Huyền thoại trong xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI

2.3 Huyền thoại trong xây dựng nhân vật

2.3.1 Nhân vật Oskar Matzerath

Nhân vật Oskar Matzerath được xây dựng với những chất liệu đậm đặc tính huyền thoại và ngay cả bản thân nhân vật cũng tự ý thức mình là một huyền thoại. Oskar luôn có những liên tưởng, so sánh mình với các nhân vật trong huyền thoại Hy Lạp, trong Kinh Thánh hoặc trong các tác phẩm của Shakespear, Goethe. Về một khía cạnh nào đó có thể thấy nhân vật Oskar sánh ngang được với thánh thần trong việc cứu chữa tâm hồn loài người, nhưng ở chính nhân vật này, cảm nhận về sự vô nghĩa của thời đại và nhân quần lại càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Vì vậy, nhân vật Oskar không thể là một thánh nhân thực sự.

Như đã phân tích ở trên, sự ra đời của Oskar xuất hiện những yếu tố và những biểu tượng gợi nhớ đến sự ra đời và thời niên thiếu của các vị thần (sự xuất hiện của nguồn sáng, ngôi sao, quả trứng...). Oskar ngay từ khi là một đứa trẻ sơ sinh đã sở hữu

những quyền năng đặc biệt: có trí tuệ và óc phán đoán như một người trưởng thành. Đến năm ba tuổi Oskar tự quyết định thôi lớn. Cũng giống như cậu bé Peter Pan , Oskar sợ sự trưởng thành, mãi mãi muốn ở hình dạng của một đứa trẻ. Nhìn thế giới từ tầm cao 94 cm, dưới bề ngoài của một đứa bé nhưng với sự già dặn của người trưởng thành, cuộc đời Oskar ngay từ lúc bắt đầu đã khai sinh một huyền thoại ngay giữa một thế giới mà khoa học đã đạt đến đỉnh cao.

Trong cuộc đời và suy nghĩ của Oskar thường xuyên xuất hiện các mảnh vỡ của huyền thoại. Cho nên, trong rất nhiều trường hợp, Oskar luôn có sự liên tưởng tới các nhân vật trong Kinh Thánh và thần thoại Hy Lạp. Tại cuộc mit ting biểu tình ở sân vận động Đồng Cỏ Tháng Năm, sau khi chui xuống dưới bục diễn giả để dùng chiếc trống phá đám cuộc mit ting, Oskar đã lập tức có sự liên tưởng khoảng trống dưới bục diễn giả với bụng cá voi mà tông đồ Jonah đã ngồi: “Cuối cùng, sự tĩnh lặng ngự trị trong cái mê cung bằng gỗ này của tôi; chỗ này ước chừng rộng bằng cái bụng con cá voi trong đó Jonah đã ngồi ba ngày trời với chiếc áo tông đồ bê bết mỡ cá voi trên lưng (...) Tôi tự lực lần mò ra khỏi những khúc ruột của một cái khán đài dành cho những cuộc mít ting và biểu tình các loại, song ngẫu nhiên lại có kích thước của một con cá voi nuốt thánh tông đồ vào bụng” [15,203 - 205]. Trong Cựu Ước, Jonah là một tông đồ người Hêbrơ không tuân lệnh chúa phái đi Nineveh, trái lại lên tàu đi Tarshish, giữa đường gặp bão và bị các thủy thủ vứt xuống biển, rồi bị một con cá voi nuốt vào bụng, lưu lại trong đó ba ngày.

