Thi pháp về sự lặp lại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI

3.1 Thi pháp về sự lặp lại

Từ sự trực quan thế giới, người nguyên thủy thấy bốn mùa luân chuyển rồi lại lặp lại, hết đêm đến ngày, thủy triều lên xuống... đã hình thành trong họ một ý niệm về tính chu kỳ tuần hồn của vũ trụ. Tư tưởng về sự lặp lại này trong các nền văn hóa cổ đại đặc biệt được thể hiện trong các nghi lễ như “ngày hội vòng quanh của mặt trời”, các điệu nhảy quanh đống lửa, các nghi lễ theo mùa...

Là người am hiểu Phật giáo và các học thuyết thần bí thời Trung đại, Joyce đã sử dụng thuyết luân hồi để diễn tả một cách cụ thể sự lặp lại trong các tác phẩm huyền thoại hóa của mình. Chính tư tưởng triết học này đã hình thành ở

Joyce và những người kế tục ơng một trong những thủ pháp quan trọng nhất của thi pháp huyền thoại hóa, thủ pháp vẫn thường được tiếp nhận như là sự tự phát quay trở về với các chu kỳ của huyền thoại cổ đại [25,455]. Joyce và các nhà văn

huyền thoại hiện đại rất sùng bái tư tưởng về tính chu kỳ và thi pháp về sự lặp lại (chữ dùng theo cách dịch của Trần Nho Thìn và Song Mộc) như là sự khẳng định sự đứng im. Tư tưởng này còn xuất phát từ những thực nghiệm tương đối luận

đối với thời gian. Thuyết Tương đối luận của thời gian (tư tưởng cơ bản là thời

gian trong cách tiếp nhận của chúng ta có thể dài ra hay ngắn lại) đã đi đến mức bãi bỏ thời gian trong hiện thực. Hans Castope suy nghĩ về việc nếu như vận động dùng để đo thời gian diễn ra theo vịng trịn và khép kín trong nó thì cả vận động, cả đổi thay dù sao cũng chỉ là sự im lặng, bất động, bởi vì “trước đây” thường xuyên lặp lại trong “bây giờ”, “ở đằng ấy” thường xuyên lặp lại “ở đây”,

“nữa” và “lại” trở nên đồng nhất với “mãi mãi” và “vĩnh viễn”, “bất cứ một vận động nào cũng theo một vịng trịn, “sự vĩnh cửu” khơng phải lúc nào cũng tiến thẳng, tiến thẳng mà là “vòng quanh, vịng quanh”, một cái nơi thực sự, một “vòng quay mặt trời!” [25,435].

Meletinsky cho rằng, bên cạnh sự tổng hợp của những truyền thống huyền thoại khác nhau, sự lặp lại bất tận và sự tái sinh các nhân vật trong không gian (kẻ song trùng)

và nhất là trong thời gian (nhân vật sống vĩnh viễn, chết đi sống lại hay hóa kiếp vào những thực thể mới), sự di chuyển thường xun trọng tâm từ hình tượng sang hồn cảnh như là sang một thứ nguyên mẫu nào đó - là một trong những đặc điểm quan trọng trong thi pháp

của chủ nghĩa Huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỷ XX.

Thi pháp lặp lại trong tiểu thuyết huyền thoại hiện đại thể hiện ở sự lặp lại nhiều lần các nhân vật bằng các hình tượng rút ra từ những huyền thoại khác nhau, từ các nguồn lịch sử và văn học. Sự lặp lại của các motif, sự song chiếu với các nhân vật có trong huyền thoại cổ hay sự trỗi dậy của các tâm lý nguyên thủy trong tiểu thuyết Cái trống thiếc (đã được chúng tơi phân tích kỹ lưỡng ở chương 2) là những biểu hiện hiển nhiên của thi pháp lặp lại này. Ngoài ra, thi pháp về sự lặp lại còn thể hiện ở sự lặp lại giữa các nhân vật trong cùng một tác phẩm. Trong Cái trống thiếc, chúng tơi nhận thấy có những đặc điểm giống nhau được lặp lại giữa những thành viên trong gia đình Oskar.

