Cần nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nói chung, bảo tồn di sản nghệ thuật âm nhạc đờn ca tài tử nói riêng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tránh tình trạng thương mại hóa làm mất đi bản sắc cao đẹp vốn có của âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến tham quan, lưu trú tại các tỉnh thành khu vực miền Nam Việt Nam.
Mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên điều hành du lịch am hiểu về văn hóa Nam Bộ nói chung và loại hình âm nhạc đờn ca tài tử nói riêng khi tổ chức phục vụ khách du lịch tham quan các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.
Cần quan tâm khai thác tốt các giá trị nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ vào kinh doanh phục vụ khách du lịch.
Phối hợp với các Sở ban ngành Văn hóa, du lịch tại các địa phương trong việc tổ chức, cập nhật các chương trình biểu diễn đờn ca tài tử hàng năm, tận dụng các sự kiện văn hóa nghệ thuật để tổ chức các chương trình du lịch phục vụ cho du khách.
Tiến hành xây dựng chương trình du lịch gắn với đờn ca tài tử cụ thể cho năm và quảng cáo, tiếp thị, chào bán tour du lịch đến du khách. Chương trình du lịch mỗi năm nên tạo ra sự mới mẻ, khác biệt và độc đáo hơn nhằm tránh sự nhàm chán cho khách du lịch.
Tiểu kết
Tác giả đã có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, tư liệu của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống cao đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, đồng thời tác giả đã có thời gian dài trải nghiệm những hoạt động của các đội, nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử và đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của nghệ thuật đờn ca tài tử vào trong du lịch. Những giải pháp này tuy cịn mang tính sơ khai, chưa đi sâu vào chi tiết, cụ thể cho từng tỉnh thành trong khu vực có hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ, nhưng cũng đã mở ra một hướng đi tích cực trong việc bảo tồn và vận dụng âm nhạc truyền thống vào du lịch, góp phần tuyên truyền, quảng bá loại hình âm nhạc này đến với đơng đảo người dân trong nước và quốc tế.
Từ trải nghiệm thực tế, những giải pháp, kiến nghị của tác giả đưa ra đã phản ánh hiện trạng đời sống văn hóa nói chung, nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng ở Nam Bộ. Những giải pháp, kiến nghị này nếu được đưa vào thực tế các địa phương với một lộ trình thích hợp cùng với chất lượng và hiệu quả đầu tư chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh, sức hút của đờn ca tài tử Nam Bộ nói riêng, văn hóa Nam Bộ nói chung đối với đơng đảo các đối tượng du khách trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Đề tài “Khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ phát triển du lịch” đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về đờn ca tài tử, du lịch gắn với đờn ca tài tử, vai trò, tầm quan trọng của đờn ca tài tử trong đời sống xã hội của người dân Nam Bộ và trong hoạt động du lịch, định hướng khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử, cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác các giá trị đờn ca tài tử vào phục vụ phát triển du lịch... Đề tài khơng chỉ tiếp cận loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử dưới góc độ âm nhạc mà cịn được xem xét, nghiên cứu dưới góc độ văn hóa bản địa, du lịch học và đặc biệt là du lịch kết hợp với tham quan, tìm hiểu âm nhạc đặc trưng của miền Nam – Việt Nam.
Đề tài “Khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ phát triển du lịch” còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu, nhưng tác giả đã cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành từ nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, tâm lý học, xã hội học, sử học, dân tộc học… và tập trung vào nghiên cứu du lịch gắn với âm nhạc truyền thống. Ngồi ra, tính chân thật trong cập nhật các thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau đã giúp tác giả đề xuất được những giải pháp khả thi trong việc khai thác các giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử vào phục vụ phát triển du lịch mà vẫn chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của âm nhạc tài tử Nam Bộ - Việt Nam.
Nhìn chung, loại hình âm nhạc truyền thống đờn ca tài tử đã nói lên phần nào tính cách phóng khống của người dân Nam Bộ, những người tham gia âm nhạc theo kiểu cách “tài tử” – thích thì chơi, khơng thích thì thơi, chơi khơng so đo, tính tốn, khơng vụ lợi, khơng phân giàu sang, thấp hèn… mọi người cùng quây quần trên chiếc chiếu bơng hay trên bộ ngựa, bên tách trà nóng là tiếng đàn, tiếng hát có thể bay cao, vang xa. Âm nhạc tài tử là niềm hãnh diện của người dân Nam Bộ khi giới thiệu cho bạn bè, du khách trong và ngoài nước tham quan khu vực này.
Các làn điệu đờn ca tài tử Nam Bộ khi vui tươi với các điệu Lý con sáo, Lý cây bơng… lúc lại da diết, trữ tình với cung Ai, điệu Oán… là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong kho tàng âm nhạc Việt Nam và trong khai thác du lịch tìm về với văn hóa cội nguồn dân tộc.
Tóm lại, để đờn ca tài tử có thể góp phần vào trong phát triển du lịch thì cần cải thiện nhiều mặt và cần được đầu tư quan tâm kịp thời. Điều quan trọng nhất là khai thác phải song hành với việc bảo tồn; phát triển nhưng không làm mất đi các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Tác giả mong muốn rằng trong tương lai không xa, đề tài “Khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ phát triển du lịch” sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho nhiều người đam mê, tìm hiểu âm nhạc và là tài liệu nghiên cứu cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc tìm kiếm, khai thác các sản phẩm văn hóa bản địa vào phục vụ du lịch.