Khi Oskar đưa cái trống đã hỏng ra trước mặt Jan để cầu xin cứu trợ, hành động ấy lập tức được so sánh với cha Wiehnke trong Kinh Thánh: “Tôi rảnh tay nâng cái trống lên, nâng cao nó lên như một lời kết tội, như cha Wiehnke nâng trái bánh thánh trong lễ Misa, cũng như cha, tôi có thể nói: đây là thân xác ta và máu ta” [15,359]. Còn cuộc trở về từ Paris của Oskar thì “có thể được coi như một Ulysse hiện đại”, song Oskar lại “muốn được ví với những đứa con hư trong Kinh Thánh” [15,570]. Nhân vật Hamlet của Shakespear hay Goethe hoặc Raspuchin cũng trở thành nguyên mẫu của Oskar trong nhiểu trường hợp. Cũng có lúc, Oskar còn tự ví bản thân mình với Dante: “Oskar là Dante trên đường từ địa ngục trở về” [15,946]. Đặc biệt, Oskar còn tự so sánh mình với Chúa Jesu

Christ, với Đấng Cứu Thế. Oskar tự nhận thấy những nét giống nhau giữa mình và tượng hai cậu bé Jesu hài đồng, Jean Baptiste ngồi trong lòng Đức Mẹ Maria trong nhà thờ Thánh Tâm: “Hai thằng bé có cái nhìn già trước tuổi giống nó (tức

Oskar) một cách dễ sợ. Dĩ nhiên, mắt chúng xanh lơ và tóc chúng màu hạt dẻ.

Nếu ông sợ cắt tóc điêu khắc gia húi cua cho hai thằng bé Oskar của ông và cắt béng những búp loăn xoăn ngớ ngẩn kia đi thì hoàn toàn giống không chệch một ly”. Oskar cảm thấy tức giận khi Jesu hài đồng có những nét giống mình: “Tôi nhìn kỹ Jesu và nhận ra hình ảnh của chính mình. Đây có thể là anh em sinh đôi của tôi: kích thước bằng nhau, chim cũng y hệt nhau hồi ấy chỉ làm độc một chức năng vòi tưới. Chúa hài đồng nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh cô ban của tôi (cũng là của Bronski) và – đây là điều làm tôi cáu nhất – bắt chước đúng những cử chỉ của tôi. Bản sao của tôi giơ cả hai cánh tay lên, hai bàn tay nắm lại theo cách gợi ý người ta nhét vào đó một cái gì, như cặp dùi trống của tôi chẳng hạn” [15,236]. Từ đó, Oskar muốn phủ định Jesu và tự nhận mình là Chúa: “Nếu nhà điêu khắc làm thế và thêm một cái trống thạch cao đỏ trắng trên cặp đùi nhỏ hồng kia, thì đích thực là bản thân Oskar ngồi trên đầu gối đức mẹ đồng trinh, đánh trống tập hợp giáo đoàn” [15,236]. Trong tác phẩm của Grass luôn có một thái độ giễu nhại với xã hội và tôn giáo. Nhân vật của Grass cũng vậy. Oskar ngay từ lúc mới chào đời đã từ chối phép rửa tội, và Thiên Chúa giáo đối với y đã mất đi tính chất linh thiêng: “Phải, đạo Thiên Chúa chỉ còn sót lại trong lỗ mũi tôi mà thôi. Lòng tin của tôi gần như bị gột rửa sạch rồi” [15,240]. Vì thế, hẳn nhiên niềm sùng kính đối với Đức Chúa cũng không còn, thay vào đó, Oskar tự nhận mình là Chúa. Y coi khả năng đánh trống của y là quyền năng tối cao, là dấu hiệu của Chúa đích thực. Vì thế, Oskar đã muốn kiểm tra xem Jesu hài đồng đang ngồi trong lòng đức mẹ Maria kia có phải là Chúa đích thực hay không bằng cách dúi dùi trống vào tay tượng Jesu và chờ tượng đánh trống: “Liệu Jesus có đánh trống không hay là không biết đánh hay là không được phép đánh? Nếu không đánh thì không phải là Jesus đích thực, trong trường hợp đó Jesus này mới là Jesus thật” [15,239], “nó chỉ muốn một tín hiệu bảo cho nó biết trong cặp song sinh có đôi mắt xanh, giống nhau như tạc này, đứa nào, trong tương lai, đáng được gọi là Jesus hơn” [15,240].