Tất cả những thành viên trong gia tộc Bronski (họ ngoại của Oskar) đều tạo ấn tượng bởi đôi mắt màu xanh cô ban và cái hồn của nó: “Bởi vì mắt bác, mắt mẹ tơi và mắt tơi đều có đặc điểm là cái vẻ đẹp sắc sảo một cách hồn nhiên, long lanh một cách ngây ngơ như có thể thất trong hầu hết các thành viên của dòng họ Bronski...” [15,360]. Đây cũng chính là một trong những lý do Oskar khẳng định Jan Bronski mới chính là bố đẻ của mình chứ khơng phải ơng bố chính thức Matzerath với đơi mắt màu xám.

Kể từ khi người thợ phóng hỏa Joseph Koljaiczek tìm đến trú ấn dưới bốn lớp váy của Anna Bronski để trốn tránh sự truy bắt của cảnh vệ, ơng đã vơ tình di truyền một thói quen cho các thế hệ sau của mình: tìm nơi ẩn náu. Mẹ của Oskar - “cô bé

Agnes chỉ thích lẩn trốn và tìm thấy trong sự náu mình ấy một cảm giác an tồn như khi Joseph núp dưới bốn lớp váy của Anna” [15,45]. Còn Oskar thì “hễ thấy bà là Oskar lại muốn thi đua với ông ngoại Koljaiczek náu dưới bốn tầng váy của bà và, nếu có thể, chả bao giờ thở hít bên ngồi nơi trú ẩn n tĩnh này nữa” [15,355]. Ngồi bốn lớp váy của bà, Oskar cịn có sở thích chui vào tủ quần áo, gầm bàn và tìm thấy trong đó sự an tồn, thư thái. Hành động này tất nhiên không phải chỉ là sự di truyền một thói quen từ đời trước mà cịn là một phản ứng với thế giới bên ngồi mà chúng tơi sẽ phân tích rõ hơn ở phần sau của luận văn.

Giữa hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời Oskar: mẹ đẻ Agnes và người Oskar yêu – mẹ kế Maria có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều có nhan sắc, có sự khéo léo, có tài tính tốn và cái dun trong bn bán. Và đặc biệt, như lời Oskar nói: “Cả hai đều cưới một Matzerath và sinh ra một thằng Bronski” [15,355]. Sự lặp lại của mối quan hệ loạn luân trong gia đình Oskar cũng kéo theo sự hoang mang về thân thế của những đứa trẻ được sinh ra.

Giữa thế giới đầy biến động có hai cuộc đời dường như là bản sao của nhau: cuộc đời Oskar và cuộc đời của người Oskar tôn là thầy: Bebra. Cả hai đều quyết định ngừng lớn khi còn là những đứa trẻ, cả hai đều có hai người cha (“Louis XIV là cha hờ của hoàng tử Eugene” [15,958]) và họ “quá nhỏ bé để lạc mất nhau” [15,258]. Bebra đã nhiều lần đạt tới đỉnh cao vinh quang, khi thì là ơng hồng sân khấu thời chiến tranh và là ông chủ lớn thời hậu chiến. Oskar cũng rất được mến mộ khi đứng trên sân khấu và là một thần tượng thời hậu chiến dưới dự dẫn dắt của Bebra. Bebra có thể coi là người dẫn dắt, giúp đỡ và định hướng cho cuộc đời Oskar trong những lúc cậu hoang mang nhất. Ông cũng là người hiểu Oskar nhất. Sự trùng hợp và kế tiếp trong cuộc đời của hai người lùn có thể được quan niệm như hiện tượng chuyển giao các thế hệ và khả năng đạt được sự bất tử. Những người như Oskar và Bebra là những người khác thường với thế giới đang diễn ra. Họ là những người đặc biệt và sự tồn tại của họ sẽ còn tiếp tục. Thi pháp lặp lại về khía cạnh này đã đem lại tính vĩnh cửu cho các nhân vật.

