Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Hiện trạng phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012

2.2.2. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

2.2.2.1. Mạng lưới giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có có vai trị quan trọng để kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng, trong đó có du lịch của tỉnh và khu vực ĐBSCL.

- Hệ thống giao thông đường bộ:

Tỉnh có 05 tuyến quốc lộ nối với các tỉnh và các vùng là quốc lộ 61, quốc lộ 63, quốc lộ 80, đường N1 và đường N2, với tổng chiều dài khoảng 316 km của hệ thống quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh. Trong đó có 02 tuyến N1, N2 nối với các nước nên có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế, 03 tuyến nối giao thơng liên vùng góp phần vào thu hút khách du lịch nội địa. Phú Quốc có tuyến tỉnh lộ 47 nối Bắc và Nam đảo, tuyến này đang được khẩn trương đầu tư nâng cấp. Bên cạnh đó, cịn có

các tuyến như Dương Đông - An Thới, tuyến Dương Đông - Cửa Cạn, tuyến Dương Đông – Hàm Ninh đã và đang được đầu tư xây dựng.

Hệ thống đường tỉnh lộ gồm 19 tuyến, với tổng chiều dài khoảng 300 km; hệ thống đường đơ thị có khoảng 92 km; hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển với 950 km. Đường đô thị, đường nông thơn từng bước được đầu tư đáng kể, tồn tỉnh có đường ơ tơ đến tận trung tâm xã, trong đó có 65% xã có đường trải nhựa, bê tơng hóa. Giao thơng đường bộ trên các đảo lớn như Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh, một số đường đã được bê tơng hóa đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân và khách du lịch.

Hệ thống giao thông đến các điểm, tuyến du lịch và trên các đảo còn hạn chế. Hệ thống giao thơng cấp xã cịn chưa tốt, gặp khó khăn đi lại trong mùa mưa bão. Cơ sở hạ tầng rất nhiều khu vực chưa hoàn thiện và đồng bộ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác phát triển du lịch.

- Hệ thống giao thông thủy.

Tỉnh Kiên Giang có trên 200km bờ biển đường biển là tỉnh có hệ thống sông rạch đa dạng, phong phú rất tiện cho việc giao thương, phát du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn. Những tuyến đường thủy quan trọng góp phần quan trọng đối với phát triển du lịch như: Tuyến Kiên Lương - Tp Hồ Chí Minh là tuyến đường thủy kết nối với một số tỉnh ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh, trong thời gian qua đã được du thuyền Long Giang tại thành phố Hồ Chí Minh khai thác; tuyến Rạch Giá, Hà Tiên - Phú Quốc và Rạch Giá - Kiên Hải. Mặc khác, cịn có các tuyến quốc tế như Phú Quốc – Sihanouk Ville (Campuchia), Hà Tiên – Kép (Campuchia).

Hệ thống bến cảng. Tỉnh có 06 cảng chính có thể phục vụ cho phát triển du lịch là cảng Rạch Giá, cảng Dương Đông, cảng An Thới, cảng Bãi Vịng, cảng Hịn Chơng, cảng Nam Du; các đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, Hịn Thơm đều có cầu tàu. Các cảng này đều có thể đón các tàu du lịch loại nhỏ.

8 - 16 chuyến bay/ ngày chuyên chở khách ước đạt 140.000 - 150.000 hành khách/năm. Sân bay quốc tế Dương Tơ - Phú Quốc đã khánh thành thiết kế 3 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020 và 7 triệu lượt hành khách đến năm 2030.

- Phương tiện vận chuyển công cộng. Hiện có khoảng trên 8.970 phương tiện các loại với năng lực vận chuyển 60.560 ghế, đã có 73 tuyến xe buýt nội tỉnh, liên tỉnh. Vận chuyển hành khách đường thủy có 21 tàu cao tốc đi các đảo; một số tàu đi các đảo Hòn Tre, Hòn Sơn, Nam Du, Phú Quốc, Tiên Hải.