Tượng Jesus hài đồng không thể đánh trống, điều đó có nghĩa Oskar mới là Chúa đích thực. Oskar tự cho phép mình đứng cao hơn tượng Jesus hài đồng một bậc, y nảy ra ý định dạy bức tượng đánh trống: “Thoạt đầu tôi còn nhẹ nhàng, nhưng với cái nôn nóng của một ông thầy nôn nóng, tôi bày cho chú bé Jesus rởm thấy phải làm như thế nào. Cuối cùng, lại đặt dùi vào tay nó, tôi cho nó cơ hội phô bày những gì nó đã học được ở Oskar (...) Nhưng Oskar đã thất bại, thời vận của nó chưa đến. Tôi ngồi phịch xuống nền đá lát và khóc cay đắng vì Jesus đã thất bại, Oskar đã thất bại” [15,241 - 243]. Không có phép màu xảy ra, tượng Jesus hài đồng không đánh trống. Từ đây, Oskar coi mình là Chúa Cứu Thế, là người kế thừa Chúa Christ. Và quả thật, Oskar có những quyền năng đặc biệt, về một khía cạnh nào đó, có thể xứng với một Đấng Cứu Thế. Cũng vì vậy mà trong cuộc đời nhân vật Oskar có những sự kiện hay những liên tưởng giống với cuộc đời của Chúa Jesus Christ.

Grass đã đặt hẳn một chương Kế tục chúa Christ [15,569 - 592] cho nhân vật Oskar của mình. Oskar đã tự coi mình là người kế tục chúa Christ một cách ngạo mạn: “Với một cái búng tay, tôi có thể sánh ngang, nếu không muốn nói là vượt, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và, quan trọng hơn nữa, Đức Chúa Thánh Thần. Kế tục Chúa Christ đã trở thành một công việc mà tôi thực thi một cách ngán ngẩm” [15,575], và “những thánh tông đồ đầu tiên của tôi là băng Quét Bụi” [15,592]. Cuộc gặp gỡ với băng Quét Bụi – một băng tập hợp những thiếu niên đường phố phá phách mang dáng dấp của một cuộc thu nhận tông đồ, trong đó người mang thánh chức phải chịu những cực hình để thuyết phục và cải giáo cho các tín đồ mê muội.

Khi bị băng Quét Bụi bao vây, Oskar cũng như Đức Chúa trước sự tra hỏi của quân La Mã, không hề sợ hãi mà tỏ thái độ bàng quang trước kẻ địch. Khi tên cầm đầu hỏi tên, Oskar điềm tĩnh trả lời: “Tên ta là Jesus” [15,603]. Câu trả lời của Oskar hẳn nhiên khiến bang Quét Bụi tức giận và tên cầm đầu quyết định thực hiện trừng phạt đối với Oskar – hình phạt “quét bụi” (nhay đi nhay lại trên cánh tay của Oskar đến đau nhói và rát như bỏng). Mặc cho sự tức giận và đe dọa của bang Quét Bụi, Oskar vẫn tĩnh tâm ngắm mặt trăng: “Oskar có cả một phút yên ổn để nghiên cứu mặt trăng, để tìm một lối thoát giữa những hố mặt trăng, để

