Đờn ca tài tử trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 59 - 68)

Tính đến nay, Việt Nam đã có tổng cộng 9 loại hình văn hóa phi vật thể được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cụ thể như sau: Số thứ tự Di sản Năm được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của

nhân loại

Vùng Chú thích

1 Nhã nhạc cung đình Huế 2003 2008 APA

2

Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

2005 2008 APA

3 Dân ca Quan họ 2009 APA

4 Ca trù 2009 2009 APA

5

Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội

Số thứ tự Di sản Năm được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của

nhân loại Vùng Chú thích 6 Hát xoan 2011 2011 APA 7 Lễ hội thờ cúng Hùng Vương 2012 APA

8 Đờn ca tài tử Nam Bộ 2013 APA

9 Dân ca ví, giặm (dặm)

Nghệ Tĩnh 2014 APA

- Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại

nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia". "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hồn chỉnh nhất". Cùng với khơng

gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức cơng nhận. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ơng vua cuối cùng triều Nguyễn thối vị vào giữa thế kỷ XX. Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế trong các đình làng cũng như loại nhạc nghi thức được chơi trong đám cưới hay

phe võ. Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hịa tấu trong dàn nhạc cung đình ở Huế từ đầu thế kỷ XIX và nguồn gốc của nó đã được tìm thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cúng đình tại các làng xã của người Việt ở Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.

- Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công

nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.

Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông vàLâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rơng, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

- Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sơng Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó cịn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Do có sự chia tách về địa lý mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Bắc Ninh hay quan họ Bắc Giang, theo các nhà

nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được cơng nhận làdi sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.

- Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15,

từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng với một số trò diễn và múa dân gian. Chính vì vậy, Ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đơi khi có cả múa.

Xuất hiện sơ khai vào đầu thế kỷ 11, bắt đầu thịnh hành trong nước từ thế kỷ 15 nhưng đến nửa cuối thế kỷ 20, Ca trù mới được thế giới biết đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909 – 2001). Dần dần sau đó, Ca trù cịn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngồi theo học, tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử, cho tới nay, Ca trù đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, khẳng định được vị trí quan trọng khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của cả nhân loại.

Bên cạnh đó, nhiều nơi trước đây có giáo phường Ca trù ở châu thổ Bắc Bộ hiện vẫn có đền thờ tổ Ca trù như làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) có đình ca cơng; làng Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) có đền Tổ Cơ đầu hay đền Bạch Hoa công chúa; làng Phượng Cách (xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cũng có di tích đền thờ tổ Ca trù.

Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi tới 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam. Hồ sơ đề cử Ca trù là di sản văn hóa thế giới với khơng gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

- Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia

Lâm đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá

trị nổi bật tồn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

Ngồi ra cịn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO cơng nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyệnThường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).

- Hát xoan cịn được gọi là Khúc mơn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ

chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.

Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc Xoan vừa có những giọng nghiêm trang, thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh, lại có những giọng duyên dáng, trữ tình.

Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca. Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc tụng, xen mô tả sản xuất. Đây là những bài ca cổ, chủ yếu hát nói hoặc ngâm ngợi; theo thứ tự: giáo trống, giáo pháo, thơ nhang, đóng đám. Tiếp theo là phần hát cách (cịn gọi là quả cách). Trong phần này, ơng Trùm hoặc một kép chính giở sách ngân nga 14 bài thơ nôm dài với giọng phụ họa của các cơ đào đứng ở phía sau. Mười bốn quả cách trong hát Xoan là những áng thơ khuyết danh với các đề tài khác nhau như: mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể các tích chuyện xưa. Sau phần hát cách đến các tiết mục có tính chất dân gian với nội dung đậm nét trữ tình, mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân. Mỗi tiết mục nối tiếp nhau ở đây thường gắn với những động tác và đội hình múa, hoặc lối diễn mang tính chất hoạt cảnh như: hát gái, bỏ bộ, xin huê, đố huê, đố chữ, gài huê, hát đúm, đánh cá... Sức sống của hát Xoan chính là ở sự kết hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được nhiều thế hệ yêu thích.

Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được cơng nhận là Di sản văn hóa phi

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Theo Cơng ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và theo Luật Di sản văn hố thì Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là di sản văn hố phi vật thể bao gồm các tập quán xã hội, nghi lễ và sự kiện lễ hội liên quan đến Hùng Vương. Đây là di sản sống bởi đó là những thực hành xã hội có nguồn gốc xa xưa từ cộng đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, lan toả và đã trở thành thực hành thường xuyên là di sản của cả dân tộc. Các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng vì chúng khẳng định bản sắc của cộng đồng. Họ sáng tạo truyền thuyết, thực hành các tập quán bày tỏ sự kính trọng, biết ơn và niềm tin vào Hùng Vương. Họ đã duy trì các tập qn đó từ đời này sang đời khác cho đến nay và coi đó là một phần khơng thể thiếu của cuộc sống. Các tập quán này gắn bó mật thiết với thế giới quan, nhân sinh quan, với lịch sử, ký ức của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cũng thường được gắn với các sự kiện quan trọng của quốc gia. Cùng với sự phát triển của đất nước, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được duy trì và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi ý chí, tinh thần của cả quốc gia qua nhiều thời kỳ lịch sử và trở thành Di sản đại diện của dân tộc Việt Nam.

Thờ cúng Hùng Vương không phân biệt huyết thống, dịng họ; khơng phân chia địa lý, vùng miền, dân tộc. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên là một ứng xử văn hóa, là ý thức đạo đức và bổn phận của mỗi người. Từ trong gia đình đến gia tộc, hàng xóm láng giềng rồi mở rộng ra cả nước với quan niệm: Cùng chung dòng máu Tiên Rồng, cùng là con cháu Lạc Hồng, nên người Việt ln sống với nhau có nghĩa có tình, có thủy có chung, có trên có dưới, có xóm có làng, có sau có trước, có nước có nhà, có tổ có tơng. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng đồng Việt Nam, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng, khối đoàn kết quốc gia dân tộc.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2012.

- Đờn ca tài tử Nam bộ

+ Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai công tác xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ đã được trình UNESCO đúng hạn (31/3/2011) cùng với hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ để được xét vào năm 2012.

+ Tuy nhiên, do quy định mới của UNESCO là hạn chế số lượng hồ sơ xem xét, mỗi nước chỉ được xét duy nhất 01 hồ sơ/năm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được xét trước và được UNESCO công nhận tháng 12/2012. Vì vậy, hồ sơ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ sẽ được xem xét tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ lần thứ 8 diễn ra từ 02-08/12/2013 tại Baku, thủ đô Azerbaijan.

+ Ngày 09/5/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch Quảng bá Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với mục đích tơn vinh giá trị của di sản Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ thông qua nhiều hình thức hoạt động tuyên truyền, quảng bá tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Sau bao khó khăn, vất vả của những người nghệ sĩ đờn, nghệ sĩ ca tài tử, chung tay cùng chính quyền các địa phương 21 tỉnh thành Nam Bộ và với sự quan tâm kịp thời của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO chính thức cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 05 tháng 12 năm 2013. Đờn ca tài tử Nam Bộ có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía bao gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến

Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)