Độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI

3.3 Độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức

Đặc điểm quan trọng nhất của thời gian trong huyền thoại là tính chất phi thời gian của nó. Trong các câu chuyện cổ ta khơng hề tìm thấy một mốc thời gian xác định nào ngoài một loại thời gian phiếm định kiểu “ngày xửa ngày xưa…”, “từ lâu lắm rồi…”, “hồi đó…”. Các anh hùng trong huyền thoại cổ dù trải qua những cuộc phiêu lưu vơ cùng nguy hiểm nhưng khơng hề có ý thức về độ dài của thời gian và các điểm mốc thời gian của những chuyến đi đó. Thời gian trong huyền thoại đầy ắp các sự kiện nhưng lại không hề có độ dài nội tại, là “ngoại lệ” vượt ra ngồi những giới hạn thời gian [25,225].

Như đã nói, sự trực quan ngây thơ thế giới đã hình thành trong người cổ đại một ý niệm về tính chu kỳ tuần hồn của vũ trụ. Và tính chu kỳ ấy của thời gian biểu hiện một sự “đứng im”, không vận động. Trong cách giải thích thời gian theo thuyết tương đối mà các nhà Huyền thoại chủ nghĩa sùng bái thì “thời gian khơng đem lại sự đổi thay”, cả vận động, cả đổi thay dẫu sao cũng chỉ là sự im lặng, bất động. Sự vận động của thời gian hiện thực bị đẩy lùi, thay vào đó là các phạm trù tính vĩnh viễn, tính chu kỳ, tuần hồn. I.Frank nhận xét: “thời gian huyền thoại loại trừ thời gian lịch sử khách quan trong tiểu thuyết hiện đại bởi vì hành động và sự kiện của một thời gian xác định được hình dung như sự thể hiện các nguyên mẫu” [25,404]. Như vậy, tính chất phi thời gian của huyền thoại cổ không những không bị loại trừ trong tiểu thuyết hiện đại vốn coi thời gian là một trong những vấn đề sống còn, mà ngược lại, bằng cách này hay cách khác nó được hồi sinh. Và một trong những hình thức của thời gian huyền thoại là phi thời gian được tạo thành bởi các kỹ thuật độc thoại nội tâm và dòng ý thức.

Meletinsky nhấn mạnh: “Một đặc điểm quan trong nhất của chủ nghĩa Huyền thoại mới trong tiểu thuyết thế kỷ XX, đó là mối lien hệ chặt chẽ nhất của nó, mặc dù có vẻ phi lý, với chủ nghĩa tâm lý mới, tức là tâm lý học phổ quát của tiềm thức, đã từng bước đẩy lùi tính cách luận mang tính xã hội của tiểu thuyết thế kỷ XIX” – sự kết hợp “tâm lý học” với “huyền thoại học” [405]. Hướng tới tâm lý học “chiều sâu”, tâm lý học thuần túy cá nhân đồng thời lại là tâm lý phổ biến toàn nhân loại, điều này đã mở đường cho việc cắt nghĩa nó bằng các thuật ngữ tượng trưng – huyền thoại. Sự di chuyển hành động chủ yếu vào bên trong sẽ kéo theo kỹ thuật độc thoại nội tâm (interior monologue), kỹ thuật dòng ý thức

(steam of consciousness) ít nhiều tương ứng với phương pháp phân thích tâm lý các liên tưởng tự do. Meletinsky cũng lưu ý, khơng thể nói rằng “dịng ý thức” tất yếu dẫn tới huyền thoại, nhưng sự phân tích tâm lý (nhất là dưới hình thức của Jung) với cách giải thích ẩn dụ và phổ qt hóa trị chơi tiềm thức của sự tưởng tượng đã lại tạo đà cho bước nhảy vọt từ tâm lý ốm yếu của cá nhân cô đơn trầm uất bị bỏ rơi trong thế kỷ XX sang tâm lý tiền phân tích của xã hội cổ sơ nhưng hết sức có tính xã hội (dù trong khn khổ một cơ chế xã hội không phát triển) [25,406]. Trong dịng chảy khơng ngừng và hết sức tự do của ý thức,

những bản năng, những mẫu gốc, những kinh nghiệm của vơ thức tập thể ngồi kinh nghiệm cá nhân cũng được khơi gợi và hé mở.