xem xét lại cái ý định xỏ chân vào giày của Chúa Christ” [15,603], sau đó khẳng định chắc chắn lại: “Ta là Jesus” [15,604]. Còi báo động phòng không ở mọi ngả đường rú lên, Oskar nói và hít một hơi dài: “... Jesus,” [15,604]. Sự huyên náo của còi báo động đột ngột vang lên giữa đêm thanh tĩnh khiến cho lời khẳng định của Oskar có một sức mạnh đáng sợ gần như thần thánh. Cho đến khi Oskar dùng giọng hét diệt thủy tinh làm tan tành các ô cửa kính, đèn đường thì bang Quét Bụi đã tâm phục tôn Oskar làm người đứng đầu. Câu nói của Jesus với các tín dân trong Kinh Thánh giờ đây được Oskar nói với băng Quét Bụi: “Jesus sẽ dẫn dắt các con. Hãy theo Người” [15,609]. Việc chịu hình phạt đau đớn của ban Quét Bụi có dáng của nghi lễ hành xác. Trong tín ngưỡng cổ, chỉ có chàng trai nào đã trải qua nghi lễ hành xác và nghi lễ thụ pháp mới có thể trở thành nhà vua – thầy tư tế hoặc người lãnh đạo. Motif chịu hình phạt, chịu sự khinh bỉ của đám đông để thu nhận và dẫn dắt họ vốn có trong Kinh Thánh hoặc các huyền thoại về người anh hùng văn hóa, người dẫn đường đã khiến cho cuộc “thu nhận môn đồ” (thực tế chỉ là tập hợp những thiếu niên đường phố) của Oskar mang một tầm vóc lớn lao và huyền bí.

Về sau, Grass cũng nhiều lần liên hệ những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Oskar với Chúa Jesus. Khi Oskar ngồi mẫu cho các sinh viên trường Mỹ Thuật vẽ, thầy giáo đã nói với các sinh viên: “Tôi không muốn các em ký họa con người tàn tật này, sự dị dạng này của thiên nhiên, tôi muốn các em lột da anh ta, đóng đanh câu rút anh ta trên thánh giá, đóng đinh anh ta lên giấy bằng chì than!” [15,758].

Hai phiên tòa xử Oskar được nhân vật ví như những vụ án của Jesus: Phiên tòa xử băng Quét Bụi được Oskar gọi là “vụ án Jexu lần hai, một phiên tòa kết thúc bằng việc tha bổng Oskar, do đó cũng là tha bổng Jesus” [15,628], còn phiên tòa xử vụ ngón tay đeo nhẫn thì được nhân vật gọi là vụ án thứ ba của Jesus. Việc đặt hai phiên tòa xử mình ngang với phiên tòa La Mã xử Chúa Jesus trong Kinh Thánh, Oskar đã thực sự coi bản thân mình là người kế tục Chúa Jesus. Bản thân hai phiên tòa này cũng mang màu sắc kỳ lạ. vụ án băng Quét Bụi, Oskar không chỉ được các thành viên của băng đường phố này tôn làm thủ lĩnh mà với họ, Oskar được coi như Jesus đích thât. Băng Quét Bụi bị bắt trong khi đang tiến hành nghi lễ quỳ gối thờ phụng trước Oskar trong nhà thờ Thánh Tâm (Oskar ngồi trên lòng Đức Mẹ Maria, thế vào vị trí của Jesus hài

đồng đã bị băng Quét Bụi cưa mất). Phiên tòa xử băng Quét Bụi diễn ra với rất nhiều các tình tiết hoang đường phi lý khi các quan tòa yêu cầu các phạm nhân lên cầu nhảy để nhảy từ độ cao mười mét cùng với sự xúi giục và cám dỗ của Lucy. Oskar lúc này như Jesus đích thực đang phải chịu cám dỗ ghê gớm từ những lời dụ dỗ của Lucy: “Nhảy đi, Jesus thân yêu, nhảy đi” [15,632]. Từ trên cầu nhảy cao mười mét, Oskar “thấy không chỉ châu Âu mà cả thế giới” [15,632]. Còn trong phiên tòa xử vụ án thứ ba của Jesus – Oskar thì “cũng có rất đông khán giả quanh cái bể bơi không có nước, họ ngồi trên hàng ghế nhân chứng, quyết một lòng thưởng thức vụ án” [15,632] và họ cũng thuyết phục Oskar nhảy xuống dưới. Ranh dưới giữa tả thực và hoang tưởng cũng như giữa Oskar và Jesus bị xóa nhòa.

