Đờn ca tài tử trong đời sống xã hội của người dân Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 55 - 59)

2.2.1.1. Đờn ca tài tử Nam Bộ vùng nông thôn và thành thị

Phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng nơng thơn Nam Bộ được hình thành nhiều nhóm theo dạng tự phát và tự giác. Nhóm tự phát, xuất phát từ nhu cầu hoạt động, hưởng thụ, sáng tạo của bản thân, những bạn bè thân quen cùng sở thích họ tụ tập lại để sinh hoạt đờn ca khi gia đình trong nhóm, trong xóm, ấp có nhu cầu. Nhóm tự phát khơng có quy định, quy ước nên chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của cá nhân là chính, chưa hướng các hoạt động đến mục đích cao hơn là phục vụ xã hội và phục vụ chính trị.

Nhóm gia đình đờn ca tài tử, ở Nam Bộ có nhiều gia đình có truyền thống đờn ca tài tử Nam Bộ. Đây là tổ chức kỷ cương nhất so với các nhóm, câu lạc bộ. Các thành viên trong gia đình đờn ca tài tử Nam Bộ đờn giỏi, hát hay, biết đủ hết các bài bản và đờn ca chắc nhịp. Mọi người thường gọi đối tượng này là “con nhà nịi”. Điển hình có gia đình tài tử Tăng Phát Vinh, gia đình tài tử Nguyễn Duy Ngân (Cà Mau)…

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân miền Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần của những người dân tại các gia đình ở nơng thơn Nam Bộ rất hạn chế, thiếu thốn vật chất kéo theo đời sống tinh thần cũng kém phong phú. Ngồi cơng việc đồng áng, vườn tược, chăn nuôi gia súc gia cầm thì hầu như chỉ có phương tiện truyền thanh, truyền hình phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí thường ngày. Thường thì chỉ có chiếc ti vi là bạn giúp mọi người trong gia đình thêm quay quần, gắn kết. Vì thế cho nên đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt, giải trí cực kì thú vị của các gia đình ở nơng thôn miền Nam. Mỗi buổi sinh hoạt đờn ca tài tử là một niềm vui vô cùng to lớn của những người dân tại đây.

Các thành viên trong đội, nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử ở nơng thôn đa phần đều là nơng dân, mỗi người có một nghề nghiệp riêng và sinh hoạt đờn ca tài tử chỉ là “nghề tay trái”. Điển hình như tại xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang có chú Tư (Tư Nhựt – tức ơng Nguyễn Hồng Nhựt , 67 tuổi)

tài tử đờn kìm. Chú vừa là chủ nhiệm câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Đại Thành vừa là chủ nhiệm câu lạc bộ làm vườn của ấp Đơng An. Bên cạnh đó mỗi thành viên trong Câu lạc bộ tài tử này đều là hội viên nơng dân. Họ có vườn trồng ổi, trồng cam hay chăn nuôi kết hợp bn bán nhỏ. Ngồi sinh hoạt định kỳ thì mỗi dịp hội họp, hội thảo học tập mơ hình làm ăn hay khi xóm ấp có hỷ sự, ma chay, đám tiệc, họ đều là những hạt nhân góp vui cho cuộc chơi văn nghệ để phục vụ bà con. Riêng chú Tư được bầu làm chủ nhiệm vì có năng khiếu đờn hát theo truyền thống gia đình và cơng việc cán bộ thông tin lưu động mà chú tham gia thời trẻ.

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử diễn ra tại xã Đại Thành lúc trăng bắt đầu rõ vành, nằm chếch hướng mé sông trước cửa. Chốc lát tiếng xuồng máy chạy tành tạch qua nhà, tiếng gió lay cây vườn sau nhà và tiếng xe máy chạy vù trên đường bê tông sát bên cũng không làm mất vẻ thanh bình, yên ả của một ấp nông thôn Nam bộ vào tối. Từ khoảng 18 giờ trở đi, đã thấy thành viên lần lượt có mặt. Có người đi đơi, có người đi lẻ. Khn viên nhà chú Tư bắt đầu sinh động tiếng cười và trị chuyện thân tình. Trên hiên nhà chú Tư đã bày sẵn cuộc chơi tài tử, chú dạo cây đờn kìm và người bạn tài tử thì lên dây cây ghita phím lõm, quanh bàn là trái cây hái trong vườn và ấm trà nóng đãi khách. Cuộc vui cứ thế tiếp tục, tiếng đờn tiếng ca càng về khuya càng thêm sâu lắng

Câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang do cơ Hồi Thu làm chủ nhiệm. Cô Thu trước đây là giáo viên nhưng giờ đã nghỉ hưu, ngoài thời gian chăm lo cho chồng yên tâm cơng tác, thời gian cịn lại cơ giành cho đam mê ca tài tử của mình để tập những bản Lưu Thủy, điệu Xuân Tình… làm dày thêm danh sách những bài ca tài tử mà cô đã thuộc. Chú Bảy - chồng của cô Hồi Thu cũng là một nhà giáo, chú khơng biết hát tài tử nhưng lại rất thích nghe và hết lịng ủng hộ cho đam mê ca tài tử của vợ. Chú đã tự tay cất một nhà sàn trên cái mương cạnh nhà để phục vụ cho câu lạc bộ đờn ca tài tử mà vợ là chủ nhiệm. Câu lạc bộ xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có tổng cộng 18 Thành viên. Chú Phát – tài tử đờn hàng ngày chạy xe ôm chở

khách kiếm tiền lo cho vợ và các con. Chị Oanh, anh Thoại ngày ngày ra đồng chăm lo cho cánh đồng lúa của gia đình vẫn thường tranh thủ thời gian vừa làm vừa cùng nhau tập những bài ca mới để hát với nhau trong ngày sinh hoạt của câu lạc bộ mà anh chị tham gia. Thứ bảy là ngày sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ, các thành viên gác lại công việc sang một bên để tham gia đông đủ. Mọi sự khó khăn, vất vả dường như tan biến nhường chổ cho nghệ thuật đờn ca tài tử thăng hoa cùng cảm xúc của mỗi thành viên.

