Đờn ca tài tử trong đời sống văn hóa – xã hội của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 71 - 76)

Bảng 2.1. Bản đồ các tỉnh, thành có hoạt động đờn ca tài tử

Nguồn: Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ Hầu hết 21 tỉnh thành khu vực Nam Bộ đều có các hoạt động văn hóa đờn ca tài tử, tạo sân chơi cho các tài tử đàn, tài tử ca phát huy sở trường và tạo điều kiện giải trí lành mạnh cho người dân Nam Bộ thơng qua các chương trình biểu diễn đờn ca tài tử, liên hoan đờn ca tài tử… Song những chương trình trình diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ cịn tương đối ít so với các chương trình vui chơi, giải trí khác. Một số chương trình Đờn ca tài tử lớn điển hình như:

- Thành phố Hồ Chí Minh:

nay, Liên hoan Đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được gần 20 năm. Liên hoan Đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 khai mạc ngày 4 tháng 8. Sau 20 năm tổ chức, đây là lần đầu tiên Liên hoan có tên gọi: “Giải Hoa sen vàng”.

+ Giải "Hoa sen vàng" là một cuộc thi tài giữa các CLB Đờn ca tài tử của 24 Trung tâm văn hóa quận, huyện và 3 Nhà văn hóa cấp thành phố (Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Phụ nữ), đã quy tụ hơn 300 tài tử đờn và ca. Mỗi CLB dự thi 1 chương trình chủ đề, thời lượng từ 30- 35 phút. Chương trình của mỗi đơn vị tham gia liên hoan được xây dựng có kịch bản theo hướng tái hiện không gian sinh hoạt đờn ca tài tử ở địa phương, đơn vị mình đến nơi thi tài với các bải bản tài tử và bài ca vọng cổ được thể hiện bằng các thể loại: hòa tấu, song tấu hoặc độc tấu; đơn ca, song ca, hòa ca, ca ra bộ... + Liên hoan đờn ca tài tử trong năm 2013 tại TP.HCM với qui định các đơn vị phải sử dụng 2 bài trong "Tập bài ca chọn lọc của Cuộc vận độc sáng tác lời mới 20 bản tổ Nhạc tài tử Nam bộ, bài ca vọng cổ và Chặp cải lương" do Trung tâm văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2012. Qui định này nhằm phát huy tác dụng của Cuộc vận động sáng tác. Ngoài ra, liên hoan năm 2013 cịn có phần thi kiến thức về Đờn ca tài tử để các đội thi cũng như cơng chúng có điều kiện tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

+ Liên hoan đờn ca tài tử Hương sắc Nam Bộ do Cung văn hóa lao động Thành phố Hồ Chí Minh từ 19 tháng 9 đến 21 tháng 9 năm 2014 là hoạt động thiết thực để các đội, nhóm, CLB đờn ca tài tử giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Gần 40 tiết mục tham dự với nhiều loại hình độc tấu, hịa tấu, đờn ca cổ, song ca cổ và ca ra bộ theo các thể loại: Bắc - Hạ - Nam - Oán - Vọng cổ đã mang lại nhiều bất ngờ thú vị cho đông đảo công chúng.

- Tây Ninh:

+ Tây Ninh là tỉnh có phong trào đờn ca tài tử phát triển khá mạnh với các quán cà phê ca cổ đang nở rộ. Tây Ninh hiện có gần 100 câu lạc bộ, đội

nhóm đờn ca tài tử và hàng ngàn tài tử đờn, tài tử ca (theo số liệu tổng điều tra di sản văn hố phi vật thể ở Tây Ninh 2009), góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào đờn ca tài tử Nam bộ.

+ Trên địa bàn thị xã Tây Ninh có gần 20 qn cà phê bình dân phục vụ ca cổ. Khách đến quán thưởng thức đờn ca tài tử đa phần là những người thuộc giới lao động nghèo. Ca hay, ca dở không quan trọng, tinh thần văn nghệ là chính. Do cạnh tranh nên các quán đều rất chú ý đến nội dung chương trình, có lịch diễn hẳn hoi theo từng chủ đề. Tối ba, năm, bảy và chủ nhật thì sinh hoạt đờn ca. Những đêm hai, tư, sáu thì mời soạn giả nổi tiếng đến dạy bài bản, nhịp phách cho bất cứ ai muốn học ca cổ, khơng thu một khoản học phí nào. Quán cà phê nằm trong khuôn viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh là một trong những điểm nổi bật được nhiều người tìm đến. Soạn giả Thanh Hiền – Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đảm nhiệm vai trị giáo viên chính nên thu hút rất đơng người đến xin học hát, có khóa gần cả trăm người đến đăng ký.

