:

+ Thang âm là mối tương quan mang tính quy luật về cao độ của các âm bậc trong giai điệu.

+ Phương thức vận hành giai điệu là quy luật cấu tạo và vận hành của giai điệu, thể hiện những mối quan hệ chính – phụ, bước kết nối của các bậc trong thang âm.

+ Phương pháp trang điểm được hiểu như một tổng thể bao gồm các cách rung, nhấn, vuốt, mổ, luyến láy… Nó thể hiện sự trang điểm mang tính quy luật của các bậc trong thang âm.

Với quan niệm như trên, sẽ thấy trong nhạc Tài tử - Cải lương khơng có khái niệm điệu Nam (hay hơi Nam). Ngoài ra, sự khác biệt giữa hơi Ai và hơi Oán trong nhạc Tài tử - Cải lương chủ yếu thể hiện ở cấu trúc nhịp điệu trong bài bản cụ thể, còn các quy luật đặc thù biểu cảm màu sắc âm nhạc thì khá tương đồng. Bởi vậy, có thể xếp 2 loại hơi này làm một trong sự đối sánh chung.

Dưới đây là bảng so sánh thể hiện mối quan hệ về hơi giữa nhạc Cung đình, Thính phịng Huế, nhạc Tuồng và nhạc Tài tử - Cải lương.

Nhìn vào biểu đồ trên, sẽ thấy hơi Đảo và hơi Quảng chính lá nét riêng biệt của nhạc Tài tử - Cải lương, trong đó hơi Quảng được xem như sự tiếp thu những tinh hoa của âm nhạc Quảng Đơng – Trung Quốc. Ngồi ra, điểm chung nhất giữa 3 thể loại âm nhạc chính là hơi Khách (hơi Bắc + hơi Nhạc lễ). Rõ ràng, nhạc Tài tử - Cải lương đã tiếp thu toàn bộ các hơi nhạc của Tuồng. Ở đây, tính kế thừa đó được biểu hiện như một sự tiếp thu dòng chảy âm nhạc của người Việt từ Bắc vào Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 31)