Tiểu thuyết của Grass được trần thuật từ ngơi thứ nhất “Tơi” – đó là mơi trường thích hợp cho nội tâm của nhân vật lên tiếng. Trong tác phẩm có rất ít đối thoại, chủ yếu là những lời kể và suy nghĩ của nhân vật trước những sự kiện xảy ra trong cuộc đời anh ta. Có nhiều đoạn nhân vật tự phân thân để đối thoại với chính mình (những đoạn Oskar nói chuyện với quỷ Satan trong con người mình mang dáng dấp của độc thoại tự vấn lương tâm trong tiểu thuyết của Dostoevsky). Trong mạch độc thoại ấy, nhiều đoạn ta bắt gặp dấu hiệu của dịng ý thức. Đó là khi quá khứ, hiện tại và tương lai xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy – hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện. Đó là những giấc mơ ban ngày, giấc mơ mở mắt gần với vơ thức, rõ ràng ở đó

chỉ cịn lại một dịng thác lũ của mộng mị, suy tưởng giải thốt khỏi thời gian [9,100].

Dòng ý thức xuất hiện khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khơi phục lại với các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau,

Kỹ thuật dòng ý thức ép ba chiều của thời gian vào một thời điểm duy nhất: thực tại. Genette đã gọi dòng ý thức là “sự ghi chép một cách trực tiếp những điều đang diễn ra trong đầu óc của nhân vật khi tiếp xúc với dịng chảy của thời gian”. Tính chất đồng hiện, tức thì này đã khiến cho cái hiện tại chiếm ưu thế trong những tiểu thuyết sử dụng nghệ thuật dòng ý thức hoặc kết cấu chủ yếu dựa trên dòng ý thức. Quá khứ và tương lai chẳng qua cũng chỉ là một thứ cảm giác của hiện tại. Trong sự vận động của dịng ý thức, những hình ảnh và sự kiện có xuất hiện, cuối cùng cũng chỉ quy tụ vào một điểm: những cảm giác của hiện tại. Và một khi thời gian chỉ xuất hiện chủ yếu với một chiều là hiện tại, thì bản thân hiện tại cũng mất hết ý nghĩa của nó vì hiện tại chỉ là nó trong mối liên hệ với quá khứ và tương lai. Một dạng thức khác của phi thời gian xuất hiện. Tính chất phi thời gian là một

tiềm năng tất yếu của dòng ý thức [9,100]. Do hiện tượng phi thời gian, hình tượng nhân vật mang một kích thước khác, trở thành một biểu tượng [9,99]. Tính chất phi thời gian mà

kỹ thuật dịng ý thức đem lại, một cách vơ tình hay hữu ý, đã tạo cho tác phẩm một khơng khí huyền thoại. Bởi theo Etiemble: “ những huyền thoại, các biến cố trong các truyện kể hoặc truyền thuyết đều được xác định trong một hiện tại vĩnh cửu” [7,105]. Cũng giống như các nhân vật trong huyền thoại cổ xưa, nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại sống trong dịng ý thức của bản thân mà khơng có ý thức về sự vận động trôi chảy của thời gian.

Khi nhân vật của Proust ăn một chiếc bánh gato nhúng trà, cả một khoảng quá khứ với bao kỷ niệm xa xưa hiện ra. Những ký ức chợt ùa về, xô đẩy nhau, dẫn dắt nhau như từng đợt sóng cuốn đi tâm trí nhân vật. Đó là phát hiện kỳ diệu của Proust để rồi sau đó nó trở thành tài sản kế thừa vơ giá của văn học hiện đại thế giới. Trong khi Proust rất có ý thức tỉnh táo thăm dị miền tâm trí (“Tư tưởng tôi đi ngược trở về vào lúc tơi uống thìa trà đầu tiên. (…) Tơi địi hỏi tâm trí tơi một nỗ lực hơn nữa, u cầu nó khôi phục lại cho tôi một lần nữa cái cảm giác đang muốn tiêu tan” - Về phía nhà ơng Swann) thì Joyce, với gần một trăm trang viết liền mạch không chấm phẩy, khơng xuống dịng, lại thả mình cho một dịng chảy hỗn loạn và phi lôgic của ngôn từ cuốn đi, như thể ông bị ngã xuống một dòng sơng mê. Kỹ thuật dịng ý thức của Proust thiên về gợi nhớ ký ức (từ

