Phân loại theo độ tuổi và trình độ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 57 - 59)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2011 2012 1 Cơ quan quản lý nhà nƣớc &

đơn vị sự nghiệp có thu Người 142 198 225

1.1 Dưới 50 tuổi - 120 167 191 Từ 51 đến 55 tuổi - 22 31 35 1.2 Sau đại học - 1 3 2 Đại học - 42 51 75 Cao đẳng, trung cấp - 30 48 54 Trình độ ngoại ngữ B trở lên % 50 80

2 Doanh nghiệp Người 4.574 6.727 7.641

2.1 Dưới 50 tuổi - 3.588 6.054 6.877 Trên 50 tuổi - 986 673 764 2.2 Sau đại học - 2 3 3 Đại học - 118 184 209 Cao đẳng, trung cấp - 191 396 340 Trình độ ngoại ngữ B trở lên % 30 35

3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo Người 1.052 1.809 2.054

4 Tỷ lệ % lao động qua đào tạo % 21,7 26,6 30

Nguồn: Sở VH,TT&DL Kiên Giang

2.2.6. Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Trong mấy năm qua Sở VH,TT&DL, các đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch và doanh nghiệp đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến - quảng bá du lịch ra thị trường trong và ngoài nước để nhằm khai thác nguồn khách du lịch đến với Kiên Giang. Các đơn vị đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức cho các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước trên một số thị trường trọng điểm như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và thị trường các nước trong khu

vực đặc biệt là thị trường Campuchia, Thái Lan nhằm liên kết, giới thiệu quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của bộ máy xúc tiến du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn nên kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch cịn hạn chế. Bên cạnh đó, kế hoạch và chương trình xúc tiến – quảng bá khơng được đầu tư xây dựng đúng mức nên chưa mang lại sự hấp dẫn, thu hút đối với du khách dẫn đến hiệu quả của công tác xúc tiến - quảng bá còn rất nhiều hạn chế. Mặt khác, trừ một số website, các DVD, tờ rơi của rất ít doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh, cịn lại điều sử dụng tiếng Việt, các website của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; website của du lịch Phú Quốc, Hà Tiên phần lớn đều chỉ có tiếng Việt, làm hạn chế đối với việc quảng bá đối với khách nước ngồi; cơng tác tổ chức xúc tiến du lịch khơng ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác truyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch.

2.2.7. Tình hình đầu tư du lịch

Tổng số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã được cấp phép và có chủ trương đầu tư đến năm 2012 là 219 dự án, với tổng số vốn là 1.644,910 tỷ đồng trên diện tích là 8.757 ha. Dự án đầu tư tại Hà Tiên có 10 dự án, Rạch Giá có 8 dự án, U Minh Thượng có 01 dự án và Phú Quốc có 164 dự án.

Dự án đầu tư cho cơ sở vật chất du lịch chủ yếu là hệ thống cơ sở lưu trú tập trung vào Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên. Dự án đầu tư cho các sản phẩm du lịch như nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và vận chuyển du lịch tuy đã có sự quan tâm chú trọng nhưng vốn đầu tư khơng nhiều. Nhìn chung các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn chậm cả trong khâu lập dự án và thi công, nhiều dự án phải phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng cũng như phục vụ cho dân sinh và du lịch.

Đầu tư du lịch tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã tăng đáng kể là do chủ trương của nhà nước về xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)