Qua đó có thể thấy rằng nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là một liều thuốc tinh thần, một nét văn hóa đặc trưng khơng thể thiếu được của người dân tại nơng thơn miền Nam Việt Nam.

Cịn tại thành thị trong những năm tháng chiến tranh mặc dù bị tác động rất lớn từ sản phẩm văn hóa đồi trụy, ngoại lai nhưng có rất nhiều người, nhiều nhóm, nhiều gia đình vẫn theo đuổi và giữ được bản sắc đờn ca tài tử Nam Bộ. Điều kiện sinh hoạt, phổ biến, giao lưu và phát triển của đờn ca tài tử vùng thành thị phát triển thuận lợi hơn vùng nơng thơn. Từ trong phong trào có nhiều người nổi danh trong giới. Hiện nay xã hội phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, có nhiều loại hình giải trí, ca nhạc, tân nhạc phục vụ cho nhu cầu của người dân, nhưng đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn được đón nhận hết sức nồng nhiệt.

Các trang thiết bị âm thanh như amply, loa, micro tại thành thị được trang bị có phần tân tiến hơn so với nơng thơn. Cây đờn kìm, cây ghita phím lõm tại thành thị cũng mới và tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đờn và ca tài tử.

2.2.1.2. Đờn ca tài tử trong sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước

Ngày 19 tháng 6 năm 2014 Trung tâm Văn hố – Thơng tin tỉnh Tiền Giang, Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đêm giao lưu đàn ca tài tử với chủ đề “Hướng về Trường Sa”. Chương trình biểu diễn gồm 5 bài ca cổ như: Trường Sa biển gọi, Gởi về Trường Sa, Xuân Trường Sa nhớ quê nhà… Và 2 trích đoạn cải lương: Hồn sơng núi, Cổ

Loa tình hận do các nghệ sĩ của câu lạc bộ đàn ca tài tử (Hội Văn học Nghệ

thuật tỉnh) biểu diễn.

Trong lễ hội kỷ niệm 146 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2014 được tổ chức tại Công viên Hoa Biển (thành phố Rạch Giá) từ ngày 19 đến 21-9 với chủ đề “Quê hương và biển đảo” và không gian Đờn ca tài tử “Cung điệu phương Nam”. Chương trình Khơng gian Đờn ca tài tử đã có 10 câu lạc bộ đến từ tỉnh An Giang, Hậu Giang và Kiên Giang tham gia thi tài và phục vụ cho người mộ điệu nghệ thuật Đờn ca tài tử. Không gian Đờn ca tài tử là một nét văn hoá độc đáo, là điểm nhấn của mùa lễ hội.

Những buổi giao lưu văn nghệ của các nghệ sĩ - chiến sĩ Trường Sa với các đồn văn cơng Đồng Tháp, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh ln có chương trình đờn ca tài tử như một điểm nhấn quan trọng. Không chỉ các nghệ sĩ chuyên nghiệp tại các đồn văn cơng hát tài tử điêu luyện, mà các chiến sĩ – nghệ sĩ tại huyện đảo Trường Sa ca cũng rất mùi. Hoạt động văn nghệ đờn ca tài tử ca ngợi về biển đảo, q hương, tình u dân tộc đã góp phần hun đút tinh thần của các chiến sĩ thêm kiên cường vượt qua bao thử thách để giữ gìn quê hương đất nước.

2.2.1.3. Mối liên hệ giữa các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ thành thị và nông thôn

Mối liên hệ này trong thời kỳ chiến tranh rất hiếm hoi, nhưng từ ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng đến nay thì mối liên hệ này là nhu cầu khơng thể thiếu được. Bởi lẽ, đó là điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Ngày nay phương tiện giao thông phát triển thuận lợi cho việc giao lưu văn nghệ đờn ca tài tử giữa các địa phương Nam Bộ, các đội nhóm, câu lạc bộ đờn ca tài tử thường xuyên họp mặt định kỳ mỗi tuần, mỗi tháng, câu lạc bộ này sinh hoạt vào thứ năm, câu lạc bộ kia sinh hoạt vào thứ bảy… và ngoài sinh hoạt giữa các thành viên câu lạc bộ với nhau, họ còn giao lưu, học hỏi và “thi tài” đờn, ca cùng nhau. Mặc dù chẳng có phần thưởng gì cho những lần “thi tài” đó,

chỉ có chung trà, dĩa bánh ngọt nhưng khơng khí thật xơm tụ, qua đó người tài tử đờn, tài tử ca cũng biết được tài nghệ của nhau và đề cử nhau mỗi khi có liên hoan ca hát tranh tài thực sự.

Các đội, nhóm, câu lạc bộ ở thành thị có nhiều điều kiện để học tập, giao lưu với các đội nhóm, câu lạc bộ của các tỉnh, thành phố khác, giới thiệu, đào tạo để các tài tử của mình có dịp trao dồi, học tập để vươn xa hơn trong sự nghiệp. Các đội, nhóm, câu lạc bộ ở nơng thơn là nịng cốt trong việc cung cấp “nhân tài” cho thành thị. Mối liên hệ giữa các đội nhóm, câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở thành thị và nông thơn cũng từ đó mà thêm gắn kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật của đờn ca tài tử nam bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 55 - 59)