một sự việc ở thời hiện tại, nhà văn nhớ lại một kỷ niệm ở thời quá khứ, và cứ thế, kỷ niệm nọ gợi lại kỷ niệm kia, làm cho cuốn tiểu thuyết cứ trôi đi trong không gian và thời gian vơ định, lơi cuốn người đọc vào dịng chảy của đời sống tâm lý và tâm linh), còn tn chảy ý nghĩ (các sự kiện, hình ảnh được sắp xếp

một cách ngẫu nhiên, với một thái độ “không quan tâm đến lập luận logic” như trong một cơn mê sảng) là yếu tố chủ đạo trong kỹ thuật dòng ý thức của Joyce.

Với một cuốn tiểu thuyết gót nghét nghìn trang như Cái trống thiếc, Grass không chọn cách mạo hiểm chơi đùa với dịng thác ngơn từ như Joyce mà sử dụng kỹ thuật dòng ý thức mang nhiều âm hưởng của Proust để tạo ra tác phẩm văn học mang tính chất “truy lùng” những giá trị sâu xa tưởng chừng như đã mất. Nếu miếng bánh gato nhúng trà mở đường cho cả một khoảng ký ức xa xăm hiện về thì cái dây lưng da đen trong tủ quần áo của xơ Dorothea cũng có vai trị của một cái cơng thức “ngày xửa ngày xưa…” như thế. Chúng ta hãy xem dòng chảy ý thức diễn ra như thế nào trong tâm trí nhân vật Oskar khi cậu ta chạm vào cái dây lưng:

“Tôi thấy một cái dây lưng đen, nhưng trong bóng tối chập choạng như thế này, người ta có thể dễ dàng nhầm tưởng một cái gì khác là một cái dây lưng. Nó cũng có thể là một cái gì hồn tồn khác, một cái gì cũng nhẵn mượt và dài, một cái gì tơi đã thấy trên đập chắn sóng ở Neufahrwasser hồi lên ba khi cịn là một thằng bé đánh trống bất trị; mẹ tội nghiệp của tôi mặc chiếc măng-tô mùa xuân màu xanh nhạt với lớp vải phủ ngồi màu quả mâm xơi, Matzerath mặc ba- đờ-xuy nâu, Jan Bronsky áo cổ nhung, Oskar đội mũ lính thủy với dải băng thêu dòng chữ vàng S.M.S.Seidlitz; ba-đờ-xuy và áo cổ nhung nhảy từng bước thoăn

thoắt trước hai mẹ con, mẹ đi giày cao gót khơng nhảy được từ hịn đá này sang hòn đá kia đến chỗ lão cửu vạn ngồi dưới chân nhà đèn tín hiệu với sợi dây phơi quần áo và cái bao khoai tây đầy muối và những gì ngọ nguậy. Nhìn thấy cái bao và sợi dây phơi, chúng tôi hỏi lão già ngồi dưới chân nhà đèn tại sao lão lại câu bằng một sợi dây phơi quần áo, nhưng cái lão già người vùng Neufahrwasser hay Brosen này chỉ cười và nhổ bã thuốc nâu lầy nhầy xuống nước, miếng bã thuốc cứ nhấp nho tại chỗ bên đập chắn song cho đến khi một con hải âu đớp lấy mang đi; bởi vì một con hải âu sẵn sang đớp lấy bất cứ cái gì dưới ánh mặt trời, khơng như chị bồ câu kén cá chọn canh, càng không như một nữ y tá – chả lẽ người ta có thể ấn bất cứ cái gì trắng dưới một cái mũ rồi ném vào một cái tủ áo, như thế chả hóa ra đơn giản lắm sao? Và với những gì đen cũng vậy, bởi vì hồi ấy tôi không sợ mụ phù thủy đen độc ác, tôi ngồi không chút sợ hãi trong tủ áo, rồi lại

