CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI
2.2.5 Amina (thiên tính nữ)
Amina là một trong năm loại nguyên mẫu cổ và quan trọng nhất còn lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. Theo ý tưởng của Jung về Amina thì trong người đàn ơng ln ln tồn tại bóng dáng của người mẹ từ ấu thơ nên trong suốt cuộc đời anh ta ln đi tìm hình bóng nữ giới qua các quan hệ tình cảm khác phái (để tập hợp những nét nữ tính mà người đàn ơng cần tìm). Anima thể hiện qua sự thể hiện phần nữ tính trong vơ thức của đàn ơng. Dù người đó nam tính đến đâu cũng có những phần, dù có che dấu, ẩn kín, đầy nữ tính. Nhân vật Oskar Matzerath của Grass trong suốt cuộc đời luôn bị ám ảnh bởi những người phụ nữ mà anh ta đã gặp hoặc thậm chí chưa gặp, đồng thời ln khao khát kiếm tìm trong mơ hồ những người phụ nữ ấy, dù khơng biết để làm gì và vì lý do gì. Nỗi ám ảnh, khát khao mơ hồ ấy rõ ràng không liên quan gì đến nội dung câu chuyện mà thể hiện một mặc cảm, một vô thức thường trực không lý giải nổi trong con người Oskar.
Oskar đặc biệt nhạy cảm với mùi hương của phụ nữ. Dưới bốn lớp váy của bà ngoại Anna, Oskar cảm nhận được cái mùi bơ mềm khăm khẳm; Maria để lại trong tâm trí Oscar ngào ngạt mùi vani hồn nhiên; còn Lina Greff mang tới cho Oskar mùi hương mới cay nồng; thơm mùi quế và hạt hồi, nàng mộng du
Roswitha để lại cho Oskar nhiều tiếc nuối khi vĩnh viễn ra đi. Cảm nhận phụ nữ qua mùi hương chứng tỏ trực cảm và Amina trong con người nhân vật Oskar rất mạnh. Vì vậy, Oskar có những ám ảnh mơ hồ, khơng thể lý giải về các nữ y tá, về Luci hay sơ Dorothea.
Oskar có cảm tình đặc biệt với các nữ y tá, một phần vì họ gợi lại hình ảnh của mẹ cậu thời trẻ: “Những cuộc khám bệnh của ông ta kéo dài đến phát cáu song tơi đành chịu đựng vì ngay ở cái tuổi thơ ấu ấy, tơi đã rất thích cái áo dài trắng của xơ Inge phụ việc cho bác sĩ Hollatz, nó nhắc tơi nhớ đến những tấm ảnh thời chiến của mẹ tôi hồi làm nữ y tá” [15,115]. Các nữ ý tá là thứ duy nhất có thể khiến Oskar tạm thời quên đi cái trống của mình: “Lịng tơi nặng trĩu khi phải chia tay các nữ y tá. Khi một trong số họ - tên nàng là Berni hay Erni gì đó – phải, khi xơ Erni hay Berni đưa cho tôi hai cái trống, cái rách tươm đã khiến tôi phạm tội và cái nguyên lành mà tôi đã chiếm được
trong trận đánh ở Sở Bưu chính Ba Lan, tơi mới sực nhớ ra rằng đã nhiều tuần, tôi khơng hề nghĩ đến những cái trống của mình, rằng trên đời này cũng có cái gì khác ngồi trống, cụ thể là: nữ y tá” [15,413]. Hình ảnh về các nữ y tá sau này vẫn cứ trở đi trở lại trong Oskar như một điều gì đó vừa thân thuộc, vừa xa lạ, vừa nắm bắt được, vừa mơ hồ trong tiềm thức. Nỗi ám ảnh và những ảo tưởng của Oskar về nữ y tá – xơ Dorethea cũng vậy.
