CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI
2.1 Các biểu tượng
Theo các nhà Biểu tượng học thì các biểu tượng có một sức mạnh đặc biệt. “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của một cuộc sống giàu tưởng tượng. Chúng làm phát lộ những bí ẩn của vơ thức, của hành động, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận. Cách diễn đạt bằng biểu tượng thể hiện cố gắng của con người, trong bốn bề bóng tối vây quanh, cố đốn ra và chế ngự một định mệnh đang trượt khỏi tay mình” [28,XIII-XIV].
Biểu tượng có liên hệ một cách mật thiết với huyền thoại. Như đã nói ở trên, Cassirer xem sáng tạo huyền thoại như là kiểu dạng cổ nhất của biểu tượng, huyền thoại được biểu hiện như một hệ thống biểu tượng biệt lập, được thống nhất bởi tính hoạt động và khả năng mơ hình hóa thế giới xung quanh. Jung cho rằng những nguyên mẫu đầu tiên nhất của loài người là nguyên mẫu huyền thoại (khái niệm nguyên mẫu rõ ràng có mối liên hệ đặc biệt với khái niệm biểu tượng, thậm chí, về một khía cạnh nào đó có thể xem các nguyên mẫu như một dạng biểu tượng – như các tác giả của Từ điển các biểu tượng văn hóa thế giới quan niệm).
Meletinsky xem biểu tượng như là các biến thể của các biểu trưng truyền
thống của huyền thoại ngun thủy.
Theo góc nhìn của các nhà Cấu trúc luận thì biểu tượng được quan niệm là một dạng ký hiệu, đó là sự gắn kết và chuyển hóa giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt. Chính vì vậy, những biểu tượng văn học mang tính huyền thoại có sức mạnh biểu nghĩa chính nhờ sức sống lấy từ những mảnh vỡ huyền thoại trước đó. “Mọi huyền thoại đều được hình thành từ các biểu thể”, và huyền thoại hiện đại cũng vậy, đó là sự tổng hợp những ý đồ sáng tác tự giác và tính liên tục những biến thể từ nguyên mẫu. Như vậy, việc nhà văn sử dụng những hiện tượng, hình ảnh như những biểu tượng vừa mang tính kế thừa vơ thức các ngun mẫu cổ, vừa như một thủ pháp để tạo ra chất huyền thoại cho tác phẩm.
Tính đa nghĩa sống động là đặc trưng quan trọng nhất của biểu tượng, giúp nó phân biệt với phúng dụ hay dấu hiệu. Trong Cái trống thiếc, sự nhấn mạnh và trở đi lại cùng với tính chất ẩn dụ ghê gớm của hình ảnh cái trống và tiếng thét chứng tỏ
chúng chính là một loại “mật mã” chứa đựng “năng lượng dồn nén” cần được giải. Dưới đây, chúng tôi sẽ tiến hành giải mã hai biểu tượng này.
2.1.1 Cái trống thiếc
Xuyên suốt gần nghìn trang sách, hình ảnh cái trống thiếc được coi như sợi dây liên kết các sự kiện, là phương tiện để quay về quá khứ và hướng đến tương lai. Cái trống là “bộ nhớ hoàn hảo” cho nhân vật Oskar Matzerath kể lại cuộc đời của mình. “Vậy cái trống của tơi kể rằng:... ”, từ đó, cả một thế giới nhố nhăng kệch cỡm, cả một thời kỳ lịch sử đau thương bi hài được nảy ra theo tiếng trống. Người ta đã nhận thấy mong muốn trở lại quá khứ như một nhu cầu lương tri thường tại của các nhà văn Đức sau chiến tranh. Với Grass, cái trống chính là một phương tiện để ơng và Oskar của ông quay trở lại quá khứ, để tái hiện, chiêm nghiệm và mổ xẻ. Vì thế, vai trị của cái trống trong tác phẩm khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt cấu trúc mà còn chứa đựng những vấn đề tâm tưởng.
Bản thân cái trống khi được gắn với nhân vật Oskar đã có một sức mạnh đặc biệt, vượt ra khỏi công dụng và khả năng của một cái trống bình thường trong hiện thực. Vì thế, chất liệu chủ yếu để tạo nên chiếc trống của Oskar vẫn là những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Grass đã mượn ở huyền thoại sức mạnh để khiến cho cái trống thiếc có một khả năng biểu nghĩa, tượng trưng tuyệt vời.