2.2.2.2. Cấp điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

- Cấp điện: Nguồn cung cấp điện năng đã được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia đến thành phố, các huyện, thị trong đất liền. Ngoài ra, một số nhà máy phát điện phụ tải như: Cơng ty mía đường Bến Nhất, Cơng ty xi măng Sao Mai, Công ty xi măng Hà Tiên 2. Tại các đảo nhu cầu điện được đáp ứng chủ yếu bằng các máy phát điện chạy bằng dầu diesel hoặc xăng. Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lương để bổ sung nguồn điện cung cấp trong nước và có thể xuất khẩu qua các nước bạn. Tồn tỉnh có 140/142 xã phường, thị trấn sử dụng từ điện lưới quốc gia và từ trạm phát điện do nhà nước đầu tư, trong đó đất liền có 100% số xã; các đảo có 15/17 xã. Các điểm du lịch đều có điện phục vụ khách du lịch ổn định.

- Cấp, thoát nước.

Cấp nước: Tồn tỉnh có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với cơng suất thiết kế 60.700m3/ngày/đêm. Trong đó, nhà máy nước ở thành phố Rạch Giá công suất 34.000m3/ngày/đêm, chiếm 56% tồn tỉnh; cịn lại 44% ở Rạch Sỏi, Tân Hiệp, Minh Lương, Tắc Cậu, Giồng Riềng, An Biên, An Minh, Hịn Chơng, Hịn Heo - Kiên Lương, Gò Quao, Hà Tiên, Phú Quốc. Nước sạch đáp ứng được 87,3% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nước sinh hoạt nơng thơn thì tồn tỉnh có 65 trạm cấp nước cấp xã với tổng cơng suất 8.950m3/ngày, có 28.000 giếng khoan và giếng đào, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đạt 77,93%, một số điểm du lịch đã có hệ thống nước sạch. Bên cạnh đó, nhiều khu vực trên địa bàn chưa có nước

Thốt nước và vệ sinh môi trường: Tại các khu vực thành phố, thị xã đã có hệ thống thu gom nước thải nhưng còn sử dụng chung với cống thoát nước mưa, nước sinh hoạt, nước thải sản xuất xả trực tiếp ra sông rạch. Ở nông thơn vẫn cịn tới 30% cầu tiêu ao cá, cầu tiêu trên sơng rạch. Chỉ có khoảng 50% số hộ nơng thơn sử dụng xí tự hoại hoặc 2 ngăn hợp vệ sinh. Vùng nơng thơn chưa có hệ thống thoát nước nên nước thải thấm hoặc chảy tự nhiên theo các mương, rạch ra môi trường tự nhiên. Một cơ sở kinh doanh tại các khu công nghiệp, cơ sở chế biến hải sản và thậm chí một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa có hệ thống xử, nước thải kinh doanh xã ra bãi biển hay sông rạch gây ô nhiễm đối với môi trường.

2.2.2.3. Thơng tin liên lạc

Ngành bưu chính viễn thơng đã được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng cơ bản yêu cầu thông tin liên lạc cho cộng đồng và du lịch. Đến năm 2012, tồn tỉnh đã có mạng lưới bưu cục phát triển rộng khắp với 33 bưu cục. Mạng thơng tin liên lạc phủ sóng đến các xã, đảo, vùng sâu, vùng xa đến năm 2012 đạt hơn 1 triệu máy điện thoại thuê bao, mật độ điện thoại ước đạt 85 máy/100 dân. Số thuê bao internet ước đạt 29.360 thuê bao. Tăng trưởng dịch vụ internet bình quân các năm qua là 55%, gần gấp 3 lần tăng trưởng dịch vụ, gấp 5 lần tăng trưởng kinh tế, điều đó đã nói lên sự phát triển, sức vươn lên mạnh mẽ của dịch vụ thông tin liên lạc. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng internet năm 2012 vẫn chiếm tỷ lệ thấp với mới đạt khoảng 1,5% dân số toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)