Khi được Con Nhím – biệt danh của lão chủ nhà trọ - giới thiệu phòng bên cạnh là của một nữ y tá, Oskar đã có một cảm giác đặc biệt: “Tơi khơng muốn nói với quý vị rằng Oskar nghe thấy mấy tiếng “nữ y tá” là đã run lên rồi” [15,783]. Niềm khao khát khó hiểu về nữ y tá đã khiến Oskar quyết định đột nhập vào phòng của xơ Dorothea. Oskar tỏ ra say mê khám phá thế giới của nàng, suy đoán nàng gội đầu bằng gì, đùa nghịch với những sợi tóc bám trên chiếc lược, chui vào tủ quần áo để tưởng tượng ra dáng vẻ của nàng, đọc trộm bức thư bác sĩ trưởng gửi cho nàng... Cho đến một ngày, Oskar có cơ hội gặp xơ Dorothea khi nàng trở về nhưng cuộc truy hoan không thành công trên tấm thảm xơ dừa không chỉ khiến cho Oskar vẫn chưa thể nhìn thấy mặt nữ y tá mà còn khiến nàng mãi mãi từ bỏ căn phịng trọ của Con Nhím. “Nàng rất đẹp nhưng tơi khơng bao giờ nhìn thấy nàng” [15,898], niềm khao khát, tình yêu, sự tiếc nuối và bất lực càng khiến cho nữ y tá trở thành nỗi ám ảnh nhức nhối trong suốt cuộc đời sau này của Oskar, đến nỗi, vì một ngón tay phụ nữ đeo nhẫn mà Oskar khăng khăng là của xơ Dorothea đã khiến y bị đem ra xét xử khi đang ở đỉnh cao danh vọng. Oskar tình cờ tìm được một ngón tay đeo nhẫn và đã đem nó ngâm trong chiếc bình đặt trong phịng của xơ Dorothea và ngày ngày cầu nguyện trước nó. Oskar cịn làm một bản xao bằng thạch cao của ngón tay đó. Việc Oskar tơn thờ một ngón tay phụ nữ là một điều kỳ lạ và khó lý giải, ở góc độ phân tâm học, nó cho thấy cảm giác khao khát kiếm tìm và nỗi ám ảnh thường trực của Amina trong tâm hồn một người đàn ông.
Nhân vật thứ hai để lại những ám ảnh khó hiểu trong suốt cuộc đời của Oskar là Lucy. Lucy được miêu tả với khn mặt hình tam giác và “đôi mắt cáo”. Lucy, trong trí tưởng tượng của Oskar giống như cơ gái trong bức tranh cổ với con kỳ lân thủ phục dưới chân, chuyên đi cám dỗ các thành viên của bang
Quét Bụi (mà cầm đầu là Oskar) nhằm thống trị họ, bắt họ quy phục dưới chân mình. Chỉ là một cơ gái bình thường nhưng trong tâm trí của Oskar thì Lucy lại là một kẻ cám dỗ đáng sợ với “đôi mắt liên láo giữa hai cái khe thâm quầng, một cái hình tam giác đang nhai, một con búp bê, một mụ phù thủy độc ác ngấu nghiến xúc xích và càng ăn càng gầy đét, càng đói, càng chành ba góc, càng giống búp bê” [15,627]. Chính kẻ đồng trinh và kẻ cám dỗ này đã đồng lõa với quan tòa xúi giục những phụ tá của Oskar và chính Oskar nhảy từ chiếc cầu cao hơn mười mét xuống dưới trong một phiên tịa kỳ lạ có tính chất hoang tưởng xử băng Quét Bụi. Lucy trở thành một nỗi sợ hãi khó lý giải của Oskar: “Ai sẽ xóa cái hình tam giác ấy khỏi tâm trí tơi? Nó sẽ sống trong tơi bao lâu nữa, nhai xúc xích, nhai người và phô cái nụ cười mà chỉ những hình tam giác hoặc những nàng thuần phục kỳ lân trên tranh thảm mới có thể cười như thế” [15,627]. Lucy trở thành nỗi ám ảnh đeo bám dai dẳng Oskar trong suốt cuộc đời: “Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa bỏ được cái thói quen đảo mắt quanh phố xá hoặc những nơi cơng cộng để tìm một thiếu nữ gầy gị, khơng xinh mà cũng chẳng xấu, nhưng luôn luôn cắn đàn ông. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh của bệnh viện tâm thần này, tôi vẫn hoảng hốt mỗi khi Bruno báo cáo có khách lạ. Cơn ác mộng của tôi là bỗng nhiên Lucy Rennwand xuất hiện dưới dạng một mụ phù thủy độc ác và, lần cuối cùng, ra lệnh cho tôi nhảy” [15,636]. Ngay cả khi trên chuyến xe rời khỏi Danzig, trong cơn sốt khi cơ thể đang lớn dần lên, những ám ảnh về Lucy vẫn khơng bng tha Oskar: “Ngồi ra, ơng nói với tơi, cịn có ba mươi người khác trong toa hàng, trong đó có bốn nữ tu dòng Francisco ăn vận theo quy phạm và một cơ gái đầu chít khăn mà ơng Oskar Matzerath dám chắc đã nhận ra là Lucy Rennwand. Sau khi tôi hỏi đi hỏi lại nhiều lần, ông thừa nhận tên thật cô gái này là Regina Raeck, tuy nhiên, ông vẫn nhắc đến một bộ mặt cáo vơ danh chàng ba góc mà ơng tiếp tục gọi đích danh là Lucy” [15,692] – lời kể của y tá Bruno.
Oskar đã yêu, tôn thờ một nữ y tá chưa từng nhìn thấy mặt và sợ hãi một cơ gái bình thường vơ hại – hai cảm giác ngun thủy tồn tại trong tâm lý người đàn ơng. Hình tượng nhân vật nữ giới thường gắn với nguyên mẫu người mẹ, vì thế nó đem đến cho người đàn ơng sự tơn thờ và gắn bó. Amina tồn tại trong sâu thẳm tâm thức người đàn ơng, khiến anh ta ln khao khát đi tìm những nét nữ tính, hình bóng của người mẹ trong các quan hệ khác phái (Oskar có cảm tình
đặc biệt với các nữ y tá cũng bắt nguồn từ việc mẹ anh ta trước kia cũng là một nữ y tá, điều đó cũng phần nào giải thích cho thứ tình u khơng thể lý giải nổi giữa Oskar và nữ y tá chưa hề gặp mặt – xơ Dorothea). Mặt khác, nguyên mẫu người mẹ cũng gắn với nguy cơ bị o ép bởi môi trường chật hẹp và bị ngạt thở
do sự kéo dài quá mức chức năng ni dưỡng và dẫn dắt [28,586], do đó trong
tâm lý người đàn ông cũng luôn tiềm ẩn một nỗi sợ hãi và ước muốn thoát khỏi sự chi phối của người mẹ. Điều này giải thích nỗi sợ và sự đề phịng của người đàn ơng đối với nữ giới. Chính Oskar cũng đã thừa nhận rằng anh ta là người “đánh trống đưa mẹ mình xuống mồ”. Sự ám ảnh và nỗi sợ khó hiểu của Oskar với Lucy – một cơ gái bình thường vơ hại có thể bắt nguồn từ mặt đối lập này của nguyên mẫu Amina trong vô thức.
Sự hiện hữu của các mảnh vỡ tâm lý nguyên thủy nằm ngoài kinh nghiệm cá nhân khiến nhân vật Oskar như thường xuyên bị chi phối bởi một thế lực, một niềm khao khát và một nỗi sợ hãi nào đó. Grass đã diễn tả rất hay cái vô thức này, khiến cho nhân vật Oskar của ông càng thêm phức tạp và khó lý giải, như chính bản thân thời đại mà ơng đang sống.