Đối với các nghi lễ cổ xưa, nhất là nghi lễ hiến tế, chuyển giao hay lễ hội mùa màng, trống là một trong những nhạc cụ không thể thiếu. Trống được dùng
trong các nghi lễ thụ pháp và giữ nhịp cho nghi lễ chuyển sang, đưa con người vào sự bình an, khiến họ thành mạnh hơn, hạnh phúc hơn, gần gũi hơn với sức mạnh của trời. Trống giống như một con thuyền tinh thần, đưa con người từ thế
giới hữu hình sang thế giới vơ hình [28, 899]. Trong tín ngưỡng của rất nhiều
văn hóa cổ, tiếng trống được liên hệ với việc phát ra âm thanh khởi nguyên, cội
nguồn của sự hiển lộ, và tổng quát hơn, với tiết tấu của vũ trụ [28,900]. Các
pháp sư dùng những chiếc trống ma thuật trong các nghi lễ tôn giáo. Họ cho rằng chúng lặp lại âm thanh nguyên sơ buổi tạo lập thế gian và đưa con người vào trạng thái xuất thần.
Trống cịn là biểu tượng của vũ khí tâm lý, đánh bại từ bên trong mọi sự chống cự của kẻ thù, nó được xem là linh thiêng, hay trung tâm của một sức mạnh linh thiêng [28,899].
Như vậy, trong tâm thức của con người cổ, tiếng trống có một sức mạnh linh thiêng đặc biệt. Âm thanh của tiếng trống gợi sự nguyên sơ của buổi đầu tạo lập thế gian và có tác động sâu xa đến tâm hồn con người. Trong Cái trống thiếc, cái trống của Oskar cũng có một nội lực và sức mạnh như thế. Nó là biểu tượng dẫn dắt con người về sự hồn nhiên vốn có trong một thế giới mà mọi cảm giác và giá trị đã bị xơ cứng, chai lì đến mức tồi tệ.
Cái trống gắn với cuộc đời Oskar từ thời điểm Oskar quyết định thôi lớn để giữ mãi hình hài một đứa trẻ lên ba. Ngay từ khi mới sinh ra, “chỉ có viễn cảnh về cái trống mới ngăn được tôi (Oskar) khỏi bộc lộ mạnh mẽ hơn niềm khát khao muốn lộn trở về bào thai” [15,78]. Cái trống được coi như sự hồn nhiên duy nhất trong thế giới đầy những dối trá kệch cỡm của người lớn.
Như đã nói ở trên, người cổ nhận thấy ở tiếng trống những âm thanh của buổi đầu tạo lập thế gian, dẫn dắt con người trở về với sự thành thật, với những gì là bản chất nhất của con người. Trong con mắt của Grass, thế kỷ XX không chỉ là một thế kỷ “hạn hán nước mắt” mà còn là một thế kỷ mà con người bất lực
đến nỗi “không quậy nổi một cuộc truy hoan thực sự” [15,874]. Và tiếng trống của Oskar có nhiệm vụ “thắng cương cho họ”: “Tiếng trống tôi trở ngược về xưa, gợi lên hình ảnh thế giới trong con mắt một đứa trẻ lên ba” [15,874]. Theo tiếng trống của Oskar, những vị khách trong Hầm Hành được trở lại tuổi thơ, rong chơi qua những đại lộ của Danzig, những đồng cỏ, những tượng đài. Tiếng trống làm sống dậy nỗi sợ hãi ấu thơ về mụ phù thủy đen như hắc ín. Tiếng trống làm “nở rộ những bông cúc tương tư cho các quý bà quý ông tha hồ hái trong niềm vui hồn nhiên ngây thơ” [15,875]. Tiếng trống Oskar đưa các vị khách đến vườn trẻ cô Kauer để vui chơi, và như “một cái gì giúp họ nhớ lại thời đi vườn trẻ, tôi (Oskar) cho phép tất cả bọn họ tè”. Oskar gọi đó là “cái âm thanh tuổi thơ”. Đi theo sự dẫn dắt của tiếng trống, tất cả Hầm Hành đều được trở về với sự hồn nhiên thơ trẻ, được tự do bộc lộ cảm xúc, tự do khóc, tự do cười, tự do reo hò, tự do vui đùa... – những cảm xúc mà rất lâu, rất lâu rồi họ khơng thể có hoặc chăng phải nhờ đến những củ hành trong quán của ông chủ Schmuh mới bộc phát nổi. “Khắp chung quanh tôi, mọi người reo hò, cười khanh khách, bi bô những chuyện không đâu như trẻ con” [15,876].
