Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty than Mạo Khê – TKV. (Trang 66 - 69)

2.5. Đánh giá về công tác tạo động lực làm việc cho ngườilao động tạiCông

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Yếu tố chủ quan

*Về văn hoá doanh nghiệp

Là một Cơng ty ngành than kết nối những người có trình độ chun mơn khác nhau, văn hóa, mức độ hiểu biết, kết nối xã hội, vùng địa lý và trí tưởng tượng văn hóa, chính sự khác biệt này đã tạo ra mơi trường làm việc đa dạng nhưng phức tạp. Vì vậy chính sách tạo động lực cho người lao động chỉ phù hợp với nhu cầu của một nhóm người lao động, chưa đi sâu sát đến tồn bộ cán bộ cơng nhân viên Công ty.

*Về mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty

Mục tiêu của Công ty than Mạo Khê - TKV là sản xuất, xây dựng kinh tế, phát triển ngành cơng nghiệp than, khống sản và một số ngành, nghề khác phù hợp với ngành nghề chính; hồn thành các nhiệm vụ do TKV giao. Chính vì vậy, hàng năm Cơng ty chỉ chú trọng tuyển dụng công nhân sơ cấp kỹ thuật phục vụ việc khai thác đào lò sản xuất than, dẫn đến thiếu hụt về cán bộ chuyên gia về cơ điện kỹ thuật khai thác mỏ.

*Về yếu tố thuộc bản thân người lao động

Do tính chất, cơng việc nặng nhọc, nguy hiểm, nguồn lao động trực tiếp cung ứng cho các doanh nghiệp chủ yếu là lao động ở các vùng dân cư, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, có điều kiện kinh tế khó khăn. Người lao động quen với tập

quán nông nghiệp, nương rẫy, thiếu tác phong cơng nghiệp. Tuy nhiên, do xa gia đình nên khi học nghề hoặc làm việc trong mỏ, công nhân chỉ làm một thời gian để tích lũy vốn rồi về quê, khơng gắn bó lâu dài với ngành than. Tỷ lệ người lao động nghỉ việc rất cao khiến chi phí đào tạo và thay thế giảm đáng kể.

2.5.3.2. Yếu tố khách quan

*Về chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của ngành than

Nhà nước giảm thiểu hoặc hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển nguồn nhân lực thông qua các biện pháp điều tiết vĩ mơ như chính sách lao động và việc làm, chưa có sự cân bằng lao động giữa các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại giản đơn với các doanh nghiệp khai thác công nghiệp nặng, để tránh thiếu hụt lao động.

*Về chính sách tạo động lực lao động tại các doanh nghiệp khác

Lao động chủ yếu của Công ty là lao động sản xuất làm ra sản phẩm, tay nghề cao với ngành nghề đặc thù là khai thác than và khoáng sản. Lực lượng lao động sản xuất trên thị trường tuy dồi dào nhưng công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao lại là một lực lượng khan hiếm nên sẽ ln có nhiều đơn vị khai thác tư nhân hoặc trái phép tìm cách lơi kéo lao động giỏi trong lĩnh vực khai khoáng về làm việc với mức thu nhập cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn. Không những thế, trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nhiều khu công nghiệp và chế xuất cần nguồn lao động tại chỗ rất lớn, nghề mỏ hầm lò với đặc thù nặng nhọc độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động nên thường chỉ là lựa chọn cuối cùng cho lực lượng lao động trẻ, bản thân người lao động sản xuất, lao động hợp đồng khơng biên chế cũng có xu hướng dễ thay đổi chỉ cần dựa trên thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt hơn.

*Về đặc thù về sản xuất kinh doanh của ngành than

Môi trường làm việc của ngành than với đặc thù là làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, độc hại, nguy hiểm. Điều kiện sản xuất khai thác ngày càng sâu, thông thường ở một số nước như Đức, Trung Quốc mức khai thác -1500m, ở Việt Nam cũng có một số Cơng ty sử dụng mức -300m. Mơi trường làm việc khó khăn ở

những vùng sâu, vùng xa, thường cách xa khu vực trung tâm từ 10-30 km là khu vực khai thác và làm việc.

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC TẠO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty than Mạo Khê – TKV. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w