Những tồn tại:
Sự tăng trưởng ngày càng lớn của du lịch văn hóa đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó đặc biệt là “cung” và “cầu” về văn hóa. Du lịch và văn hóa có một mối quan hệ nội hàm sâu sắc được biểu hiện rõ qua sự hội tụ Cung-Cầu. Tức là, sự mở rộng và phát triển của “Cung” về du lịch cũng chính là sự mở rộng và phát triển của “Cung” về tiêu thụ văn hóa và ngược lại. Vì thế, một “ngành cơng nghiệp văn hóa” đã ra đời để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa, trong đó, du lịch văn hóa được xem là một “kênh phân phối” để “tiêu thụ” văn hóa hiệu quả nhất. Ngày càng có nhiều du khách hiếu kỳ muốn tìm kiếm và trải nghiệm sự khác biệt về văn hóa bằng cách đi du lịch. Vì thế, các hãng lữ hành khơng ngừng tận dụng những nét văn hóa đặc sắc của vùng, địa phương để làm tiêu chí phân loại và thiết kế tour du lịch.
Có thể thấy rằng, mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. “Văn hóa như một q trình, là mục tiêu tìm kiếm của khách du lịch”[MacCannell, 1976: 28]. Do đó, có thể nói, chính văn hóa là một chìa khóa then chốt để mở đường cho sự phát triển bền vững của ngành cơng nghiệp du lịch.
Hay nói cách khác, sự phát triển của những loại hình du lịch mới có thể dựa vào sự phát triển của các loại hình sinh hoạt văn hóa làm tiêu chí phân loại.
Và ngược lại nhu cầu thưởng thức những tour du lịch mới cũng chính là xuất phát từ nhu cầu thưởng thức những loại hình văn hóa mới. Do vậy, có thể suy ra nếu chúng ta đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa thì vơ hình chung chúng ta đã gián tiếp đầu tư cho sự phát triển của du lịch. Điều này đã được chứng minh qua thực tế phát triển văn hóa và du lịch ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Anh Quốc, Ai Cập…
Du lịch và văn hóa có sự hội tụ rất lớn về mặt không gian và thời gian. Khơng gian văn hóa và khơng gian du lịch có rất nhiều điểm tương đồng. Du lịch lấy khơng gian văn hóa làm khơng gian thu hút các hoạt động cho mình và ngược lại nơi nào có bóng dáng của du lịch thì nơi ấy văn hóa có điều kiện phát triển hơn. Hơn thế nữa, du lịch và văn hóa sẽ hợp lại thành một như cách nói của Groen: “Văn hóa và du lịch sẽ đi đến sự hợp nhất và tất cả cho nhau” (Cultural and tourism are destined once and for all to be together)[Groen, 1994: 23]. Vì mối quan hệ đặc biệt này mà văn hóa cũng được xem là đối tượng của du lịch và du lịch văn hóa được hình dung như một trong những cách thức tiêu thụ, thưởng thức văn hóa.
Sự phát triển của du lịch văn hóa đã và đang có nhiều cống hiến lớn cho sự phát triển của ngành du lịch thế giới nói riêng và nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương lẫn du khách. Điều này được khẳng định rõ hơn trong thập kỷ hợp tác phát triển văn hoá thế giới (1988-1998). Tổ chức Văn hóa-Khoa học-Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), các tổ chức, các công ty lữ hành và những chuyên gia hoạt động trong ngành du lịch để xây dựng những chương trình hành động nhằm khuyến khích sự quan tâm sâu sắc hơn nữa đến ảnh hưởng và tác động qua lại giữa văn hóa và du lịch. Vì thế, du lịch và văn hóa ngày nay đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa sâu sắc. Cuối cùng, mục đích sâu xa hơn
nữa của du lịch là xây dựng một công cụ đối thoại hữu hiệu giữa các nền văn hóa nhân loại.
Chiến lược xây dựng một ngành cơng nghiệp du lịch văn hóa tại Việt Nam để làm địn bẩy cho sự phát triển kinh tế du lịch của cả nước đã và đang được Nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnh, thành chú ý. Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác, xây dụng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù về âm nhạc, điển hình là loại hình âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng.
Tuy nhiên, hầu hết tại các tỉnh thành phía Nam hiện nay nhiều doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch cho du khách tham quan tìm hiểu văn hóa của dân cư khu vực Nam Bộ nói chung và đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng chỉ xem đờn ca tài tử là chương trình phụ, phần thêm, phần giúp vui cho du khách trong khoảng thời gian rất ngắn khi dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoại trừ chương trình Festival đờn ca tài tử được tổ chức tại Bạc Liêu, là chương trình đặc trưng, đặc biệt giới thiệu về loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử cho du khách tham quan, thưởng thức.
Giải pháp:
- Tăng cường những hoạt động văn hóa tại các tỉnh, thành, thơn, xã, xóm, ấp giúp nâng cao đời sống văn hóa của người dân. Chú trọng chất lượng nội dung các chương trình văn hóa phục vụ nhu cầu giải trí, cổ vũ tinh thần của nhân dân.
-Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên và định kỳ các chương trình giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật ĐCTT Nam bộ nhằm giáo dục thẩm mỹ, cảm thụ nghệ thuật ĐCTT Nam bộ tới công chúng.
- Tạo mọi điều kiện để nghệ thuật ĐCTT Nam bộ có nhiều cơ hội giao lưu, trình diễn ở nước ngồi; thường xun tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam bộ ở các địa phương; định kỳ 3 năm một lần tổ chức Liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam bộ toàn quốc.
- Nghiên cứu lộ trình các chương trình du lịch ở đồng bằng Nam Bộ để bố trí các địa điểm thích hợp cho biểu diễn đờn ca tài tử phù hợp cả về thời gian và khơng gian văn hóa.
- Nghiên cứu, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm biểu diễn đờn ca tài tử để nâng cao chất lượng và nghệ thuật biểu diễn, hấp dẫn các đối tượng du khách.