Với sức mạnh của tiếng trống, Oskar trở thành “người chữa trị cả thể xác lẫn tâm hồn” cho cả một thế hệ những con người “mất trí nhớ” . Tiếng trống khiến cho “lời hát cất lên từ hai ngàn rưởi tâm hồn già nua mà khơng ai ngờ cịn có ngày được biểu hiện ngây thơ trẻ con hoặc nhiệt thành tôn giáo” [15,913]. Những con người cằn cỗi về mặt cảm xúc, lãng quên sự hồn nhiên giờ đây “xả hết niềm khối thu của mình khơng phải bằng ngơn ngữ của tuổi họ mà bằng những tiếng bi ba bi bô của trẻ lên ba” [15,910]. Tiếng trống thiếc đã đưa con người hiện đại bất lực, chai lì, xơ cứng trở lại với sự ngây thơ, hồn nhiên bản chất. Đưa nhân loại trở về với những giá trị bản nguyên là kỳ vọng của rất nhiều các nhà văn Huyền thoại Chủ nghĩa. Với Grass, ông đã dùng cái trống thiếc của Oskar như một biểu tượng dẫn dắt và khai sáng để diễn tả ý tưởng về sự cần thiết phải tạo lập lại thế giới, trả về cho nó những giá trị bản nguyên vốn có đã bị nền văn minh hiện đại tha hóa.
Grass thuộc thế hệ nhà văn Đức bị tác động sâu xa bởi mặc cảm tội lỗi dân tộc thời hậu chiến. Tác phẩm của ông thường chất chứa những thôi thúc,
mong muốn quay trở về quá khứ để suy tư và chiêm nghiệm những vấn đề của lịch sử. Biểu tượng cái trống thiếc lại một lần nữa được gắn với sự dẫn dắt, kết nối con người với quá khứ.
Victor Weluhn - người cịn sống sót duy nhất sau vụ quân đội Phát xít thảm sát sở Bưu chính Ba Lan cuối cùng cũng khơng thốt khỏi lệnh truy lã mặc dù chiến tranh đã kết thúc và nền Phát xít bị sụp đổ. Hai kẻ nhận lệnh truy bắt Victor sau chiến tranh cũng đã có cuộc sống riêng với cơng việc mới (một tay chào hàng và một chủ tiệm may phát đạt ở miền Đông), nhưng họ vẫn không buông tha Victor, vẫn thi hành một lệnh tử hình cũ rích nhàu nát từ năm 1939. Bởi vì dù chiến tranh đã qua đi nhưng quá khứ vẫn chưa hề buông tha con người, cả kẻ truy bắt lần người bị truy bắt. “Nhưng xong là xong; đêm nay, bọn tôi sẽ thi hành lệnh đó và thế là dứt điểm với quá khứ” [15,939]. Khi Victor tội nghiệp sắp bị hai tên đao phủ hành hình, Oskar lại từ tiếng trống của mình làm xuất hiện một đội kỵ binh Ba Lan: “Bản hành khúc mà Matzerath (tức Oskar) và Victor tội nghiệp tấu lên trong khu vườn của mẹ tơi đã đánh thức đồn kỵ binh Ba Lan sống dậy. Có thể nhờ ánh trăng, hay có thể là cái trống, vầng trăng và cái giọng rè rè của Victor cận thị tội nghiệp, tất cả gộp lại, đã làm hàng ngàn vạn kỵ sĩ ấy trỗi lên từ đất” [15,942]. Để rồi, “họ mang theo Victor tội nghiệp và hai tên đao phủ mất hút vào những cánh đồng rộng mở dưới ánh trăng – mất ư, khơng, chưa mất, họ phóng về phía đơng, về phía Ba Lan bên kia mặt trăng” [15,943]. Tiếng trống như một biểu tượng kết nối, mở ra quá khứ, đồng thời như một lời nguyện cầu cho lịch sử, cho những mảnh đất và con người đau thương trong chiến tranh.
Đối với nhiều nền văn hóa, trống đồng nhất với thân phận con người mà
nó biểu hiện [28,899]. Cho nên, trong một số chức năng nghi lễ đặc biệt, trống
sinh ra cùng với con người và chết đi cùng với con người [20,899]. Viễn cảnh về
chiếc trống đã gắn với Oskar ngay từ khi chào đời, đã ở lại mãi mãi với tuổi lên ba của Oskar. Cái trống đã cùng với Oskar đi qua một thời lịch sử đầy biến động. Và khi Oskar quyết định lớn lên, chiếc trống đã theo Oskar ngã xuống huyệt như một sự giã từ thời thơ ấu. Cái trống đã “chết” cùng với Oskar ba tuổi, để rồi sau đó lại trở lại với Oskar trưởng thành và cùng gã thực hiện những quyền năng lớn
hơn. Cái trống thiếc đã vượt qua ý nghĩa cụ thể hiện thực của nó để nâng lên thành một biểu tượng sinh động có sức sống.
