2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho ngườilao động tạiCông
2.3.4. Môi trường làm việc
Với tính chất đặc thù mơi trường làm việc khai thác mỏ, nơi có các tình huống khó khăn và thiên tai, vấn đề tuyển dụng, đãi ngộ và giữ chân nhân viên không phải là một điều dễ dàng. Hàng năm, Cơng ty phối hợp với các đồn thể, hội thanh niên ký kết nghị quyết liên tịch về việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Khởi xướng tồn diện giữa cán bộ, cơng nhân viên, nhất là lao động trẻ nhằm nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động.
Để cải thiện điều kiện làm việc, môi trường và giảm thiểu số người mắc bệnh nghề nghiệp, Cơng ty có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên về an toàn và vệ sinh lao động; các kế hoạch để loại bỏ các sự cố; phương án phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch an tồn phịng cháy chữa cháy; thơng gió hầm lị; kế hoạch khoan thăm dị đối với các vụ phun trào khí và nước trong các mỏ hầm lị. Cơng ty đã thực hiện rất tốt công tác tổ chức và thực hiện nghiêm túc việc khám sức khoẻ định kỳ, phân loại sức khoẻ người lao động, xét nghiệm phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động vì điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần làm việc của người lao động. Do vậy, Công ty chú trọng đầu tư, cung cấp trang thiết bị, tạo điều kiện cho người lao động làm việc. Với những công nhân trực tiếp sản xuất 100% được trang bị đồ dùng bảo hộ lao động như: quần áo lao động, khẩu trang, găng tay, mũ,
ủng cao su hoặc giày lao động. Các công nhân tự bảo quản, vệ sinh, giặt đồ dùng bảo hộ của mình và phải trang bị đầy đủ trước khi bắt đầu làm việc.