Khi Oskar ba mươi tuổi và buộc phải rời khỏi bệnh viện tâm thần, băn khoăn trong Oskar là: “Liệu tôi có cần, chỉ vì lý do tôi đã ba mươi tuổi, lên đường và thu nạp môn đồ quanh mình?” [15,958]. Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus được làm lễ báp tiêm và lên đường thu nhận môn đồ khi Ngài ba mươi tuổi.

Không chỉ mang tầm vóc của Chúa Jesus, Oskar còn sở hữu trong mình một sức mạnh và tâm hồn ma quỷ. nhân vật này có sự lưỡng phân giữa Jesus và quỷ Satan. Ngay từ lúc mới ra đời, Oskar đã từ chối loại trừ quỷ Satan trong lễ rửa tội. Ông thầy Bebra từng nhận xét về Oskar: “Thiên tài của chú mày, bạn trẻ ạ, cái khía cạnh thần thánh nhưng chắc chắn cũng là ma quỷ trong thiên tài của chú mày, đã làm cho Roswitha của ta bàng hoàng và cả ta nữa cũng phải thừa nhận rằng ở chú mày có một cái gì quá mức, một cái gì bùng nổ xa lạ đối với ta” [15,286]. Oskar đã dùng khả năng diệt thủy tinh của mình sắm vai kẻ cám dỗ những con người yếu đuối phạm tội. Bằng cách dùng tiếng thét làm vỡ những vòng tròn nhỏ trên các tấm kính thủy tinh của các cửa hàng lớn sang trọng, Oskar dụ dỗ những con người vốn hiền lành tử tế, kể cả những kẻ có vị trí cao trong xã hội thò tay qua lớp kính ăn trộm đồ. Oskar coi đó một công cụ để khơi dậy ham muốn tầm thường của con người và tiêu khiển trên sự yếu đuối và tham lam của con người. “Tôi là người đi săn, họ là con mồi của tôi. Công việc của tôi là đòi hỏi phải kiên nhẫn, lạnh lùng và con mắt tinh tường chuẩn xác. Có đủ những điều kiện ấy rồi, đến lượt giọng tôi ra chiêu hạ thủ con mồi, không đau đớn cũng chẳng chút đổ máu. Bằng cách dụ dỗ” [15,212]. Jesus và Satan, Goethe và

Rasputin – sự tồn tại giữa hai mảng tốt – xấu, đúng đắn – sa đọa trong con người Oskar khiến nhân vật của Grass trở thành một trong những nhân vật phức tạp và độc đáo bậc nhất của nền văn học Đức sau chiến tranh.

Motif thiên thần – ác quỷ là một motif thường thấy trong huyền thoại, khi hai vị thần tốt – xấu dùng quyền năng hoặc lời xúi bẩy can thiệp vào hành động của con người nhằm cạnh tranh chứng tỏ sức mạnh của mình. Các nhà văn hiện đại cũng sử dụng motif này để nói lên cuộc đấu tranh giữa Bóng Tối và Ánh Sáng trong tâm hồn con người. Cuộc đối thoại giữa Ivan Karamazov với quỷ trong Tội ác và trừng phạt của Dostoievsky là sự vật chất hóa những xung động trong tâm hồn, những nỗi sợ hãi thầm kín, sự thỏa hiệp của Faust với quỷ Mephixto trong Faust của Goeth là sự thách thức giữa bản lĩnh của con người và dục vọng thấp hèn. Khác với huyền thoại cổ, Oskar không bị một thế lực siêu hình nào chi phối. Oskar tự nguyện tiếp nhận Satan – cái Xấu và coi đó như một phần tất yếu trong bản thân mình. Trong nội tâm Oskar cũng không diễn ra sự giằng xé, đấu tranh giữa hai phần Tốt – Xấu. Y coi bản thân mình là Chúa, còn Satan là bạn. Oskar sống, tự thỏa hiệp và chi phối hai nửa của mình. Vì thế, mặc dù được xây dựng từ những chất liệu huyền thoại nhưng bản thân Oskar là một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)