không phải trong tủ áo, mà là trên đập chắn sóng ở Neufahrwasser cũng khơng chút sợ hãi, một đằng tôi cầm chiếc dây lưng da đen, đằng kia lại là một cái gì khác cũng đen và trơn nhưng không phải một chiếc dây lưng (…) một lần nữa, cái dây lưng lại trở thành một vật có thể gợi đến những con lươn một lão cửu vạn bắt được trên đập chắn sóng ở Neufahrwasse nhiều năm trước đây” [25,808-814]. Đoạn suy tưởng này của Oskar trải dài trong bảy trang giấy, bắt đầu từ chiếc dây lưng màu đen gợi nhớ đến một hình ảnh quen thuộc trong quá khứ, “một cái gì cũng nhẵn mượt và dài, một cái gì tơi đã thấy trên đập chắn sóng ở Neufahrwasser hồi lên ba”. Kể từ đây, một loạt các ký ức trên đập chắn sóng ở Neufahrwasser hồi nhân vật chính còn là một đứa trẻ ập về. Các hình ảnh vụt hiện về như những lát cắt nối tiếp nhau, kỷ niệm này gợi nhớ kỷ niệm kia. Mạch liên tưởng cứ thế kéo dài miên man với những liên tưởng nhiều khi hết sức tư do và phi logic (chim hải âu – nữ y tá – mụ phù thủy đen). Khơng gian cũng vì thế mà bị xáo trộn, “tôi ngồi không chút sợ hãi trong tủ áo, rồi lại không phải trong tủ áo, mà là trên đập chắn sóng ở Neufahrwasser”. Nhân vật chấp chới giữa hai bờ mơ – thực, hiện tại – quá khứ khi “một đằng tôi cầm chiếc dây lưng da đen, đằng kia lại là một cái gì khác cũng đen và trơn nhưng khơng phải một chiếc dây lưng”. Tính chất đồng hiện và hư ảo của thời gian và không gian như là hệ quả tất yếu của dòng ý thức rõ ràng có tác dụng tăng thêm tính huyền ảo cho tác phẩm khi để độc giả lạc lối trong mê lộ nội tâm của nhân vật.

Kỹ thuật dòng ý thức còn được Grass triển khai nhiều lần trong tác phẩm của mình. Đoạn kết cuốn tiểu thuyết là một dòng thác lũ những hồi tưởng của Oskar khi các ký ức được đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên ồ ạt ùa về như muốn nhấn chìm nhân vật trong dòng suy tưởng bất định. Những con người, những cái chết đi qua cuộc đời Oskar như những thước phim tua nhanh, và như những hồi tưởng ám ảnh khi con người ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết, khi con người bị dứt khỏi hiện tại. Kỹ thuật dòng ý thức khiến cho tác phẩm kết thúc như trong một cơn mê sảng không thể tỉnh lại của nhân vật chính. Các cảnh tượng bị xáo trộn và sắp xếp lại một cách ngẫu nhiên trong tâm trí nhân vật, hủy diệt mối liên hệ về thời gian, không gian. Sự tương đồng, gần gũi giữa các hiện tượng thuộc những thời điểm khác nhau thường được xem như mắt xích để nhà văn chuyển từ quá khứ sang hiện tại, hiện thực sang mộng ảo hoặc ngược lại. Nhân vật và người đọc sống trong

một thế giới đã mất hết ý niệm về không gian và thời gian tựa như một thế giới vô thủy vô chung trong huyền thoại. Chủ nghĩa huyền thoại kèm theo nó lối thốt ra ngồi khn khổ

không gian – thời gian và lịch sử xã hội [25,404].

Kỹ thuật dòng ý thức được sử dụng một cách thành thạo và ám ảnh còn nằm trong nỗ lực muốn “truy lùng” và khôi phục lại những giá trị đã mất. Thế kỷ mà những nhân vật của Grass đang sống được coi là một thế kỷ mà căn bệnh phổ biến nhất của con người là mất trí nhớ. Con người sống trong guồng quay và những biến động quá khốc liệt của lịch sử đã lãng quên những gì là hồn nhiên nhất của tâm hồn. Oskar của Grass là người duy nhất hay hồi tưởng, là người duy nhất có thể khóc tự nhiên và là người duy nhất có thể dùng tiếng trống của mình để chữa bệnh mất trí nhớ cho nhân loại. Bản thân các tiểu thuyết huyền thoại vốn đã ẩn chứa trong nó sự tưởng nhớ và khát vọng khơi phục lại các giá trị đã mất theo thời gian. Dòng ý thức, vì thế, trở thành một trong những kỹ thuật ưa thích và quan trọng bậc nhất của loại tiểu thuyết này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Luận văn ThS. Văn học 62 22 32 01 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)