+ Các quán cà phê – những lò dạy đờn ca tài tử nghiệp dư này đã luyện hơn 1.000 ca sĩ (gốc nông dân) cho giới mộ điệu ca cổ của tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận. Đây có thể xem là “lị” đào tạo nghệ sĩ cải lương “miễn phí” cho Đồn cải lương Tây Ninh. Khi phát hiện giọng ca nào có triển vọng là Đồn “xin” về đào tạo thêm kỹ năng diễn xuất để tăng cường diễn viên cho Đoàn. Một số người đã đầu quân về Đồn cải lương Tây Ninh rất thành cơng như: Hồng Cẩm, Thanh Nhàn, Hồng Tâm, Vũ Thành…

+ Dù không qua trường lớp chuyên nghiệp nhưng nhờ giao lưu hát thường xuyên nên các ca sĩ miệt vườn ngày càng hát hay và chuyên nghiệp hơn, giành được nhiều giải khi tham gia các cuộc thi trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như chị Kim Phượng – ở Long Thành Bắc, Hòa Thành đoạt giải A trong cuộc thi Dịng sơng Vàm Cỏ tổ chức ở Long An. Nhóm của chị Xn Hịa ở Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu đoạt giải ba trong hội thi đờn ca tài tử do huyện Châu Thành tổ chức.

Tại các cuộc liên hoan, hội thi đờn ca tài tử - nhạc lễ khu vực và quốc gia, chương trình tham gia của Tây Ninh thường được đánh giá cao. Tây Ninh cũng là tỉnh có nhiều hoạt động cụ thể để bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Có thể nói, trải qua bao thăng trầm, cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là loại hình nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích ở Tây Ninh.

- Vĩnh Long:

+ Vĩnh Long hiện nay có 148 câu lạc bộ Đờn ca tài tử với gần 3.000 thành viên, mà tiêu biểu nhất là huyện Vũng Liêm với 52 câu lạc bộ và gần 800 nghệ nhân, tài tử tham gia sinh hoạt thường xuyên. Họ là những người yêu ca hát thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Có những người được kế thừa từ tài năng của thân tộc, có những người được truyền nghề từ nhữngngười đi trước, cũng có những người học lóm qua bạn bè, song họ có chung một niềm đam mê và gắn bó với nhau rất mật thiết qua những lần sinh hoạt câu lạc bộ.

Ở Vĩnh Long, không chỉ riêng ngành Văn hóa, mà cịn nhiều cơ quan khác cũng rất quan tâm phong trào này. Hàng năm, Liên hoan Đờn ca tài tử được duy trì tổ chức thường xuyên từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh cùng nhiều Liên quan khác của các ngành. Các nghệ nhân, tài tử tham gia rất sôi nổi hào hứng, các tiết mục được thể hiện vô cùng tự tin mà trong dân gian nói rằng “ca có nghề” tạo nên ấn tượng đẹp đối với người xem.

- Tiền Giang:

+ Năm 2013 Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Tiền Giang đã phát động sáng tác bài bản đờn ca tài tử với nội dung ca ngợi văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Tiền Giang cung cấp cho các điểm phục vụ du lịch nhằm giới thiệu với khách du lịch. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Tiền Giang đã ban hành văn bản quản lý biểu diễn và tổ chức biểu diễn về đờn ca tài tử.

+ Từ ngày 26 tháng 5 năm 2014 đến ngày 4 tháng 7 năm 2014 (40 ngày) Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Tiền Giang cũng đã mở lớp tập huấn đờn ca tài tử nâng cao cho gần 100 học viên là các tài tử đờn, tài tử ca đang biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch ở khu vực huyện Cái Bè và Cai Lậy.

- Bạc Liêu:

+ Sự kiện lớn nhất trong năm 2014 liên quan đến đờn ca tài tử gần đây là Festival đờn ca tài tử tổ chức tại Bạc Liêu, Diễn ra từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 2014. Festival bao gồm chuỗi 21 sự kiện góp phần tơn vinh loại hình nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Festival Đờn ca tài tử Nam Bộ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của các nghệ nhân, nghệ sĩ và người mộ điệu cả nước; là diễn đàn trao đổi, bàn luận về trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ và phát triển Nghệ thuật Đờn ca tài tử.

Như vậy ngồi các chương trình giới thiệu đờn ca tài tử trên hệ thống truyền thông đại chúng, các cuộc Liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ luôn được tổ chức, đã phần nào giới thiệu âm nhạc Tài tử đến với công chúng. Nhạc giới Tài tử có dịp gặp gỡ, trao đổi với nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật diễn tấu và điều đặc biệt là có dịp trao đổi với nhau những kiến thức, học thuật mang tính lý luận, lý thuyết, lịch sử của âm nhạc Tài tử.

Ở Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam nói riêng, đâu đâu cũng có thể nghe được tiếng đàn – ca Tài tử. Trên chiếc ghe bầu xuôi ngược buôn bán, hoặc buổi tối rãnh việc, trên chiếc chiếu trải trước sân nhà. Đôi lúc, trong đám tiệc, ma chay, cưới hỏi… của người hàng xóm, vài người biết đàn, ngồi trên bộ ván ngựa ở phòng khách chời vài bản Bắc, bài Nam… Chủ - khách tất bật việc nhà nhưng cũng ngừng việc, ngưng chuyện trò để nghe đàn ca. Đâu đâu người dân cũng có thể nghe tiếng đờn, tiếng ca. Tuy nhiên, ít thấy những trường hợp đưa ca nhạc Tài tử lên sân khấu trình diễn như thể loại âm nhạc thính phịng phương Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 71 - 76)