2.1.2 Tiếng thét
Oskar có thể coi là một trong những nhân vật được xây dựng với đậm đà chất liệu huyền thoại nhất trong loại văn chương này khi được tác giả “vũ trang” bằng tiếng thét diệt thủy tinh. Oskar phát hiện ra khả năng này vào năm lên ba tuổi, khi Matzerath cố tình giằng chiếc trống ra khỏi tay cậu khiến cậu thét lên và tiếng thét đó làm vỡ tan mặt kính chiếc đồng hồ. Từ đó về sau, Oskar nhận ra tiếng thét của mình có khả năng hủy hoại bất cứ thứ gì làm bằng thủy tinh: những ơ cửa sổ, đèn đường, những chiếc bình đựng hóa chất trong phịng bác sĩ, những ơ cửa kính của nhà hát thành phố…
Sức mạnh hủy diệt của tiếng thét vốn đã được nhắc đến trong huyền thoại. Theo quan niệm tơn giáo, ở tiếng thét có một cái gì đó độc hại làm tê liệt. “Tiếng thét tác hại, tiếng thét tê liệt hóa phổ biến trong mọi nền văn hóa” [28,919]. Trong các huyền thoại về chiến tranh, tiếng thét của các thần là vũ khí để trấn át và tiêu diệt kẻ thù. Được tiếp sức từ huyền thoại, tiếng thét của Oskar có một quyền năng đặc biệt. Nó làm tan tành được những vật làm bằng thủy tinh. Thậm chí, nó cịn cắt được thủy tinh theo ý của chủ nhân (Oskar đã sử dụng tiếng thét để cắt thành vịng trịn nhỏ những ơ kính của các cửa hàng sang trọng nhằm dụ dỗ những người đi đường phạm tội ăn trộm). Tiếng thét của Oskar cịn có khả năng hủy diệt rộng lớn khi Oskar trèo lên tháp trung tâm cất tiếng thét làm tan tành các ơ kính của nhà hát thành phố. Tiếng thét làm vỡ toang các bóng đèn đường cũng là sức mạnh để chứng minh thân phận thần thánh của Oskar với ban Quét Bụi. Trong huyền thoại của các dân tộc, tiếng thét hủy diệt là một đặc trưng của thần thánh.
Trong huyền thoại cổ, tiếng thét cịn có giá trị như một hành động phản kháng (pháp luật cổ Ailen công nhận tiếng thét là một phương tiện phản kháng hợp pháp), bởi nó biểu hiện nội lực của con người cùng với những bất mãn ẩn
chứa trong tâm hồn họ. Cũng do đó mà người ta coi tiếng thét như một sự giải thoát, giải tỏa những bức bối, uẩn khúc, khi mà khơng thể làm gì hơn.
Như đã nói, Oskar lần đầu tiên khám phá ra sức mạnh tiếng thét của mình là khi ơng bố Matzerath cố tình muốn giằng lấy chiếc trống từ tay Oskar vì thấy thằng bé suốt ngày ôm khư khư cái trống. Tiếng thét đã làm vỡ mặt kính đồng hồ. Tiếng thét cịn làm vỡ đơi mắt kính của cơ Spollenhauer và làm tan tành các ơ cửa kính xung quanh lớp học khi cơ Spollenhauer khăng khăng dứt cái trống ra khỏi tay Oskar. Tiếng thét trở thành công cụ phản kháng duy nhất của cậu bé ba tuổi với bất kỳ ai muốn cướp đi sự hồn nhiên thơ trẻ, bắt cậu ra nhập vào thế giới người lớn mà cậu coi thường cười nhạo. “Tơi có cái khiếu hủy hoại thủy tinh bằng tiếng hát. Tôi thét vỡ bình hoa. Tơi hát nổ ơ cửa sổ cho gió lùa vào mặc sức. Như một đóa kim cương tinh khiết – và bởi thế càng khắc nghiệt – giọng tơi bổ tốc các ơ cửa kính và, khơng hề mất đi chất hồn nhiên ngây thơ” [104]. Lưu ý rằng, Oskar mất đi sức mạnh của tiếng thét khi cậu quyết định lớn lên. Vì thế, tiếng thét vừa là hiện thân của những gì hồn nhiên, bản chất trong tâm hồn con người, vừa là cơng cụ bảo vệ nó.
Oskar sử dụng tiếng thét không chỉ để bảo vệ chiếc trống khỏi những người lớn muốn tước đoạt nó khỏi tay cậu, Oskar cịn thét lên mỗi khi buồn chán. Khi bị mẹ bỏ lại trong tiệm đồ chơi của Markus để đến mới nhân tình là người bác họ ngoại Jan Bronsky, Oskar lang thang khắp thành phố. Khi trèo lên tháp Công Lý cao ngút, Oskar nảy ra ý định phá hủy những ơ kính của Nhà hát thành phố bằng tiếng thét của mình. Khơng có một dịng nào miêu tả tâm trạng Oskar lúc ấy, và Grass cũng rất hiếm khi để nhân vật trực tiếp nói lên cảm xúc của