Cũng cần nói thêm đây là một tác phẩm có kết cấu vòng tròn. Câu chuyện bắt đầu từ lời kể của Oskar trong một bệnh viện tâm thần và kết thúc khi Oskar tròn ba mươi tuổi và sắp ra khỏi bệnh viện tâm thần. Kết cấu vòng tròn dạng này bắt nguồn từ các hình thức kể chuyện dân gian khi người kể chuyện dân gian kể

lại một câu chuyện cổ hoặc những gì anh ta đã trải nghiệm, đã nghe, nhìn, thấy. Kết cấu vịng tròn rất được các nhà văn huyền thoại ưa chuộng bởi nó diễn tả được cái ý niệm tuần hoàn của thời gian trong vũ trụ quan cổ đại.

Việc lặp lại trong cuộc đời Oskar những đặc điểm và tình huống vốn có trong các huyền thoại cổ đã tạo cho nhân vật một chiều kích đặc biệt vượt ra ngồi cái khung hiện thực và tầm thước chín mươi centimet của nhân vật. Song chiếu nhân vật với các anh hùng văn hóa, đặc biệt với Chúa Cứu Thế, Oskar, một mặt là sản phẩm dị dạng của xã hội, mặt khác lại là niềm hy vọng và cứu tinh của xã hội đó. Trong cái thế kỷ bị coi là “hạn hán nước mắt”, Oskar là người duy nhất có thể khóc và khiến cho người khác khóc mà khơng cần tới những củ hành của Hầm Hành. Oskar có khả năng làm sống lại ở con người hiện đại đã trở nên xơ cứng và khơ kiệt những ký ức và tình cảm của thuở hồn nhiên. Các vị thánh, các anh hùng là niềm hy vọng và vị cứu tinh của nhân dân cùng khổ trong các huyền thoại cổ và thánh tích tơn giáo. Oskar là niềm hy vọng và vị cứu tinh trong một thế kỷ mà con người bị vùi lấp dưới đống hoang tàn của chiến tranh và của chính dục vọng bản thân. Huyền thoại, rõ ràng trong thời kỳ nào cũng không hề mất đi sức mạnh của nó.

Thi pháp lặp lại cũng đồng thời khẳng định sự tồn tại xuyên thời gian của những yếu tố thuộc về tiềm thức của con người từ thời nguyên thủy. Tuy nhiên, sự lặp lại này cũng bảo tồn cả các yếu tố nảy sinh từ thời kỳ dã man của nhân loại như loạn luân, cảm giác thù địch với người cha... (đã được hiện thực hóa thành hành động chứ khơng chỉ nằm n trong tiềm thức) cộng với những biến thái của lịch sử và xã hội đương thời đã lột tả một cách ám ảnh những quái đản, tha hóa của xã hội hiện đại. Chiến tranh, giết chóc, dục vọng, sự suy đồi của các giá trị sống và các mối quan hệ... con người ứng xử dã man ngay giữa nền văn minh của mình.

Thi pháp lặp lại còn được các nhà văn huyền thoại sử dụng trong việc kiến tạo không gian. Vấn đề này sẽ được chúng tơi phân tích kỹ lưỡng ở phần kế tiếp của luận văn.

Chúng ta cũng thấy sự lặp lại đầy ám ảnh trong Trăm năm cô đơn của

Maquez. Sự ra đời và diệt vong của một dịng họ mang bóng dáng của cả châu Mỹ được dựa trên những sự lặp lại: những cái tên, tính cách và nhất là sự hồi quy của hành vi loạn luân. Trong Robinson Crusoe, D. Defoe đã đặt Robinson trên

một hịn đảo hoang vu khơng dấu vết con người và lặp lại các công việc sáng tạo nên một nền văn minh ở những giai đoạn đầu: săn bắn, hái lượm.

Thi pháp lặp lại đã tạo nên tính vĩnh cửu cho nguyên mẫu và chiều kích khác lạ cho nhân vật. Sâu xa hơn, ta nhận ra những chiêm nghiệm về sự tồn tại của con người trong vòng quay bất tận của vũ trụ. Sự thể hiện sự lặp lại phổ biến

của những vai trị và những tình huống nhất định – đó là đặc điểm quan trọng nhất của thi pháp huyền thoại hóa hiện đại [15,431].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)